Thật lòng mà nói, ngoài việc duy trì nòi giống, xây dựng kinh tế, là những chiến binh, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc… Thì giúp chồng thành công, lẽ nào đó không phải là một chức năng, một vai trò rất nổi bật đã mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam?
Mục lục
1. “Giúp” chồng thành công…
Không khó để tìm gặp những tiêu chí từ vượng phu, ích tử đến bình dân và dễ hiểu hơn. Như Những người thắt đáy lưng ong/Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con… Không khó để tìm gặp trong kho tàng văn học dân gian những câu chuyện theo chủ đề. Như Gái ngoan dạy chồng. Hay những đúc kết: Giàu nhờ bạn sang nhờ vợ, Gái ngoan làm sang cho chồng…
Từ hình tượng vợ thằng Đậu xa xưa cho đến người “thay mặt cha mẹ” rất đương thời. Không thể chối cãi rằng, có một công việc. Đúng hơn là một sứ mệnh luôn hiển hiện rờ rỡ trong tâm thức, trong đời sống tinh thần, trong kho tàng văn học nghệ thuật dân gian của người Việt Nam nhiều thế hệ, đó là người phụ nữ thì phải biết giúp chồng thành công.
Một người bạn nước ngoài đã nói rằng anh ta rất thú vị và khâm phục thứ “quyền lực mềm” của những bà vợ Việt: Phụ nữ Việt Nam khi đi lấy chồng không bị đổi họ nhưng tên tuổi họ thường ẩn đằng sau những tên chồng, tên con, tên cháu. Cho dù vậy, họ là những con người quyền lực thật sự trong gia đình. Họ nắm tài chính (kể cả nhận lương và giữ luôn thẻ ATM của chồng!).
Không những thế, nhiều người còn đảm trách luôn gia sản và mọi công việc của cả dòng họ bên chồng. Người Việt có những từ để chỉ người vợ vô cùng sâu sắc và ý nghĩa: nhà tôi, mình, bạn đời. Riêng trong phạm vi này thì chỉ số dân chủ về giới của Việt Nam thuộc top… cao nhất thế giới!
2. Thế nhưng…
Tuy nhiên, có một thực tế: Ngày càng có rất nhiều phụ nữ vì lo làm việc để tăng thu nhập. Họ phải làm việc nhiều hơn, cạnh tranh bình đẳng với các đồng nghiệp kể cả nam giới. Do đó họ sẽ không thể dành nhiều thời gian lo cho chồng, con… Điều này sẽ khiến cho ông chồng cảm thấy khó chịu.
Cũng có một thực tế khác, nhiều phụ nữ vì nghiễm nhiên cho mình là chủ nên thay vì tự khẳng định sức mạnh của bản thân. Họ chăm chăm quản lý, lục túi, giám sát và biến mình thành cai ngục của chồng. Khi chưa đủ nội lực để đối tác trao quyền một cách tự nguyện. Họ lại biến mình thành gánh nặng, thành thế giới động vật kỳ quái và đánh mất sự tôn trọng của đối tác.
Những phụ nữ biết giúp chồng thành công chắc chắn phải là những phụ nữ sáng tạo, độc lập, tự tin, tự trọng, trung hậu và đảm đang. Họ ở thế chủ động, họ có nhiều khả năng để được biết ơn và tôn trọng. Cho dù môi trường của họ có thể là một bà nội trợ. Hay tham gia các công việc của xã hội thì họ cũng đều là những người có sự nghiệp mà không hề từ chối thiên chức.
Và cho dù có chọn cho mình một mô hình gia đình nào đi nữa thì trong sâu thẳm. Tất cả những người phụ nữ đều mong muốn có một người đàn ông đúng nghĩa để ở bên mình. Vì cuộc sống không thể hoàn thiện nếu thiếu đi một mảnh ghép.
3. Hãy tạo động lực cho chồng!
“Phía sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của một phụ nữ”. Giúp người nào đó thành công đôi khi đơn giản chỉ là mang lại cho họ nguồn cảm hứng. Nhưng sẽ là cụ thể và gian nan hơn rất nhiều khi người đó là chồng mình.
3.1. Đầu tiên…
Để tạo động lực cho chồng, đầu tiên, người phụ nữ phải biết cách tăng cường sự tự tin cho bạn đời của mình. Việc củng cố tích cực được thể hiện là một công cụ mạnh mẽ của động lực thúc đẩy. Thế nên nhiệm vụ của mẹ cần là người cổ vũ. Ủng hộ vai trò dẫn đầu của ông xã mỗi khi chồng thấy mệt mỏi.
Điều tồi tệ nhất là la hét hay chì chiết. Vì các hành vi ấy chỉ làm nảy sinh thêm những suy nghĩ tiêu cực luẩn quẩn trong đầu người chồng. Thay vào đó, hãy tìm một việc gì đó có liên quan tới mục đích của chồng để cổ vũ, ủng hộ. Ví dụ, nếu mẹ muốn khuyến khích chồng trở nên có trình tự hơn trong mọi việc. Hãy khen ngợi anh ấy về việc sắp xếp ngăn nắp ngăn kéo để tất sẽ hữu hiệu hơn việc chỉ ra ngăn tủ để quần áo giống như một mớ lộn xộn.
3.2. Thứ hai…
Tiếp theo mẹ cần phải để ông xã nghĩ đấy là ý tưởng của anh ấy. Đàn ông không thích bị ra lệnh hay bắt buộc phải làm gì. Thế nên, một danh sách những việc cần làm mà mẹ đưa ra sẽ chỉ khiến người bạn đời trở nên chống đối. Và chẳng làm gì cả hoặc ít nhất là tỏ ra rất tức giận. Tuy nhiên, với liệu pháp vận dụng một ít tâm lý đảo nghịch, mẹ vẫn có thể có được kết quả như mong muốn mà bản ngã của chàng không bị xâm phạm.
Thay vì yêu cầu chồng bít lại lỗ hổng trên tường. Mẹ nên hỏi đối phương nghĩ là cần làm gì đó với lỗ hổng chướng mắt kia. Không chỉ cho chồng cơ hội giải thích điều gì đó (việc đàn ông rất thích). Mà hành vi ứng xử đó còn có thể giúp người chồng biến thành một hiệp sĩ xuất sắc bằng cách tình nguyện sửa cho người phụ nữ của mình.
3.3. Cuối cùng…
Và cuối cùng, để khơi gợi động lực hành động của đối tác. Không có gì truyền cảm hứng tốt hơn việc cho người bạn đời thấy mẹ làm gì. Ví dụ, nếu mẹ muốn ông xã giảm cân. Hãy đề nghị được cùng chàng chạy bộ vào mỗi sáng hoặc ăn kiêng theo chế độ của chồng. Việc đó không chỉ giúp đối phương đạt được cái đích đề ra. Bằng cách cho chồng cảm nhận sự thân thiết. Mà còn tích cực hoạt động vì mục đích tình cảm. Đồng thời, cả hai sẽ cảm thấy tình cảm vợ chồng gần gũi và thắm thiết hơn.