Mang thai là niềm hạnh phúc lớn lao của các bà mẹ nhưng nó cũng khiến mẹ bầu dễ bị trĩ trong thai kỳ. Bệnh trĩ khi mang thai tuy không nguy hiểm nhưng lại làm giảm sút chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đâu là cách chữa trĩ cho bà bầu không đau? Phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết với những thông tin dưới đây. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu.
Mục lục
1. Bệnh trĩ khi mang thai là gì?
Bệnh trĩ ở bà bầu là tình trạng các tĩnh mạch ở trong và xung quanh hậu môn bị sưng do áp lực gây ra bởi trọng lượng của tử cung tăng lên khi mang thai.
Đối với hầu hết phụ nữ trong kì tam cá nguyệt thứ ba, việc nhìn thấy máu khi đi vệ sinh sẽ gây ra sự hoảng loạn không nhỏ. Các mẹ sẽ lo lắng không biết có phải chuyển dạ sinh em bé hay bản thân mắc phải tình trạng viêm nhiễm nào đó.
Đừng quá lo lắng! Nếu đang bị táo bón thai kỳ và không kèm các cơn đau bụng, có thể các mẹ đã bị trĩ khi mang thai. Nguồn gốc chính dẫn đến tình trạng chảy máu không mong muốn kia.
Khi mắc bệnh trĩ trong lần mang thai đầu tiên, rất có thể ở lần mang thai tiếp theo các mẹ bầu sẽ gặp lại tình trạng này.
2. Những dấu hiệu bị bệnh trĩ khi mang thai là gì?
Các triệu chứng phổ biến nhất của mẹ bầu mắc bệnh trĩ khi mang thai là:
- Ngứa hậu môn;
- Cảm giác nóng rát thường trực;
- Bị đau khi đi vệ sinh;
Nếu mẹ bầu mắc trĩ nội sẽ dễ bị chảy máu khi nhu động ruột cứng đi qua các tĩnh mạch bị sưng.
Bệnh trĩ ngoại xuất hiện dưới dạng cục u sưng, có màu hơi xanh ở bên ngoài hậu môn. Ít gây chảy máu như trĩ nội nhưng trĩ ngoại lại khiến mẹ bầu đau đớn khi ngồi, vận động.
3. Nguyên nhân bệnh trĩ khi mang thai?
Bệnh trĩ có xu hướng xuất hiện trong ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân bệnh trĩ khi mang thai theo đó cũng rất đa dạng.
Một vài tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ có xu hướng bị táo bón do nội tiết tố thay đổi kèm theo căng thẳng tâm lý. Điều này khiến co thắt dạ dày, làm ảnh hưởng nhu động ruột, gây áp lực lên các cơ, tĩnh mạch hậu môn và trực tràng. Tình trạng áp lực kéo dài là nguyên nhân quan trọng khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ.
Trong ba tháng cuối của thai kỳ, tử cung nặng nề cũng sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch gần đó. Về lâu dài khiến máu trong và xung quanh trực tràng, hậu môn dễ bị tắc, sưng phình mạch máu.
Ngoài ra còn có tác động một số yếu tố khác như:
- Nồng độ hóc môn progesterone tăng lên trong thai kỳ;
- Thể tích máu trong cơ thể tăng lên;
Đều khiến cũng khiến thành mạch máu giãn, dễ bị sưng, mẹ bầu dễ mắc bệnh trĩ hơn.
Các mẹ có thể xem thêm: Những điều chắc chắn phải biết khi bà bầu bị trĩ khi mang thai.
4. Bệnh trĩ khi mang thai kéo dài bao lâu?
Bệnh trĩ khi mang thai thường chỉ xuất hiện trong thai kì và tự khỏi dần sau sinh.
Một số phụ nữ bị trĩ nhẹ trong lúc chuyển dạ do gồng cơ, tăng áp lực hậu môn. Trường hợp này nên trao đổi với bác sĩ/ y tá trực tiếp chăm sóc tư vấn và kê thuốc hỗ trợ. Nhưng nhìn chung, nếu không làm phiền quá nhiều thì có thể bỏ qua vì nó sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn.
5. Cách phòng bệnh trĩ khi mang thai?
Một cách để ngăn ngừa bệnh trĩ là giảm thiểu áp lực xung quanh khu vực hậu môn và trực tràng. Cụ thể là tránh nâng, mang vác vật nặng, không ngồi lâu, không rặn khi đi vệ sinh,….
Bà bầu bị bệnh trĩ trong thai kỳ phần nhiều do táo bón. Giảm tình trạng táo bón bằng cách thay đổi chế độ ăn uống khoa học. Bởi bên cạnh sự dao động nội tiết tố, táo bón trong thai kỳ cũng có thể do thiếu chất xơ. Do đó, để phòng bệnh trĩ khi mang thai cần cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể.
Trong thai kỳ, có thể bổ sung thực phẩm giàu chất xơ thông qua:
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả;
- Uống men vi sinh;
- Uống nhiều nước;
- Bổ sung ngũ cốc như yến mạch, hạnh nhân, hạt chia,…
6. Cách chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả
Tin vui là bệnh trĩ khi mang thai phần lớn tự biến mất khi thai kì kết thúc. Cách chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả được các bác sĩ khuyến cáo phổ biến là:
- Tăng cường uống nhiều nước, không để cơ thể thiếu nước
- Tăng lượng chất xơ hơn trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Khi đi vệ sinh, không rặn hay ngồi quá lâu khiến tăng áp lực khu vực hậu môn.
- Vệ sinh xong sử dụng giấy mềm để giảm tổn thường cho khu vực nhạy cảm.
- Khi nằm, không nên nằm ngửa hoặc sấp, nên nằm nghiêng bên trái giúp giảm tụ máu vùng xương chậu.
- Kết hợp ngâm phần dưới với nước cây phỉ/ nước muối Epsom 15-20 phút mỗi ngày sẽ giảm bớt sự khó chịu.
- Một cách chữa trĩ cho bà bầu theo dân gian có thể áp dụng là dùng lá diếp cá. Xông hơi bằng lá diếp cá giảm sưng đau, thu nhỏ búi trĩ. Sau dó dùng bã lá diếp cá đắp trực tiếp trên búi trĩ. Thực hiện ngày 1-2 lần đến khi khỏi hẳn.
Nếu không cải thiện, có thể bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng một số thuốc bôi chữa trĩ không kê đơn có chứa pramoxine giúp giảm đau. Các mẹ bầu cũng nên cân nhắc dùng một số loại thuốc giúp làm mềm phân.
7. Bà bầu có nên đi khám khi nghi ngờ bị bệnh trĩ?
Nếu nghi ngờ mắc bệnh trĩ khi mang thai, hãy nói với bác sĩ của mẹ bầu sớm nhất có thể để nhận được các tư vấn và lời khuyên phù hợp với tình trạng bản thân.
Không cần phải bối rối hay ngại ngùng khi nói về nó. Các bác sĩ rất quen thuộc tình trạng này. Đặc biệt khi bà bầu bị ra máu khi đi vệ sinh nghi ngờ do bệnh trĩ. Bởi có những nguyên nhân gây chảy máu nghiêm trọng khác cần được xem xét nếu không phải do trĩ.
Hơn nữa, trong một số trường hợp chủ quan, không điều trị kịp thời bị sa búi trĩ khiến mẹ bầu gặp rất nhiều đau đớn. Tình trạng lâu dài sẽ kéo theo nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, nếu mắc bệnh trĩ nội, mẹ bầu đều cần sự thăm khám thường xuyên của bác sĩ.
8. Bà bầu bị bệnh trĩ sinh thường được không?
Các bà bầu mắc bệnh trĩ, áp lực khi chuyển dạ kết hợp gồng hết sức để rặn em bé sẽ buộc các tĩnh mạch ở hậu môn và khu vực quanh hậu môn bị sưng lên nhiều hơn. Nó sẽ tăng đau đớn và làm tình trạng trĩ ở các bà bầu nặng hơn. Nhưng không cần băn khoăn quá nhiều, trong hầu hết trường hợp thì mẹ bầu bị bệnh trĩ vẫn sinh thường được.
Với tình trạng trĩ nặng có thể sẽ được cân nhắc làm thủ thuật cắt búi trĩ sau khoảng 6 tuần. Đó là thời gian cần thiết chờ mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh cũng như cơ hậu môn co lại. Lúc này, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng trĩ để đưa ra phương án điều trị thích hợp. Nhiều trường hợp được cân nhắc lại xem có cần thiết phải làm thủ thuật hay không.
Bệnh trĩ khi mang thai dù phổ biến và có thể tự khỏi sau sinh nhưng mẹ bầu không nên chủ quan. Hiểu rõ về nguyên nhân bệnh trĩ khi mang thai. Chủ động báo lại với bác sĩ các dấu hiệu. Đừng quên áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai. Làm tất cả để có một thai kỳ khỏe mạnh và vui tươi. Chúc các mẹ bầu sẽ thuận lợi sinh những thiên thần đáng yêu.