Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Nhiễm trùng sau sinh: nguyên nhân và cách phòng tránh

Chắc hẳn mỗi thai phụ trong thời gian mang thai đều có nỗi lo sợ mình sẽ bị các vấn đề sức khỏe sau khi sinh con. Trên thực tế có rất nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng sau sinh nở. Nhiễm trùng sau sinh hay còn gọi là nhiễm khuẩn sau sinh là một trong những tai biến thường gặp nhất trong số các tai biến sản khoa. Tình trạng này nếu không kịp thời chữa trị có thể kéo theo nhiều biến chứng khác gây nguy hiểm cho mẹ. Vậy mẹ có biết nguyên nhân của nhiễm trùng sau sinh là gì không? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!

1. Nhiễm trùng sau sinh là gì?

Nhiễm trùng sau sinh là gì?
Nhiễm trùng sau sinh là gì?

Nhiễm trùng sau sinh là bệnh lí chỉ xảy ra ở sản phụ sau sinh do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây ra. Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ, cổ tử cung hoặc trong tử cung. Thậm chí có người còn bị nhiễm khuẩn máu sau sinh. Đây là trường hợp nặng, khó điều trị và có tỉ lệ tử vong cao. Hiện nay, do sự phát triển của y học, tỉ lệ sản phụ bị nhiễm khuẩn đã giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên ở các vùng núi sâu xa, điều này vẫn còn khá phổ biến. Muốn không bị nhiễm khuẩn thì đầu tiên cần áp dụng các phương pháp khử khuẩn và vô khuẩn trong ca sinh. Có như vậy phần trăm bị nhiễm trùng sau sinh mới được giảm tối đa.

2. Nguyên nhân của nhiễm trùng sau sinh

Nguyên nhân của nhiễm trùng sau sinh
Nguyên nhân của nhiễm trùng sau sinh

Tất cả các loại vi khuẩn thông thường đều có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau sinh. Những vi khuẩn này thường có mặt ở môi trường xung quang ta như: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, khuẩn Coli… Khi có điệu kiện thuận lợi, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua vết thương ở âm đạo hoặc vùng rau ở đáy tử cung. Chúng có thể gây bệnh cho sản phụ qua việc thăm khám đỡ đẻ hay làm các thủ thuật sản khoa mà tay và dụng cụ không được tiệt trùng. Tùy theo sức khỏe của sản phụ mà sẽ bị nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ và thời gian phục hồi nhanh hay chậm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sau sinh:

  • Sức khỏe sản phụ yếu dễ bị vi khuẩn tấn công.
  • Sản dịch bị đẩy ra ngoài tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn,
  • Môi trường sinh sản không sạch sẽ.
  • Sinh mổ.
  • Sản phụ bị băng huyết sau sinh, thiếu máu. ối vỡ non…

Tình trạng bệnh phụ thuộc vào độ độc tính của vi khuẩn, sức khỏe sản phụ, tính kháng kháng sinh của chúng và thời điểm phát hiện bệnh.

3. Dấu hiệu nhận biết sản phụ bị nhiễm khuẩn sau sinh

Dấu hiệu nhận biết sản phụ bị nhiễm khuẩn sau sinh
Dấu hiệu nhận biết sản phụ bị nhiễm khuẩn sau sinh

Người bị nhiễm khuẩn sau sinh sẽ có những dấu hiệu bệnh khác nhau. Điều này tùy thuộc vào vị trí mà vi khuẩn cư trú. Cụ thể sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Nhiễm khuẩn tầng sinh môn: tầng sinh môn bị phù nề, sưng to, vết khâu có mủ.
  • Nhiễm khuẩn âm đạo: tiết dịch có mùi hôi, đau đớn khi khám bệnh.
  • Nhiễm khuẩn tử cung: ra dịch có mùi hồi, ra máu, thăm khám rất đau.
  • Nhiễm khuẩn phần phụ: diễn biến kéo dài đễ thành bệnh mãn tính.
  • Viêm phúc mạc: vi khuẩn xâm nhập vào ổ bụng và tiểu khung. Đây là trường hợp nguy hiểm, cần phải mổ.
  • Nhiễm khuẩn máu: vi khuẩn đi thẳng từ bộ phận sinh dục vào máu. Tỉ lệ tử vong của những trường hợp này là rất cao.

Dù là nhiễm khuẩn ở khu vực nào thì cũng đều gây nguy hiểm tới mẹ. Mẹ cần chọn địa điểm sinh nở uy tín, chăm sóc bản thân một cách cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng sau sinh.

4. Mẹ cần làm gì nếu bị nhiễm khuẩn sau sinh?

Mẹ cần làm gì nếu bị nhiễm khuẩn sau sinh?
Mẹ cần làm gì nếu bị nhiễm khuẩn sau sinh?

Nếu sau sinh khoảng 4 ngày mà thấy sản phụ có dấu hiệu sốt cao, sản dịch ra ít thì cần nghĩ tới nhiễm trùng sau sinh. Mẹ và gia đình cần để ý những dấu hiệu bất thường để kịp thời báo với bác sĩ. Nếu bỏ qua nó, bệnh có thể nặng hơn và dẫn tới các bệnh lí khác. Nhiễm trùng máu sau sinh là một ví dụ.

Đối với nhiễm khuẩn tầng sinh môn và âm hộ, cần rửa sạch bằng nước sát khuẩn. Nên cắt chỉ sớm (nếu có) và dùng kháng sinh tại chỗ và toàn thân. Còn nếu nhiễm khuẩn âm đạo và cổ tử cung, cần dùng gạc tiệt trùng lau sạch hàng ngày và đặt kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Trường hợp nặng hơn bị nhiễm khuẩn tử cung cần tiến hành nạo xem có còm sót rau không.

Sản phụ bị nhiễm trùng sau sinh cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để bệnh được chữa dứt điểm. Nếu không bệnh sẽ trở thành mãn tính gây khó khăn cho chị em phụ nữ.

5. Cách phòng tránh nhiễm trùng sau sinh

Cách phòng tránh nhiễm trùng sau sinh
Cách phòng tránh nhiễm trùng sau sinh

Điều tiên quyết để phòng tránh nhiễm khuẩn sau sinh đó là giữ vệ sinh sạch sẽ. Mẹ bầu cần có ý thức giữ gìn vệ sinh trong khi mang thai, nhất là gần tới ngày sinh. Hoàn toàn không được tắm ao hồ, nước bẩn. Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu. Nếu phát hiện tình trạng nhiễm khuẩn, cần ngay lập tức tới bác sĩ thăm khám.

Ngoài ra sản phụ còn cần làm những việc sau đây:

  • Không QHTD khi chưa hoàn toàn hồi phục.
  • Không vận động nhiều trong giai đoạn 1 tháng sau sinh.
  • Giữ vùng kín khô ráo, sạch sẽ.

Nắm được những điều cơ bản về nhiễm trùng sau sinh sẽ giúp mẹ có cách phòng tránh tốt nhất. Mẹ cần luôn luôn chú ý chăm sóc và bảo vệ mình khỏi những bệnh lí sau sinh. Nếu nghi ngờ bản thân bị bệnh, cần tới bác sĩ để được thăm khám. Mẹ cũng nên kiểm tra sức khỏe định kì để chắc chắn mình không bị bệnh. Góc của mẹ xin chúc mẹ luôn có sức khỏe tốt và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Tìm hiểu thêm:

Làm thế nào duy trì cân bằng độ pH âm đạo cho vùng kín luôn khoẻ mạnh?

Sảy thai tự nhiên ở mẹ bầu có nguy hiểm không?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nhiễm trùng sau sinh: nguyên nhân và cách phòng tránh”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
Mẹ bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa nên muốn tìm cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khoa học để mau chóng khỏe lại, con yêu được ti thỏa thích mà không lo ngại gì. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung […]
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ […]
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Vậy là sau những tháng ngày đợi chờ mẹ cũng đã được bồng bế con yêu trên tay, nhưng chưa cảm nhận hết được sự thiêng liêng đó thì cơn đau đã kéo đến tìm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục sau quá trình sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với […]
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Mẹ vừa sinh em bé, nghe mọi người “mách” uống nước dừa tươi giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và về dáng nhanh nên muốn bổ sung vào thực đơn của mình. Thế nhưng mẹ vẫn băn khoăn, muốn tìm hiểu rõ phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không và cách uống […]
Giỏ hàng 0