Trước kia vào mỗi dịp Tết, khi gia đình quây quần bên nhau, bố mẹ thường kể chuyện tấm cám, cô gái quàng khăn đỏ…Tuy nhiên, tết năm nay khác rồi, bố mẹ nên kể chuyện ngày Tết cho bé gắn với phong tục tập quán, lịch sử của dân tộc. Dưới đây là 3 truyện cổ tích đặc sắc mà bố mẹ nên tham khảo.
Mục lục
1. Truyện cổ tích là gì?
Truyện cổ tích là một thể loại loại văn học được dân gian truyền miệng để giải thích cho hiện tượng nào đó. Truyện cổ tích thường có xu hướng hư cấu gồm nhiều thể loại. Thông thường những câu chuyện xoay quanh các nhân vật như công chúa, hoàng tử, ông bụt, bà tiên,…
Truyện cổ tích mang đến những bài học có giá trị nhân văn giúp các bé phát triển tư duy. Mỗi câu chuyện có một sứ mệnh riêng, ý nghĩa riêng. Tại mỗi thời điểm truyện cổ tích được nhắc đến như là một bài học, một món quà ấm áp. Đối với các ngày lễ như Trung thu, Tết… lại có những câu chuyện cổ tích riêng. Đặc biệt, bố mẹ kể chuyện ngày Tết cho bé giúp bé biết trân quý phong tục của dân tộc.
2. Top 3 truyện cổ tích đặc sắc bố mẹ nên kể chuyện ngày Tết cho bé
2.1. Kể chuyện ngày Tết cho bé với sự tích bánh chưng bánh dày
Sự tích bánh chưng bánh dày giải thích nguồn gốc ra đời của bánh chưng và bánh dày. Ngoài ra đề cao giá trị nghề nông, phản ánh nền văn minh lúa nước của dân tộc. Câu chuyện không chỉ dừng ở đây còn dạy cho trẻ biết thể hiện lòng thành biết ơn thế hệ trước. Dưới đây là bản tóm tắt truyện bố mẹ cùng tham khảo nhé!
Vua Hùng thứ 16 tuổi đã già sức đã yếu không thể tiếp tục ngôi vua. Tuy nhiên vua có tận 20 người con trai và cần tìm một người tài đức. Do vậy vua đã đưa ra điều kiện: Nếu ai làm vừa ý vua trong lễ Tiên Vương sẽ được truyền ngôi.
Các người con của vua đua nhau làm sơn hào hải vị, ngọc ngà châu báu dâng lên vua. Chỉ duy nhất người con thứ 18 lại chằng có gì ngoài khoai và lúa. Lang Liêu lo lắng ăn không ngon ngủ không yên thì bỗng một đêm thiếp đi chàng mộng. Trong giấc mơ chàng được vị thần mách làm bánh. Sau khi tỉnh giấc Lang Liêu bắt tay vào làm luôn và dâng lên vua cha. Bánh chưng bánh dày không chỉ biểu tượng cho trời đất và lễ Tiên Vương mà còn rất hương vị rất ngon. Chính vì vậy, Vua cha bèn truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, bánh chưng bánh dày trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của dân tộc ta. Đây là câu chuyện vô cùng ý nghĩa bố mẹ hãy kể chuyện ngày Tết cho bé nhé!
2.2. Kể chuyện ngày Tết cho trẻ với sự tích cây nêu ngày Tết
Ngày xửa ngày xưa, quỷ dữ chiếm toàn bộ đất và ngày càng quỷ quái. Chúng thu hết phần thóc và để lại phần rơm cho người dân. Phật thương chỉ dân ta trồng khoai lang. Đến mùa thu hoạch, dân thu được củ và để lá cho quỷ. Sau một mùa thất thu, quỷ quyết định lấy cả gốc lẫn ngọn. Phật một lần nữa thương chỉ dân ta trồng ngô. Bắp ngô ở phần giữa cây nên quỷ một lần nữa chẳng thu hoạch được gì.
Uất ức vì không thu được gì quỷ giận dữ quyết định đòi lại đất. Phật chỉ dân ta đến xin quỷ mảnh đất nhỏ bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Thấy chẳng mất gì cả do vậy quỷ đồng ý liền. Tuy nhiên, khi cây tre vừa trồng xuống đất Phật biến cây tre cao tận trời che rộng khắp mặt đất. Quỷ không còn đất đai và di cư ra tận biển.
Sau nhiều lần thất bại quỷ kéo quân vào đất liền chiếm lại ruộng đất. Phật chỉ người dân dùng tỏi, máu chó và lá dứa để đánh đuổi quỷ. Quỷ 3 lần thua liên tiếp và chạy tán loạn.
Quỷ bại trận uất ức đến khóc than với Phật. Vì thường tình Phật bèn cho quỷ được về đất liền vài ngày trong năm. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên đán quỷ được trở về. Do đó người dân dùng cây nêu trước cửa nhà để ngăn quỷ không bén mảng đến chỗ ở.
Sự tích cây nêu ngày tết rất phù hợp để kể chuyện ngày tết cho bé, giải thích phong tục ngày tết của dân tộc ta.
2.3. Kể chuyện ngày Tết cho trẻ với sự tích hoa đào
Ngày xửa ngày xưa, ở núi Sóc Sơn có một cây đào to lớn, sụm suê khác thường. Bóng râm cây che cả một vùng. Trên cây, có hai vị thần: Trà và Uất Lũy trú tỏa uy quyền che chở cho người dân. Bất cứ quỷ dữ hay ma quỷ nào dám bén bảng đến phá dân làng đều phải chịu hình phạt rất nặng bởi hai vị thần. Do vậy, tiếng tăm khắp vùng bắt cứ quỷ dữ nào trông thấy hoa đào đều cao chạy xa bay.
Tuy nhiên, cuối năm hai vị thần cần phải đi vắng 2 ngày để lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Do vậy, hai vị thần sẽ không có mặt ở hạ giới. Biết được tin đó, quỷ dữ và ma quỷ rất mừng vì có cơ hội đến tàn phá dân làng. Trước tình hình đó, dân làng bèn bẻ cành hoa đào về trưng trong nhà. Ai mà không có hoa đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần dán trước cửa. Bọn quỷ thấy thế bèn bỏ chạy và không dám quay lại nữa. Chính vì thế, sự tích hoa đào ra đời.
Lý giải cho phong tục ngày tết cắm hoa đào của dân tộc ta bố mẹ có thể kể chuyện ngày Tết cho bé nghe. Đây là cách cho bé học hỏi, hiểu biết hơn và trân trọng bản sắc dân tộc.
Kết luận
Trong những truyện cổ tích trên bố mẹ đã kể chuyện ngày Tết cho bé nào chưa? Trên đây là top 3 truyện ngày Tết đặc sắc nhất mà bố mẹ biết. Hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp bố mẹ có thêm lựa chọn đồng hành cùng bé. Chúc bố mẹ và bé có một Tết đầm ấm hạnh phúc nhé!