Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

SỐNG CHẬM LẠI HẬU COVID – CUỘC SỐNG CÒN BAO ĐIỀU TỐT ĐẸP!

Covid-19 hiện nay chính là “biểu tượng” cho thấy cuộc sống của chúng ta mong manh đến thế nào. Virus đến và thay đổi lối sống của con người, cách chúng ta làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Sống chậm lại hậu Covid là điểu mà nhiều người trên thế giới muốn hướng đến. Sống chậm lại để thấy sự thay đổi của xã hội rõ nét hơn. Sống chậm lại để biết trân trọng hơn giá trị của sự sống. Và sống chậm lại để biết cuộc sống này còn biết bao điều tốt đẹp.

Sống chậm lại để biết tận hưởng giá trị cuộc sống
Sống chậm lại để biết tận hưởng giá trị cuộc sống

Xem thêm: 

Hướng dẫn cách đeo khẩu trang đúng cách ngăn ngừa Coronavirus

Để đi qua mùa dịch Covid-19 cần biết 20 nguyên tắc đơn giản này

Phải làm gì nếu nhiễm/ nghi nhiễm Covid-19?

1. Ảnh hưởng của đại dịch COVID đến xã hội

COVID-19 (Coronavirus) đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và đang làm chậm nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt những người nghèo, người già, người vô gia cư đang phải hứng chịu nhiều tác động nặng nề hơn.

Covid-19 thực sự đã đẩy chúng ta vào một giai đoạn vô cùng nhạy cảm
Covid-19 thực sự đã đẩy chúng ta vào một giai đoạn vô cùng nhạy cảm
  • Người cao tuổi: Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19 cao nhất. Đặc biệt là những người có tình trạng sức khỏe mãn tính như tăng huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường.
  • Người khuyết tật: Người khuyết tật phải đối mặt với những thách thức trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Do nhiều lí do như: thiếu tính khả dụng, khả năng tiếp cận, khả năng chi trả, cũng như sự kỳ thị và phân biệt đối xử.
  • Thanh niên: Thất nghiệp, gián đoạn giáo dục là 2 vấn đề chính mà những người trẻ tuổi phải đối mặt. Có thể họ có sức khỏe, đủ kiến thức để tự phòng bênh. Nhưng Covid-19 lại đẩy họ vào con đường thiếu hụt chi phí sinh hoạt một cách trầm trọng.

Covid-19 thực sự đã đẩy chúng ta vào một giai đoạn vô cùng nhạy cảm. Kể cả về thể chất lẫn tinh thần. Những người già, những người mắc bệnh mãn tính và những người khuyết tật phải đối mặt với những rủi ro đặc biệt, không cân xứng và đòi hỏi một nỗ lực toàn diện để cứu sống họ và bảo vệ tương lai của họ.

2. Cuộc sống hậu Covid của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào?

Con số lây nhiễm virus Corona vẫn đang gia tăng hàng ngày. Đại dịch rồi sẽ kết thúc, như trong nhiều cuộc thảo luận của chính phủ các nước. Rồi sẽ có vắc-xin và các phương pháp điều trị con virus này (giống như những loại bệnh khác). Tuy nhiên, điều mà cũng chắc chắn đó là cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi so với thời điểm trước khi đại dịch bùng phát.

2.1. Những điều chắc chắn sẽ thay đổi.

Cần phải đầu tư bài bản hơn cho cơ sở y tế
Cần phải đầu tư bài bản hơn cho cơ sở y tế

Chúng ta đã nhìn thấy tất cả trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này. Bệnh viện quá tải buộc bệnh nhân phải ngủ trên sàn nhà. Mọi người đều cảm thấy sợ hãi khi tiếp xúc gần người khác. Và chúng ta dần tầm quan trọng của một hệ thống chăm sóc sức khỏe kiên cố. Như một hệ quả của những trải nghiệm trong suốt đại dịch, mọi thứ liên quan đến “chăm sóc sức khỏe” chắc chắn sẽ thay đổi.

  • Các khoản đầu tư xứng đáng cho nhân viên y tế.
  • Giảm niềm tin vào thế giới toàn cầu hóa.
  • Tập trung nhiều hơn cho hệ thống y tế.

2.2. Những điều có thể thay đổi.

Đeo khẩu trang thật thời trang
Đeo khẩu trang thật thời trang

Những thay đổi khác có thể diễn ra tùy thuộc vào từng quốc gia, thời gian “lock down” và thậm chí cả kinh nghiệm cá nhân. Đây là ba sự thay đổi chúng ta có thể thấy xuất hiện như một kết quả

  • Bạn sẽ có một cuốn “hộ chiếu” mới: hộ chiếu miễn dịch.
  • Thắt chặt hơn giám sát y tế công cộng.
  • Thói quen mua sắm mới – đeo khẩu trang một cách thời trang.

2.3. Những điều nên thay đổi.

Thay đổi trong công tác khám chữa bệnh luôn là cần thiết
Thay đổi trong công tác khám chữa bệnh luôn là cần thiết

Ngay cả khi chúng ta muốn thay đổi, không phải mọi thứ đều có thể thay đổi. Một số khía cạnh của chăm sóc sức khỏe nên thay đổi để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sau đại dịch.

  • Trí tuệ nhân tạo là một công cụ cần thiết để thúc đẩy quá trình sản xuất và điều chế Vacxin.
  • Cần những sự thay đổi trong cách khám chữa bệnh.
  • Giải pháp bền vững luôn có giá trị.

Đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc, chỉ là sớm hay muộn. Chúng ta sẽ trở lại với cuộc sống thường nhật, đi làm rồi tan sở. Nhưng cuộc sống đó sẽ khác đi đáng kể. Bởi khi đã trải qua những khó khăn, cuộc sống đó lại được chúng ta trân trọng hơn rất nhiều.

3. Sống chậm lại hậu Covid là gì?

Có rất nhiều định nghĩa cũng như tranh luận về cái mà người ta gọi là “Sống chậm” trong và sau đại dịch.

  • Sống chậm là nuôi dưỡng, thưởng thức từng phút thay vì đếm chúng
  • Sống chậm là có một cái nhìn dài hạn về cuộc sống của chính bạn và thế giới xung quanh bạn
  • Sống chậm là hạnh phúc và làm mọi thứ tốt nhất có thể thay vì nhanh nhất có thể
  • Sống chậm là cân bằng, dễ dàng, tỉnh táo và ít căng thẳng
  • Sống chậm là kết nối với chính bạn, những người xung quanh và thế giới

Nhìn chung, sống chậm hậu Covid chính là sống cân bằng lại, là tận hưởng những phút giây được ở bên người thân, gia đình và bạn bè.

Sống chậm là sống cân bằng lại để tận hưởng cuộc sống một cách đúng nghĩa
Sống chậm là sống cân bằng lại để tận hưởng cuộc sống một cách đúng nghĩa

4. Một cuộc sống chậm lại hậu Covid sẽ như thế nào?

Sống chậm chính là tận hưởng cuộc sống. Là trân trọng hơn những gì bạn đang có. Và là nghỉ ngơi một chút để bản thân bạn nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống. Có nhiều cách để bạn có thể bắt đầu sống chậm lại đó nhé.

4.1. Sống chậm – Tip 1: Hiểu được sự bận rộn và nhận ra rằng đó là một sự lựa chọn

Bạn đang quá bận rộn với những lịch trình dày đặc? Bạn có nhiều báo cáo đến deadline phải nộp? Và bạn thấy cuộc sống luôn hối hả? Đó thực tế chỉ là cảm giác của của bạn mà thôi. Và giống như nhiều thứ khác trong cuộc sống, bạn hoàn toàn có sự lựa chọn. Hãy sắp xếp công việc môt cách khoa học. Bạn có thể bận rộn, những hãy lựa chọn sự bận rộn cho 8 tiếng làm việc thôi nhé. Thời gian còn lại là dành cho bản thân và gia đình nữa chứ nhỉ.

Bận rộn vơi công việc hay gia đình là do bạn lựa chọn
Bận rộn vơi công việc hay gia đình là do bạn lựa chọn

4.2. Sống chậm – Tip 2: Xác định những điều là quan trọng đối với bạn

Bạn đã thực sự suy nghĩ cho mục đích sống của bạn? Bạn đã xác định được “những đối tượng” quan trọng với cuộc sống của mình. Sự nghiệp và gia đình, công việc và thời gian cá nhân, tất nhiên sẽ không ai bắt bạn chọn 1 trong 2 cả. Bởi phàm đã là con người, sự nghiệp là cần thiết và gia đình là thứ không thể tách rời. Nguyên nhân sâu xa của việc “sống vội” chính là các ưu tiên không được đặt đúng chỗ. Hãy phân biệt rõ thời gian nào là dành cho công việc và thời gian nào là dành cho cuộc sống của riêng bạn. Và khi ở đúng thời điểm, hãy “tận hưởng” cuộc sống một cách đúng đắn và ý nghĩa bạn nhé.

Sống chậm lại hậu Covid
Sống chậm lại hậu Covid – Gia đình là điều quý giá 

4.3. Sống chậm – Tip 3: Bắt đầu tập nói “không”

Khi bạn bắt đầu nói “không”, có nghĩa là bạn sẽ có thể “gật đầu” với những thứ thực sự quan trọng với bạn. Và khi đó sự vội vã, gấp gáp sẽ dần được loại ra khỏi từ điển sống của bạn. Từ điển của bạn sẽ biết được sống chậm thực sự khá thú vị. Và khi tận hưởng cuộc sống, dành thời gian của mình cho những điều bạn coi là quan trọng, thì chả việc gì phải sống gấp gáp cả.

Biết cách từ chối
Bạn nên biết cách từ chối

4.4. Sống chậm – Tip 4: Đặt cuộc sống lên trên công việc, bạn có thể?

Điều này nói ra thì dễ nhưng để thực hiện được lại là cả một vấn đề, đặc biệt là với những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, khi giãn cách xã hội xảy ra, khi bạn phải ở nhà và hạn chế ra đường, tin chắc rằng bạn đã tìm thấy niềm vui trong cuộc sống hàng ngày. Cùng nhau nấu cơm, cùng nhau dọn nhà, cùng nhau nghe nhạc, tuy đơn giản mà lại vô cùng hạnh phúc. Và rồi bạn thực sự khao khát có thể quẳng những guồng quay ngoài kia để về sống chậm lại và ấp ôm những thứ đơn giản này. Nếu thế tại sao bạn lại không thử nhỉ? Thử đặt cuộc sống lên trên, giảm tốc độ lại chút xíu và tận hưởng những giâ phút bình yên bên gia đình và người thân.

Cùng nhau nấu cơm, cùng nhau dọn nhà, cùng nhau nghe nhạc, tuy đơn giản mà lại vô cùng hạnh phúc
Cùng nhau nấu cơm, cùng nhau dọn nhà, cùng nhau nghe nhạc, tuy đơn giản mà lại vô cùng hạnh phúc

4.5. Sống chậm – Tip 5: Hãy kết nối cùng bạn bè

Thay vì tăng ca trong văn phòng, sao bạn không liên hệ với bạn bè và lên kèo tâm sự tối thứ sáu nhỉ? Cuối tuần cùng nhau chạy bộ, đi nhà sách, đi cafe hay đi spa có phải là một trong những việc đang “pop-up” trong suy nghĩ của bạn khi đọc đến đây. Nếu vậy thì đừng ngần ngại mà hãy lấy điện thoại và hẹn nhỏ bạn thân ngay thôi bạn nhé. Vì đơn giản một cuộc sống chậm là một cuộc sống được tận hưởng mà.

Kết nối cùng bạn bè
Kết nối cùng bạn bè

6. Tâm tình chút xíu cùng chúng mình nhé!

Đại dịch Covid là một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Nó đến và phá hủy hầu như mọi thứ. Tuy nhiên, cuộc sống của chúng ta thì vẫn tiếp diễn. Có chăng thì nó sẽ thay đổi khá nhiều mà thôi. Khi khó khăn qua đi, thứ bạn thấy còn lại phải chăng chính là những giá trị cuộc sống mà trước giờ bạn vẫn nghĩ nó thật nhỏ bé. Người ta hay nói “Đi qua ngày mưa mới yêu thêm những ngày nắng”. Vậy nên hãy đừng trì hoãn mà bắt đầu thử sống chậm lại chút xíu bạn nhé. Để được yêu thêm những ngày nắng bên gia đình và người thân. Và để cùng nhau tận hưởng những giá trị “nhỏ xinh” của cuộc sống!

Nguồn tham khảo: Slow Living 301: How to Start a Slow Living Lifestyle. <https://www.sloww.co/slow-living-301/ >

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “SỐNG CHẬM LẠI HẬU COVID – CUỘC SỐNG CÒN BAO ĐIỀU TỐT ĐẸP!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Top biệt danh cho mẹ hay và ý nghĩa nhất 2022
Top biệt danh cho mẹ hay và ý nghĩa nhất 2022
Một biệt danh thật hay và đáng yêu không những giúp các thành viên trong gia đình trở nên gắn kết hơn mà còn giúp cho người được đặt cảm thấy mình thật đặc biệt. Vậy nên, nếu ba và con yêu đang muốn tìm một biệt danh cho mẹ thật ý nghĩa và độc […]
F0 khỏi bệnh được hỗ trợ gì? Những quyền lợi có thể được nhận khi là F0
F0 khỏi bệnh được hỗ trợ gì? Những quyền lợi có thể được nhận khi là F0
F0 khỏi bệnh được hỗ trợ gì có lẽ là một trong những câu hỏi mà bố mẹ quan tâm nhất trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Bởi đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe mà còn gây khó khăn về kinh tế cho gia đình và xã hội. […]
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc F0 sau khi xuất viện
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc F0 sau khi xuất viện
Hiện nay, một số F0 sau khi xuất viện còn có tư tưởng chủ quan, thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19. Từ đó, khiến những tác động của virus không được phát hiện và chữa trị kịp thời ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ mang đến những thông […]
Điện thoại cho trẻ em loại nào tốt? Có nên cho bé sử dụng điện thoại sớm?
Điện thoại cho trẻ em loại nào tốt? Có nên cho bé sử dụng điện thoại sớm?
Bên cạnh những lợi ích nổi bật, điện thoại cho trẻ em vẫn chứa những tác hại tiềm tàng. Vậy bố mẹ có nên cho phép bé sử dụng điện thoại không? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé! 1. Có nên cho trẻ em sử dụng điện thoại sớm? Trong thời kỳ công […]
F0 sau 7 ngày âm tính liệu đã an toàn hay chưa?
F0 sau 7 ngày âm tính liệu đã an toàn hay chưa?
Những người thân trong gia đình chẳng may bị F0, mẹ nóng lòng muốn biết  F0 sau 7 ngày âm tính thì sẽ như thế nào? Liệu sau 7 ngày âm tính đã thật sự an toàn hay chưa? Góc của mẹ sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc của mẹ trong bài viết […]
Các thông tin đầy đủ từ A tới Z cho F0 khỏi bệnh
Các thông tin đầy đủ từ A tới Z cho F0 khỏi bệnh
F0 khỏi bệnh là người có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR). Tuy nhiên, các vấn đề về hậu COVID-19 vẫn khiến bố mẹ lo lắng, băn khoăn. Bài viết này sẽ là lời giải đáp chi tiết và chuẩn […]
Giỏ hàng 0