Mẹ muốn có em bé nhưng đi kiểm tra thì thấy kích thước trứng chỉ 17mm, nhỏ hơn nhiều so với trứng bình thường. Nghe nói là trứng nhỏ khó mang thai khiến mẹ rất lo lắng, muốn tìm hiểu cặn kẽ để có biện pháp phù hợp nhằm cải thiện tỷ lệ đậu thai. Góc của mẹ tổng hợp chi tiết từ A – Z những thông tin về vấn đề kích thước trứng 17mm có thụ thai được không ngay sau đây, mẹ tham khảo nhé!
Mục lục
1. Kích thước trứng 17mm có thụ thai được không?
Mặc dù trứng có kích thước từ 20 – 30mm được coi là đẹp nhất để thụ thai nhưng nang trứng nhỏ từ 17 – 18mm vẫn hoàn toàn đậu thai được mẹ nhé.
Tuy nhiên, tỷ lệ đậu thai của trứng 17mm sẽ thấp hơn đôi chút so với trứng đạt chuẩn vì hốc nang nhỏ hơn. Hốc nang là noãn được bao bọc bởi tế bào hạt, chức năng chính là trao đổi dinh dưỡng cho nang noãn và hỗ trợ phóng noãn đều đặn, hiệu quả hơn. Do đó, mẹ nào có trứng nhỏ 17mm sẽ có khả năng thụ thai kém hơn một chút so với trứng tiêu chuẩn.
Trên thực tế, kích thước trứng chỉ là một yếu tố nhỏ ảnh hưởng đến khả năng mang thai của mẹ thôi. Hiệu quả thụ thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác nữa. Chính vì thế, mẹ cần hiểu rõ để có biện pháp khoa học nhằm cải thiện tỷ lệ thụ thai khi phát hiện kích thước trứng bé hơn so với bình thường.
2. 5 yếu tố quyết định đến khả năng thụ thai của mẹ
Sau khi kiểm tra phát hiện trứng chỉ 17mm mẹ bình tĩnh tham khảo 5 yếu tố quyết định trực tiếp đến khả năng thụ thai sau đây để có biện pháp tăng khả năng đậu thai thích hợp:
2.1. Chu kỳ kinh nguyệt
Một số mẹ siêu âm trứng vào ngày thứ 10 – 11 của chu kỳ và nghĩ rằng trứng của mình quá nhỏ, nhưng không đúng đâu ạ. Thông thường, kích thước trứng sẽ tăng dần theo chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày tăng 1 – 2mm. Tức là ở những ngày đầu chu kỳ, trứng tương đối nhỏ nhưng sẽ lớn dần ở cuối chu kỳ.
Do đó, mẹ cần xem thời điểm đi siêu âm, mẹ đang ở ngày thứ mấy của chu kỳ kinh nguyệt nhé. Ở trường hợp trên, kích thước trứng ngày 10 đạt 17mm thể hiện rằng trứng đang phát triển khá tốt, phù hợp để đậu thai. Còn nếu mẹ đang ở ngày thứ 14 mà trứng chỉ 17mm thì hơi nhỏ so với bình thường, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra biện pháp phù hợp giúp cải thiện kích thước trứng.
2.2. Thời điểm “quan hệ”
Tinh trùng có thể hoạt động tối đa 5 ngày bên trong tử cung nhưng trứng chỉ tồn tại được 24 giờ sau khi rời khỏi buồng trứng thôi. Vì thế, quan hệ trong vòng 24 giờ sau khi trứng phóng noãn sẽ có khả năng đậu thai cao nhất. Lúc này, tinh trùng sẽ nhanh chóng gặp được trứng và làm tổ bên trong tử cung mẹ.
2.3. Độ dày của nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung là một lớp niêm mạc mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày của lớp niêm mạc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ đậu thai và khả năng nuôi dưỡng bào thai.
Ít nhất, nội mạc phải dày khoảng 9 – 10mm, nhỏ cỡ hạt cà phê thì khả năng tinh trùng làm tổ mới cao, đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng bào thai phát triển. Trong trường hợp nội mạc mỏng, tổ trứng sẽ khó bám vào tử cung mẹ, dễ dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc bào thai không lớn được.
2.4. Số lượng tinh trùng
Thông thường, mỗi mi-li-lit tinh trùng sẽ chứa khoảng 15 triệu tinh trùng. Nếu như số lượng tinh trùng thấp hơn so với con số này, khả năng bám vào và làm tổ trứng trong tử cung sẽ rất thấp đó mẹ. Bởi thế mà tỷ lệ đậu thai cũng thấp hơn. Ngược lại, nếu tinh trùng nhiều và đầy sức sống, chúng sẽ nhanh chóng làm tổ trong bụng mẹ ngay từ những lần quan hệ đầu tiên.
2.5. Độ tuổi của mẹ
Khi sinh ra, một bé gái sẽ có khoảng 2 triệu nang noãn. Số lượng nang này giảm dần theo mỗi chu kỳ kinh nguyệt và sẽ hết khi đến kỳ mãn kinh. Do đó, ở độ tuổi 20 – 24 tuổi, mẹ sẽ dễ thụ thai nhất vì lượng nang noãn trong cơ thể dồi dào, trứng chín và rụng nhiều hơn. Những năm sau đó tỷ lệ đậu thai giảm dần và ở mốc 35 tuổi, mẹ sẽ rất khó mang thai. Cuối cùng, ở năm 45 tuổi – giai đoạn của kỳ mãn kinh thì hiếm có mẹ nào thụ thai một cách tự nhiên thông qua sinh hoạt vợ chồng.
3. 6 điều mẹ cần làm để cải thiện kích thước trứng – tăng tỷ lệ đậu thai
Dựa trên những yếu tố quyết định đến khả năng thụ thai ở trên mà mẹ có biện pháp khoa học để cải thiện kích thước trứng, tăng tỷ lệ đậu thai. Nhất là trong trường hợp mẹ có trứng nhỏ từ 17 – 18mm. Sau đây là những gợi ý cụ thể, mẹ tham khảo và áp dụng nhé!
3.1. Sinh hoạt vợ chồng đều đặn
Ngay sau khi siêu âm noãn vào khoảng ngày 10 – 14, nếu nhận kết quả là trứng đạt 17mm, mẹ nên tiếp tục quan hệ vợ chồng trong 2 – 3 ngày sau đó. Đồng thời duy trì quan hệ cách 1 – 2 ngày/lần để tạo cơ hội cho tinh trùng gặp trứng chín, nâng cao tỷ lệ đậu thai.
3.2. Lựa chọn lối sống lành mạnh
Thuốc lá, rượu bia và lối sống không lành mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến tinh trùng yếu và trứng kém chất lượng, bởi vậy mà mẹ rất khó mang thai. Cả mẹ và bố đều nên xây dựng một lối sống khỏe mạnh, khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya, không nhậu nhẹt để cải thiện chất lượng trứng cùng tinh trùng. Song song với đó, mẹ và bố nên duy trì đời sống vợ chồng chung thủy, vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ để tránh mắc các bệnh lý về buồng trứng hay tử cung, đảm bảo độ dày niêm mạc phù hợp cho trứng làm tổ.
Gợi ý mẹ sử dụng dung dịch vệ sinh Mamamy để vệ sinh vùng kín, tẩy rửa nhẹ nhàng và duy trì nồng độ pH lý tưởng cho sinh lý vùng kín trong suốt thời gian trước – trong – sau khi mang thai. Thành phần của nước rửa vùng kín này cực kỳ nhẹ dịu, 100% từ thiên nhiên nên rất lành tính, không gây khô rát, lại hỗ trợ thúc đẩy chức năng tự tạo rào cản ngăn vi khuẩn, nấm men của âm đạo. Nhờ thế mà vùng kín của mẹ luôn sạch sẽ, thơm tho, chẳng sợ mùi khó chịu hay viêm nấm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nữa rồi.
3.3. Có chế độ ăn uống hợp lý
Thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa nhiều axit amin, chất chống oxy hóa như quả bơ, dầu oliu, bông cải xanh,… giúp tăng đáng kể kích thước trứng cho mẹ (Theo Tiến sĩ Will Haas – chuyên gia y học hàng đầu tại Carolina). Mẹ cũng đừng quên thêm vào thực đơn các thực phẩm chứa axit béo omega-3, magiê, sắt và selen (như cá hồi, thịt heo, bí đỏ, các loại đậu,…) nhằm đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, sẵn sàng để nuôi trứng chín và cung cấp dưỡng chất cho bào thai phát triển.
3.4. Bổ sung vitamin đúng cách
Trong suốt quá trình chuẩn bị mang thai, mẹ nên bổ sung vitamin đúng cách để tăng cường sức khỏe và giảm thiểu các dị tật thường gặp ở thai nhi. Chẳng hạn như axit folic – dưỡng chất đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của bào thai, làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Hay vitamin B6 để giảm triệu chứng ốm nghén cho mẹ.
Tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai, mẹ nên đến gặp bác sĩ tư vấn để được hướng dẫn bổ sung vitamin đúng cách, giúp việc mang thai thuận lợi và nhẹ nhàng hơn.
3.5. Luyện tập thể dục đều đặn
Cân nặng quá khổ hoặc quá khiêm tốn đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản. Vì vậy, mẹ nên luyện tập thể dục đều đặn để giữ mức cân nặng hợp lý, sức khỏe dồi dào, tinh thần sảng khoái. Từ đó việc sinh hoạt vợ chồng sẽ hòa thuận hơn, nâng cao tỷ lệ đậu thai. Mỗi ngày, mẹ tập thể dục ít nhất khoảng 30 phút và duy trì đều đặn mọi ngày trong tuần để nhận thấy sự thay đổi rõ rệt nhất đến từ cơ thể mình mẹ nhé.
3.6. Khám sức khỏe định kỳ
Trước khi có kế hoạch mang thai và trong thời gian dự định có thai, cả bố và mẹ đều nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng tháng để được khám và đánh giá tổng quát về khả năng sinh sản cũng như sàng lọc các bệnh lây nhiễm và bệnh lý di truyền. Khám sức khỏe cũng giúp phát hiện sớm nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn và mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện các biện pháp can thiệp sớm nhằm gia tăng tỷ lệ thụ thai. Mẹ tránh để quá lâu (3 – 4 tháng) không khám sức khỏe kẻo lỡ có vấn đề gì không kịp khắc phục đâu ạ.
Ngay từ khi có kế hoạch mang thai, nhiều bố mẹ đã nghĩ đến việc đặt tên cho con. Mời bố mẹ tham khảo gợi ý đặt tên nước ngoài cho bé trai, bé gái để chọn được cái tên độc đáo và ý nghĩa cho bé yêu nhà mình nhé! Góc của me cũng có các bài viết đặt tên con theo họ giúp bố mẹ tháo gỡ những băn khoăn như họ Từ, họ Khổng, họ Phạm đặt tên con gái là gì, mời bố mẹ tham khảo.
Như vậy mẹ đã biết kích thước trứng 17mm có thụ thai được không rồi, hoàn toàn được nên mẹ cứ yên tâm nhé. Đồng thời, để nâng cao khả năng thụ thai, mẹ và bố cần giữ một lối sống, sinh hoạt lành mạnh, ăn uống thể dục điều độ và khám sức khỏe hàng tháng nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời và nhanh chóng. Chúc mẹ đậu thai thành công!