Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Làm thế nào để khắc phục triệu chứng đau bụng đẻ của mẹ?

Quãng thời gian mang thai và sinh con là quãng thời gian khó khăn nhất. Đặc biệt là lúc gần đền ngày vượt cạn, mẹ sẽ có nhiều triệu chứng đau bụng. Vậy, làm cách nào để đối phó với triệu chứng đau bụng đẻ? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho mẹ nhé!

1. Dấu hiệu cho thấy mẹ có triệu chứng đau bụng đẻ

Gần lúc sinh, mẹ sẽ có những triệu chứng đau bụng đẻ. Bác sĩ có thể đã dặn dò mẹ trước những dấu hiệu để mẹ có thể dễ dàng nhận biết. Mẹ cũng cần phải chủ động nắm bắt các thông tin về triệu chứng này để tiến hành việc vượt cạn kịp thời. Dưới đây sẽ là một số triệu chứng đau bụng đẻ của mẹ bầu:

1.1. Bụng bầu sẽ tụt xuống, mẹ bầu sẽ khó khăn trong việc đi lại

Bụng bầu sẽ tụt xuống, mẹ bầu sẽ khó khăn trong việc đi lại
Bụng bầu sẽ tụt xuống, mẹ bầu sẽ khó khăn trong việc đi lại

Ở cuối những năm tháng của thai kỳ, bụng bầu của mẹ sẽ tụt xuống và dễ nhận thấy khá rõ. Nguyên nhân do thai nhi trong bụng đã dịch xuống khu vực khung xương chậu, chờ ngày ra đời. Mẹ còn có thể nhận biết bụng bị tụt qua cách xem ngực có chạm vào phần bụng trên của bụng không. Nếu có đầy đủ những dấu hiệu trên, mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để chào đón bé sắp tới.

Lúc bụng bị tụt xuống, mẹ có thể sẽ cảm thấy nặng nề và gặp khó khăn trong việc đi lại. Bởi lẽ bụng lúc này đã to, tụt xuống sâu khiến cho khung xương chậu trở nên nặng nề. Tuy nhiên, mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn do bé không còn chiếm không gian của phổi.

Đây là một trong những triệu chứng đau bụng đẻ thường gặp và dễ thấy. Mẹ cần phải chú ý để tham khảo kĩ đề chăm sóc thai nhi an toàn

1.2. Dịch nhầy ở cổ tử cung ra nhiều

Chất nhầy là chất tích tích tụ ở cổ tử cung tạo thành nút nhầy ở cổ tử cung. Chúng có tác dụng bảo vệ cổ tử cung của mẹ để ngăn ngừa tình trạng bị viêm nhiễm. Bảo vệ sức khỏe cho mẹ và em bé trong bụng.

Khoảng vào những tuần cuối của thai kỳ, những dịch nhầy ở cổ tử cung sẽ tiết ra ngoài nhiều hơn. Khiến âm đạo của mẹ trở nên nhớt và khó chịu. Mục đích của những điều này chính là sự biến mất của nút nhầy, chuẩn bị cho sự ra đời của bé. 

Dịch nhầy ở cổ tử cung ra nhiều
Dịch nhầy ở cổ tử cung ra nhiều

Màu của dịch nhầy cổ tử cung thường có màu trong suốt, hồng hay đi kèm với một ít máu. Thông thường, đây có thể là dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày hoặc đến 2 tuần. Mẹ nên chuẩn bị sửa soạn đồ đạc sẵn sàng để vượt cạn đón bé .Trường hợp dịch nhầy ra quá nhiều, đặc biệt dịch có quá nhiều máu thì mẹ nên đến bác sĩ đề thăm khám.

1.3. Co thắt, chuyển dạ ở vùng bụng mạnh và liên tục

Triệu chứng đau bụng đẻ của mẹ bầu dễ nhận thấy nhất ở những cơn đau co thắt tử cung. Những cơn đau này càng mạnh dần và co thắt liên tục. Khiến mẹ khó chịu và có cảm giác vùng bụng tử cung siết chặt, em bé sắp bị đẩy ra ngoài.

Thông thường, các trường hợp co thắt tử cung ở mẹ sẽ dẫn đến việc sinh con trong vòng 24h. Đây chính là dấu hiệu sắp sinh trong khoảng thời gian ngắn nhất. Bác sĩ cũng cho biết đây là dấu hiệu cho thấy chính xác nhất việc mẹ sắp phải lâm bồn, phải vào viện kịp thời. Đảm bảo nhận biết rõ để an toàn cho mẹ và bé.

Co thắt, chuyển dạ ở vùng bụng mạnh và liên tục
Co thắt, chuyển dạ ở vùng bụng mạnh và liên tục

1.4. Tiêu chảy là triệu chứng đau bụng đẻ thường xuất hiện

Mẹ trong quá trình mang thai có thể dễ bị tiêu chảy do sự rối loạn trong chế độ ăn uống. Ngoài ra còn xuất phát từ việc thay đổi tiết tố trong cơ thể, hoặc do những loại thuốc cho mẹ bầu,… Tuy nhiên, tiêu chảy cũng là một trong những triệu chứng đau bụng đẻ thường gặp ở mẹ bầu.

Mẹ hay bị tiêu chảy trong lúc gần sinh do cơ thể sản xuất ra loại hoocmon kích ruột. Ruột lúc này sẽ hoạt động hoạt động thường xuyên để tạo điều kiện cho bé chào đời. Mẹ sẽ dễ bị mệt mỏi và cơ thể sẽ bị mất nước. Đây cũng chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể nên mẹ không cần quá lo lắng. Nếu mẹ cảm thấy cơ thể bị suy nhược quá, nên đến bác sĩ để thăm khám kịp thời.

Tiêu chảy là triệu chứng đau bụng đẻ thường xuất hiện
Tiêu chảy là triệu chứng đau bụng đẻ thường xuất hiện

2. Cách khắc phục triệu chứng đau bụng đẻ

Cho dù bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện, mẹ cũng nên bình tĩnh để đối phó với những triệu chứng đó. Quan trọng nhất là mẹ tuyệt đối không nên để tinh thần quá mệt mỏi hoặc chán nản, dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, còn có một số cách khác khắc phục cơn đau bụng đẻ ở mẹ là:

  • Tập hít thở sâu, đều đặn và đúng cách
  • Tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng để dễ sinh hơn lúc vượt cạn
  • Không vận động mạnh
  • Ăn uống các thực phẩm dinh dưỡng, lành mạnh
  • Mẹ nên bình tĩnh về thể chất lẫn tinh thần
Cách khắc phục triệu chứng đau bụng đẻ
Cách khắc phục triệu chứng đau bụng đẻ

3. Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp mẹ hiểu rõ hơn về triệu chứng đau bụng đẻ. Thêm vào đó là cách khắc phục triệu chứng giúp mẹ an tâm hơn trong quá trình sinh con.

Nguồn tham khảo

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/dac-diem-con-dau-de-va-dien-bien-cuoc-chuyen-da/

https://www.parents.com/pregnancy/giving-birth/labor-and-delivery/10-ways-to-ease-contractions-without-drugs/

Đọc thêm:

Các biện pháp hạn chế chuyển dạ kéo dài sản phụ cần biết

Đau bụng như thế nào là chuyển dạ – Mẹ có biết?

Cách giảm đau khi chuyển dạ cho mẹ bầu cực kỳ hiệu quả

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Làm thế nào để khắc phục triệu chứng đau bụng đẻ của mẹ?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
Mẹ bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa nên muốn tìm cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khoa học để mau chóng khỏe lại, con yêu được ti thỏa thích mà không lo ngại gì. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung […]
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ […]
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Vậy là sau những tháng ngày đợi chờ mẹ cũng đã được bồng bế con yêu trên tay, nhưng chưa cảm nhận hết được sự thiêng liêng đó thì cơn đau đã kéo đến tìm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục sau quá trình sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với […]
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Mẹ vừa sinh em bé, nghe mọi người “mách” uống nước dừa tươi giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và về dáng nhanh nên muốn bổ sung vào thực đơn của mình. Thế nhưng mẹ vẫn băn khoăn, muốn tìm hiểu rõ phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không và cách uống […]
Giỏ hàng 0