Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Táo bón sau sinh, nguyên nhân và phương pháp cải thiện sức khỏe cho mẹ yêu

Táo bón sau sinh là vấn đề mà rất nhiều mẹ gặp phải nhưng ít được để ý tới. Mẹ vẫn có thể bị táo bón dù mang thai hay sinh con như thế nào. Có một số lý do khiến việc đi tiêu chưa thể đi vào quỹ đạo ngay thời điểm này. Mẹ đừng lo lắng, hầu hết đều là tình trạng tạm thời và dễ giải quyết. Hãy cùng xem những nguyên nhân gây ra bệnh. Và những gì chúng ta có thể làm để giúp mọi thứ cải thiện.

1. Nguyên nhân nào khiến mẹ bị táo bón sau sinh?

Cơ thể sau sinh của mẹ vẫn đang tiếp tục thay đổi và chưa hoàn toàn hồi phục. Cơ thể vẫn đang ở chế độ chữa bệnh sau cuộc vượt cạn đầy khó khăn. Thời kỳ hậu sản thường được coi là trong 42 ngày đầu sau sinh. Dù rất mong muốn mọi thứ trở lại bình thường. Nhưng mẹ cũng không nên vội vàng.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở mẹ sau sinh sẽ tự khỏi. Những trường hợp khác cần có sự hỗ trợ của y tế cho đến khi hệ tiêu hóa hoạt động lại bình thường. Những nguyên nhân nào dẫn đến táo bón sau sinh ở mẹ?

Cơ thể sau sinh của mẹ vẫn đang tiếp tục thay đổi và chưa hoàn toàn hồi phục.
Cơ thể sau sinh của mẹ vẫn đang tiếp tục thay đổi và chưa hoàn toàn hồi phục.

1.1 Táo bón sau sinh do cơ thể mẹ vẫn đang trong giai đoạn phục hồi 

  • Nụ cười thơ ngây của con có thể xua tan đi nỗi đau sinh nở trong tâm hồn mẹ. Nhưng cơ thể mẹ vẫn ghi nhớ điều đó. Những vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường hay vết thương khi phẫu thuật sinh mổ vẫn còn đó. Điều đó khiến mẹ vô thức hay cố ý tránh rặn dù chỉ một chút khi mẹ thực sự cần đi, vì nó rất đau. Ngay cả khi việc đi vệ sinh cũng có thể khiến mẹ đau nhói trong vài ngày sau đó.
  • Siết cơ vòng ở mông cũng có thể gây nên táo bón. Phản ứng tự nhiên này thường khó có thể nhận ra.
  • Việc tăng cân cộng thêm áp lực mang thai có thể khiến mẹ bị trĩ trong thời gian thai kỳ. Điều này có thể khiến mẹ đau hoặc tắc nghẽn, gây nên táo bón sau sinh hoặc làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Rặn đẻ trong quá trình sinh có thể kéo căng hoặc làm hỏng cơ sàn chậu hoặc cơ vòng hậu môn. Điều này có thể làm việc đẩy phân ra ngoài hơi khó khăn. Nếu mẹ ở trong trường hợp này thì không cần phải lo lắng, vì điều đó chỉ là tạm thời.

1.2 Táo bón sau sinh do những thay đổi trong cách ngủ

Thời gian sinh học của mẹ sẽ bị thay đổi đáng kể khi em bé ra đời. Mất ngủ và mệt mỏi có thể tàn phá tâm lý và cơ thể đáng kể mà mẹ không nhận ra. Đó có thể là nguyên nhân thay đổi thói quen đi tiêu của mẹ. THiếu ngủ khiến mẹ căng thẳng hơn và không có ích cho bệnh táo bón.

Mất ngủ và mệt mỏi có thể tàn phá tâm lý và cơ thể đáng kể mà mẹ không nhận ra.
Mất ngủ và mệt mỏi có thể tàn phá tâm lý và cơ thể đáng kể mà mẹ không nhận ra.

1.3 Căng thẳng dẫn đến táo bón sau sinh

Sự xuất hiện của một thành viên mới và những xáo trộn trong cuộc sống có thể khiến mẹ căng thẳng. Căng thẳng sau sinh là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, lo lắng quá mức kết hợp với mất ngủ có thể làm tăng các hormone căng thẳng. CHúng gây ra triệu chứng tiêu chảy ở một số mẹ và táo bón sau sinh ở những mẹ khác.

1.4 Táo bón sau sinh do mất nước và bỏ bữa

Việc chăm sóc bé sơ sinh khá bận rộn khiến mẹ bỏ bữa và thậm chí quên uống nước. Chăm sóc bản thân là điều quan trọng cho cả mẹ và bé. Không cung cấp đủ nước và các chất lỏng khác có thể khiến mẹ mất nước. Chế độ ăn uống thay đổi trong khi đang cho con bú sẽ có ảnh hưởng đến nhu động ruột.

1.5 Táo bón sau sinh do ít vận động 

Ít đứng, đi bộ và hoạt động có thể làm chậm tiêu hóa của mẹ. Cơ ruột cần được vận động nhiều để giữ cho chúng khỏe mạnh. Mức độ hoạt động thấp hơn khi mẹ mang thai và sau sinh có thể tạm thời gây ra táo bón.

Táo bón sau sinh do ít vận động
Táo bón sau sinh do ít vận động

1.6 Thuốc men

Các loại thuốc giảm đau giúp mẹ đối phó với các chứng đau nhức, vết rạch, chuột rút trong suốt quá trình mang thai và sinh con. Và táo bón là một trong những tác dụng phụ của thuốc.

Ngay cả khi không dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào, thì cũng phải mất vài tuần để ruột mẹ cân bằng lại.

1.7 Vitamin sau khi sinh

Vitamin sau sinh là cần thiết để bổ sung năng lượng cho mẹ. Một số chất bổ sung sau sinh bao gồm sắt và các chất dinh dưỡng khác. Đôi khi những chất này có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở mẹ.

Chăm sóc sau sinh, những điều mẹ cần lưu ý ở đây:

Băng huyết sau sinh, nỗi lo của mẹ yêu

Chăm sức khỏe sau sinh cho mẹ

2. Mẹ có thể làm gì để giảm tình trạng táo bón sau sinh?

Mẹ có thể làm gì để giảm tình trạng táo bón sau sinh
Mẹ có thể làm gì để giảm tình trạng táo bón sau sinh

Nếu bị táo bón sau sinh, mẹ có thể thực hiện một số điều chỉnh để mọi thứ tiến triển tốt hơn. Các biện pháp có thể áp dụng tại nhà bao gồm:

  • Uống nhiều nước và các chất lỏng khác.
  • Thêm nhiều chất xơ và chế độ ăn uống hằng ngày như: ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, các loại đậu.
  • Các loại thức ăn nhuận tràng tự nhiên như mận khô.
  • Di chuyển và hoạt động càng nhiều càng tốt. Tập thể dục nhẹ nhàng bằng cách ngồi xổm nếu không thấy đau.
  • Thử dùng các loại thuốc nhuận tràng và các chất tốt cho hệ tiêu hóa không kê đơn như psyllium và methylcellulose, bisacodyl, senna hoặc dầu của cây thầu dầu.
  • Dùng ghế đẩu để kê cao chân trong tư thế ngồi xổm khi ngồi trên bồn cầu. Điều đó giúp mẹ rặn dễ dàng hơn.
  • Thử các bài tập thiền, massage hoặc tắm ấm thư giãn để làm giảm căng thẳng.
  • Nhờ sự hỗ trợ của chồng hay người thân trong việc chăm sóc bé để có thêm thời gian dành cho bản thân.

Khi nào mẹ nên gặp bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu khoảng 4 ngày sau sinh mẹ mới bắt đầu đi tiêu. Mẹ có thể cần một loại thuốc nhuận tràng mạnh hơn để giúp phục hồi đường tiêu hóa và giảm táo bón. Mẹ cũng nên nói với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc hay chất bổ sung nào mẹ đang sử dụng.

Những vấn đề sau sinh mà mẹ yêu quan tâm:

Sau sinh bao lâu sẽ có kinh nguyệt trở lại

Sinh con bao lâu thì có thể quan hệ lại

Phần kết

Táo bón sau sinh là vấn đề rất thường gặp ở mẹ trong thời gian đầu khi mới sinh bé. Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi. Mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện hằng ngày. Các phương pháp điều trị tại nhà có thể có ích.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Táo bón sau sinh, nguyên nhân và phương pháp cải thiện sức khỏe cho mẹ yêu”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
Mẹ bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa nên muốn tìm cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khoa học để mau chóng khỏe lại, con yêu được ti thỏa thích mà không lo ngại gì. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung […]
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ […]
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Vậy là sau những tháng ngày đợi chờ mẹ cũng đã được bồng bế con yêu trên tay, nhưng chưa cảm nhận hết được sự thiêng liêng đó thì cơn đau đã kéo đến tìm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục sau quá trình sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với […]
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Mẹ vừa sinh em bé, nghe mọi người “mách” uống nước dừa tươi giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và về dáng nhanh nên muốn bổ sung vào thực đơn của mình. Thế nhưng mẹ vẫn băn khoăn, muốn tìm hiểu rõ phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không và cách uống […]
Giỏ hàng 0