Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

“Bỏ túi” 10 bí kíp giúp mẹ dọn dẹp phòng bếp cực khoa học

Căn bếp chính là trái tim của ngôi nhà. Bởi vậy, cách sắp xếp và tổ chức lại căn bếp luôn khiến mẹ bận tâm suy nghĩ. Đừng lo lắng! Hãy để Góc của mẹ bật mí 10 mẹo đơn giản sẽ giúp mẹ dọn dẹp phòng bếp, luôn có một căn bếp khoa học, gọn gàng, làm đẹp không gian nấu nướng cho gia đình nhỏ.

Tại sao mẹ nên sắp xếp căn bếp khoa học?
Tại sao mẹ nên sắp xếp căn bếp khoa học?

1. Tại sao mẹ nên dọn dẹp phòng bếp khoa học?

Căn bếp chính là nơi giữ lửa của ngôi nhà, nơi mẹ dành nhiều thời gian để nấu những bữa ăn ngon, thắt chặt tình cảm gia đình. Một căn bếp gọn gàng, sạch sẽ mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu và khiến mẹ muốn được trổ tài bếp núc nhiều hơn. 

Thông thường khi thiết kế nhà ở, đa số phòng bếp thường có diện tích nhỏ nhưng lại phải chứa đựng rất nhiều vật dụng từ đồ gia dụng, các loại gia vị, chén dĩa… Nếu không được bố trí, sắp xếp một cách khoa học, khu vực bếp thường rơi vào tình trạng chật chội và không ngăn nắp. 

Bên cạnh đó, phòng bếp cũng thường là không gian lý tưởng để mẹ thể hiện cá tính riêng của mình. Vì vậy, việc tận dụng tối đa diện tích bếp kết hợp với những ý tưởng dọn dẹp phòng bếp thông minh sẽ giúp mẹ dễ dàng kiểm soát và quản lý mọi thứ.

2. Top 10 mẹo nhỏ giúp mẹ dễ dàng sắp xếp căn bếp tiện lợi

2.1. Sắp xếp bếp thành từng khu vực cho mỗi công việc cụ thể

Ở mỗi khu vực, mẹ chỉ nên giữ những đồ dùng thật sự cần thiết để không gây lãng phí không gian bếp
Ở mỗi khu vực, mẹ chỉ nên giữ những đồ dùng thật sự cần thiết để không gây lãng phí không gian bếp

Bí quyết để căn bếp trở nên gọn gàng chính là mẹ nên phân chia rõ ràng từng khu vực cho từng mục đích nấu nướng và sắp xếp đúng đồ vật vào từng nơi. Ở mỗi khu vực, mẹ chỉ nên giữ những đồ dùng thật sự cần thiết để không gây lãng phí không gian bếp. Dưới đây là một vài gợi ý cho mẹ:

  • Khu vực rửa bát: sắp xếp các đồ vật gần nhau để tiện đứng một chỗ mà vừa có thể rửa chén, vừa cất được bát đĩa dễ dàng. Xà phòng rửa bát, khăn lau bát đĩa, bát đĩa. Mẹ nào có máy rửa bát, mẹ sắp xếp các đồ dùng này cạnh vj trí mày rửa để tiện cho bát đũa vào máy và cất vào giá để chén đĩa
  • Khu vực nấu nướng: vật dụng nấu ăn, máy trộn, các hộp gia vị, ngăn đựng sách nấu ăn, tất cả đều sẵn sàng tạo nên một khu nấu nướng tuyệt vời cho mẹ!
  • Khu vực pha cà phê: đặt cốc gần bình pha cà phê là ý tưởng đơn giản và nhanh chóng để tạo một khu vực cà phê mini trong nhà bếp của mẹ.

2.2. Sử dụng các ngăn phân cách để giúp dễ dàng lấy ra và xếp lại những bát đĩa và chảo lớn.

Có bao giờ mẹ gặp trường hợp với nơi cất giữ xoong nồi của mình, khi mẹ chỉ muốn lấy một chiếc chảo nhỏ để nướng khoai thôi, oái oăm nó lại ở tít bên trong. Mẹ phải bỏ hết nồi niêu xoong chảo ra để lấy chiếc chảo nhỏ đó, rồi lại mất công cất hết vào tủ một lần nữa. Đã đến lúc cần sắp xếp lại rồi mẹ ơi!

Sẽ tốt hơn nếu mẹ sắp xếp các đồ dùng trên kệ, giá có chia ngăn thay vì chồng chúng thành các cột cao trong tủ bếp
Sẽ tốt hơn nếu mẹ sắp xếp các đồ dùng trên kệ, giá có chia ngăn thay vì chồng chúng thành các cột cao trong tủ bếp

Sẽ tốt hơn nếu mẹ sắp xếp các đồ dùng trên kệ, giá có chia ngăn thay vì chồng chúng thành các cột cao trong tủ bếp. Cách làm này sẽ giúp mẹ hạn chế sự va đập gây sứt mẻ và dễ lấy ra để sử dụng. Hơn nữa, sau khi rửa sạch, đĩa rất dễ bị đọng nước, nếu không được làm khô đúng cách sẽ tạo ra mùi hôi và môi trường cho nấm mốc phát triển. Kệ, giá đỡ nhiều ngăn này không những giúp mẹ giải quyết vấn đề trên mà còn làm tăng tính hiện đại, khiến căn bếp trông sạch sẽ và ngăn nắp hơn.

2.3. Sử dụng các hộp nhựa trong suốt để chứa đồ khô trong tủ đựng thức ăn.

Sử dụng các hộp nhựa trong suốt để chứa đồ khô rất tiện lợi trong việc bảo quản thức ăn. Việc này sẽ cách ly tối đa hơi ẩm từ không khí làm hư hại, ẩm mốc thực phẩm trong quá trình bảo quản. Ngoài ra, khi dùng hộp nhựa trong suốt sẽ giúp mẹ dễ dàng kiểm soát được về hạn sử dụng cũng như lấy ra sử dụng một cách tiện lợi, dễ dàng.

Sử dụng các hộp nhựa trong suốt để chứa đồ khô rất tiện lợi trong việc bảo quản thức ăn
Sử dụng các hộp nhựa trong suốt để chứa đồ khô rất tiện lợi trong việc bảo quản thức ăn

2.4. Dán nhãn hộp đựng thức ăn và tủ đựng gia vị

Đây là một việc làm tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại giúp mẹ rất tốt trong việc bảo quản và cất giữ thực phẩm cho gia đình mình. Cách này giúp cho việc nấu ăn của mẹ nhanh hơn, mẹ không cần phải mở nắp của từng lọ để kiểm tra xem đúng loại gia vị mình cần hay chưa. Không những thế, với các thành viên lần đầu tiên vào bếp hoặc những vị khách đến chơi cũng sẽ không bị nhầm lẫn các lọ gia vị khi họ muốn xắn tay vào bếp nấu nướng. 

Dán nhãn hộp đựng thức ăn và tủ đựng gia vị
Dán nhãn hộp đựng thức ăn và tủ đựng gia vị

2.5. Phân loại thớt bằng khay đựng đơn giản

Thay vì để những chiếc thớt nằm lăn lóc, lộn xộn trên quầy bếp, mẹ hãy gom chúng đặt vào khay đựng kim loại. Điều này, không chỉ giúp giải phóng không gian, khiến nhà bếp trông ngăn nắp hơn mà còn làm tăng giá trị thẩm mĩ nữa.

Ngoài ra, mẹ còn tận dụng khay để thớt để để vung nồi, rất tiện và gọn gàng đó ạ.

Phân loại thớt bằng khay đựng đơn giản
Phân loại thớt bằng khay đựng đơn giản

2.6. Thêm các móc treo vào mặt sau cửa tủ để chứa thêm đồ

Mẹ không thể bỏ qua những móc treo nhỏ bé nhưng cực kỳ hữu ích cho phòng bếp này. Chúng không tốn quá nhiều diện tích phòng bếp của gia đình mà còn lưu trữ được kha khá đồ dùng làm bếp cần thiết cho không gian nấu nướng ngăn nắp và gọn gàng hơn rất nhiều đấy. Mẹ tận dụng các mặt trong của cánh cửa tủ để treo thìa, dĩa, nồi nhỏ nấu bột, nấu cháo cho bé, vừa dễ lấy, vừa tiết kiệm diện tích bếp cho mẹ

Mẹ không thể bỏ qua những móc treo nhỏ bé nhưng cực kỳ hữu ích cho phòng bếp này
Mẹ không thể bỏ qua những móc treo nhỏ bé nhưng cực kỳ hữu ích cho phòng bếp này

Mẹ nào sáng tạo nưa còn tận dụng giá treo tạo một “quầy gia vị mini” trong nhà hoặc bất cứ quầy đựng đồ nào theo ý thích của mẹ đó chỉ với những chiếc giá treo đơn giản.

2.7. Sắp xếp đồ dùng nhà bếp theo tần suất sử dụng

Với những đồ thường xuyên sử dụng mỗi ngày như gia vị nấu nướng, dao, đũa, mẹ hãy bố trí chúng ở những nơi dễ nhìn, để ở vị trí thấp tiện tầm với có thể lấy một cách dễ dàng mỗi khi cần đến. Còn với những đồ ít sử dụng, mẹ để chúng ở vị trí cao hơn.

Sắp xếp đồ dùng nhà bếp theo tần suất sử dụng
Sắp xếp đồ dùng nhà bếp theo tần suất sử dụng

2.8. Tận dụng khu vực dưới bồn rửa chén

Có thể mẹ lỡ bỏ quên khu vực này khi sắp xếp lại căn bếp của gia đình. Mẹ có thể đặt thêm 1-2 tầng ở đây để cất nồi, rổ,.. và phía bên cánh tủ có thể tận dụng để treo móc các bao tay,..

2.9. Không nên để quá nhiều đồ lên trên quầy bếp

Việc để nhiều đồ trên quầy bếp không chỉ khiến không gian nhà bếp trở nên chật chội mà đôi khi dẫn đến nguy hiểm trong quá trình nấu ăn. Mẹ để không gian trống hết mức có thể cho khu vực này.

Không nên để quá nhiều đồ lên trên quầy bếp
Không nên để quá nhiều đồ lên trên quầy bếp

2.10. Đừng ngần ngại dọn bớt đồ đạc và loại bỏ những thứ không cần thiết

Bỏ hoặc chuyển những đồ dùng không cần thiết trong không gian nhà bếp là cách nhanh nhất giúp phòng bếp trở nên rộng hơn, đỡ lộn xộn khiến không gian được giải phóng.

Hi vọng với 10 gợi ý này sẽ giúp mẹ có được các ý tưởng phù hợp để dọn dẹp phòng bếp trông thật khoa học và gọn gàng. Biết cách tận dụng tối đa và tối ưu hóa không gian thì căn bếp nhỏ của mẹ sẽ trở nên đẹp mắt và công dụng hơn rất nhiều!

Nguồn tham khảo: “BỘ BÍ KÍP” 9 BƯỚC DỌN DẸP NHÀ BẾP SẠCH TINH TƯƠM

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét ““Bỏ túi” 10 bí kíp giúp mẹ dọn dẹp phòng bếp cực khoa học”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Làm mới không gian tổ ấm bằng những cách cắm hoa sáng tạo
Làm mới không gian tổ ấm bằng những cách cắm hoa sáng tạo
Mẹ muốn trang trí lại nhà cửa của mình bằng cách cắm hoa? Mẹ không biết cắm hoa thế nào cho đẹp mà sáng tạo? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, cùng Góc của mẹ tìm hiểu những cách cắm hoa độc đáo mẹ nhé! Cắm hoa tươi trang trí lại nhà cửa là […]
Giỏ hàng 0