Cách làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu siêu độc đáo cho cả mẹ và bé, ngại gì mà không khám phá ngay nào mẹ ơi? Dưới đây là gợi ý 5 cách làm đồ chơi cho bé yêu từ vật liệu tái chế, giúp mẹ và bé có thêm nhiều trải nghiệm thật bổ ích và thú vị.
Mục lục
1. Lợi ích khi làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu cho bé yêu
Quá trình làm đồ chơi bằng phế liệu sẽ kích thích khả năng sáng tạo và sự khéo léo của bé. Điều đó được thể hiện khi bé trang trí sản phẩm hay khi bé thỏa sức sáng tạo trong công đoạn làm đồ chơi của mình.
Thông qua những vật liệu tái chế có sẵn ở nhà và sự hướng dẫn của mẹ, bé sẽ hình thành nhận thức về môi trường xung quanh, từ đó ý thức được rằng những hành động nhỏ như tái sử dụng phế liệu làm đồ chơi mà bé đang thực hiện sẽ góp phần giúp môi trường được xanh sạch hơn.
Làm đồ chơi từ phế liệu hình thành ý thức bảo vệ môi trường của bé
2. Cách làm chậu hoa siêu xinh từ phế liệu nhựa
Chậu hoa là ý tưởng làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu nhựa vừa hữu ích, vừa đơn giản mà mẹ và bé có thể cùng làm.
Mẹ cần chuẩn bị:
- Chai nhựa.
- Màu acrylic.
- Kéo.
- Bút dạ.
Các loại màu thông thường sẽ dễ dàng bị trôi đi khi dính nước nhưng riêng màu acrylic có thể vẽ và giữ màu trên mọi chất liệu. Mẹ có thể tham khảo các gợi ý dưới đây để mua màu vẽ chất lượng và đảm bảo an toàn cho bé nhé!
Màu vẽ acrylic dạng tuýp
Cùng bắt tay vào làm nhé!
- Bước 1: Dùng bút dạ vẽ và xác định hình dáng chậu hoa mong muốn với chiều cao khoảng 15-20cm.
- Bước 2: Cắt theo đường đã vẽ trước đó, sau đó dùng khăn ướt xóa phần mực thừa.
- Bước 3: Dùng màu acrylic vẽ lên bề mặt chậu hoa đã cắt và hong khô.
- Bước 4: Trang trí bằng các hình vẽ theo sở thích của mẹ và bé.
Để có thể nắm rõ hơn chi tiết các bước làm chậu cây từ chai nhựa, mẹ hãy tham khảo tại video nhé! (Nguồn: Good Housekeeping)
Xem thêm: làm đồ chơi từ chai nhựa
3. Cách làm chú cá mập mini từ phế liệu giấy
Ý tưởng làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu cực kỳ thú vị và dễ thương mà mẹ và bé không nên bỏ qua chính là chú cá mập mini từ phế liệu giấy, trước khi bắt tay vào làm
Mẹ cần chuẩn bị :
- Giấy màu.
- Kéo.
Giấy màu là loại văn phòng phẩm không còn già xa lạ đối với mẹ và bé, dưới đây là một vài gợi ý cho mẹ mua vật dùng cần thiết để có thể làm món đồ chơi này.
Xấp giấy gấp Origami
- Lazada – 8,500 VND
- Tiki – 19,000 VND
- Shopee – 36,464 VND
Cùng bắt tay vào làm nhé!
- Bước 1: Cắt giấy thành hình vuông có kích thước 15x15cm, sau đó gấp chéo thành 4 phần để tạo nếp.
- Bước 2: Gấp chéo từ cạnh phía ngoài vào trong sao cho mép giấy trùng với đường chéo đã gấp trước đó. Lặp lại với các cạnh còn lại.
- Bước 3: Chụm 2 góc và kéo vào trong .
- Bước 4: Gấp một đỉnh của hình thoi vào trong thành hình ziczac.
- Bước 5: Tạo hình phần vây của cá mập.
- Bước 6: Lật ngược ra sau gấp theo các đường như hình.
- Bước 7: Gấp đôi và hoàn thành.
Mẹ có thể tham khảo thêm chi tiết từng bước tại đây để quá trình làm đồ chơi từ phế liệu giấy thêm phần dễ dàng mẹ nhé! (Nguồn: Inha Craft TV)
4. Cách làm máy bay giấy từ phế liệu bìa các tông
Máy bay giấy là món đồ chơi quen thuộc và cực kỳ dễ làm trong danh sách làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu.
Mẹ cần chuẩn bị:
- Bìa các tông.
- Dao rọc giấy.
- Bút chì.
- Kéo.
Cùng bắt tay vào làm nhé!
- Bước 1: Vẽ hình thân máy bay có kích thước khoảng 15-20cm lên mặt bìa các tông bằng bút chì.
- Bước 2: Dùng dao rọc giấy cắt theo hình đã vẽ. Tiếp tục dùng hình khuôn máy bay đó để ướm và cắt thành một hình máy bay khác tương tự.
- Bước 3: Dán hai mặt của hai hình máy bay đã cắt lại với nhau.
- Bước 4: Vẽ, cắt hình đuôi và cánh máy bay từ bìa các tông.
- Bước 5: Dùng dao rọc giấy rọc ngang thân máy bay, tạo thành khe hở có độ dài đủ để luồn cánh qua.
- Bước 6: Cắt hai khe lần lượt ở phần đuôi và phần nối đuôi của thân máy bay để có thể gài phần đuôi vào phần thân.
- Bước 7: Lắp ráp từng phần với nhau và hoàn thành.Cách làm máy bay giấy từ phế liệu bìa các tông
Mẹ có thể xem kỹ hơn cách làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu, cụ thể là máy bay từ phế liệu các tông tại đây(Nguồn: Class of Aero)
5. Cách làm ô tô từ phế liệu kim loại: nhôm, sắt, đồng…
Để làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu, mẹ có thể tham khảo hướng dẫn làm ô tô từ phế liệu kim loại như: nhôm, sắt, đồng,…,
Mẹ cần chuẩn bị:
- Mô tơ.
- Nắp chai.
- Bánh răng nhựa.
- Công tắc.
- Pin
- Đầu nối dây.
- 1 thanh gỗ.
- 1 tăm xiên.
- 2 lon Coca-cola rỗng.
- Dao rọc giấy, kéo.
Cùng bắt tay vào làm nhé!
- Bước 1: Dùng dao rọc giấy cắt bỏ phần đáy 2 lon. Sau đó dùng kéo cắt dọc phần thân lon, cắt tách thân lon với đáy trên.
- Bước 2: Trải đều phần thân lon thành tấm hình chữ nhật. Vẽ và cắt khung ô tô có kích thước như hình.
- Bước 3: Dán hai mặt của ô tô thông qua các mấu nối ở giữa.
- Bước 4: Làm phần sàn của ô tô bằng thanh gỗ có kích thước 13x4cm.
- Bước 5: Gắn bánh răng nhựa vào tăm xiên và cố định để làm trục gắn bánh xe. Sau đó dùng lắp ráp nắp chai vào trục đã làm trước đó.
- Bước 6: Dán hai trục bánh xe vào sàn của ô tô. Tiến hành lắp ráp mô tơ, dây điện, pin và công tắc.
- Bước 7: Trang trí thêm gương xe, đèn xe,…
Để có thể nắm rõ cách làm chi tiết, mẹ có thể xem qua video hướng dẫn tại đây nhé! (Nguồn: Mini Gear)
6. Cách làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu cao su
Mẹ muốn tự tay làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu cao su hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây, mẹ nhé!
Mẹ cần chuẩn bị:
- 1 chiếc lốp xe.
- 1 ván gỗ kích thước 2×0,3m.
- 2 khối gỗ kích thước 20x3x5c.
- Keo dán.
- Đinh vít.
- Màu sơn.
- 4 cái tay cầm.
Cùng bắt tay vào làm nhé!
- Bước 1: Cắt lốp xe thành hai phần.
- Bước 2: Cắt bo tròn 4 góc của ván gỗ và mài nhám bề mặt ván.
- Bước 3: Gắn 2 khối gỗ vào ván bằng keo dính và đinh vít, sao cho khoảng cách giữa hai khối gỗ bằng đường kính của lốp xe.
- Bước 4: Dùng màu sơn trang trí cho ván gỗ.
- Bước 5: Đặt nửa phần lốp xe đã cắt vào 2 đầu khối gỗ và cố định bằng đinh vít.
- Bước 6: Lật ngược lại và thêm tay cầm ở hai bên bập bênh.
Mẹ xem chi tiết hướng dẫn tại video này nhé! (Nguồn: DIY On a Budget)
7. Lưu ý khi làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu cho bé tại nhà
- Lưu ý đầu tiên, mẹ và bé nên vệ sinh tay sau khi làm đồ chơi bằng khăn ướt Mamamy có chứa các chất dưỡng ẩm Stearyldimoniumhydroxypropyl decyl glucoside chloride cùng chất kháng khuẩn Coco phosphatidyl PG-Dimonium Chloride an toàn và phù hợp cho cả trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho bé yêu nhé!
- Để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé, mẹ nên rửa sạch phế liệu qua nước nóng, cồn y tế, nước sạch và lau khô. Qua bước làm sạch này, mẹ đã có thể giảm thiểu tối đa lượng vi khuẩn có hại mà bé tiếp xúc trong quá trình cùng mẹ làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu.
- Đồ chơi làm từ vật liệu tái chế thông thường sẽ không chắc chắn bằng các loại đồ chơi được sản xuất nguyên khối hoặc được lắp ráp trong nhà máy. Mẹ có thể bảo quản bằng cách để lên chỗ cao, bằng phẳng và ít đồ vật để tránh bị đè, gây móp, dập, hỏng đồ chơi.
- Trong quá trình làm đồ chơi bằng các vật liệu đã qua sử dụng, mẹ cần phải trông chừng bé thật kỹ, không để bé sử dụng dao, kéo sắc nhọn, gây nguy cơ xước da, chảy máu.
Trên đây là một vài ý tưởng làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu giúp mẹ và bé có thêm những hoạt động thủ công thật bổ ích và thú vị. Mẹ hãy theo dõi Góc của mẹ để có thêm thật nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!
Tham khảo thêm:
Làm đồ chơi bằng các vật liệu đã qua sử dụng