Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Ngôi thai ngược: Sự nguy hiểm của thai ngôi mông mà mẹ cần biết

Ngôi thai ngược có chuyển dạ không? Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ bầu đặc biệt là các mẹ đang trong cuối thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tết, các mẹ tham khảo nhé!

1. Ngôi thai ngược là như thế nào?

Ngôi thai ngược và ngôi thai thuận
Ngôi thai ngược và ngôi thai thuận

Trong suốt thai kỳ (khoảng dưới 28 tuần tuổi) thai nhi thường sẽ di chuyển thường xuyên, thay đổi vị trí ở trong bụng mẹ. Càng đến những tuần cuối của thai kỳ, vị trí của thai nhi sẽ bình ổn hơn. Thường thì đến tuần 34-36 trở đi phần lớn ngôi thai sẽ ổn định, ít xoay hướng. Tuy nhiên, có khoảng 4% thai nhi không quay đầu xuống phía dưới mà vẫn ở trong tư thế phần mông nằm ở trước eo trên khung chậu người mẹ. Đây gọi là ngôi thay ngược hay còn là ngôi thai mông.

Nhiều nhận định cho rằng thai ngôi mông có ảnh hưởng đến quá trình sinh bé? Đặc biệt nhiều mẹ còn thắc mặc thai ngược có chuyển dạ không? Để biết câu trả lời, các mẹ hãy theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây nhé!

2. Phân biệt các kiểu của ngôi thai ngược

Các loại ngôi thai ngược
Các loại ngôi thai ngược

Thai ngược hay ngôi thai ngược được chia làm hai loại:

  • Ngôi thai ngược hoàn toàn: Bé sẽ có tư thế giống như ngồi xổm, co đầu gối và đùi gập. Vì vậy, mông bé sẽ ra khỏi phần cơ thể mẹ đầu tiên. Trường hợp này xảy ra phổ biến với các trường hợp sinh ngược.
  • Ngôi thai ngược không hoàn toàn: có 3 tư thế thai ngược.
    • Kiểu mông: Mông của bé hướng xuống dưới khung chậu của mẹ, 2 chân duỗi thẳng chân vắt ngược lên đầu.
    • Kiểu chân: 2 chân duỗi thẳng.
    • Kiểu đầu gối: thai quỳ gối trong tử cung.

Thai ngôi mông có chuyển dạ không, không phụ thuộc vào tư thế của trẻ. Các mẹ cần khám thai định kỳ để có phương án điều trị phù hợp nhất nhé!

3. Dấu hiệu chuyển dạ của thai ngôi mông

Ngày nay các mẹ bầu có thể dễ dàng phát hiện ngôi thai ngược hay ngôi thai thuận thông qua siêu âm để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình vượt cạn. Tuy nhiên với những mẹ không có điều kiện siêu âm thai thường xuyên, nhất là vào cuối thai kỳ thì bác sĩ, nữ hộ sinh có thể phát hiện dấu hiệu sinh ngôi ngược thông qua những biểu hiện đặc trưng sau:

  • Khi mẹ sinh thường sẽ thấy chân hoặc mông của bé ra trước.
  • Khi sờ phần bụng trên, mẹ sẽ dễ dàng thấy đầu của bé. Đó là khối hình tròn, cứng và di động được, còn phần mông thì mềm, không rõ hình khối gì và không di động được.
  • Cảm giác cứng ở ngay phía dưới sườn.
  • Màng ối vỡ và phân su trào ra cũng là biểu hiện cảnh báo ngôi thai ngược.
  • Sa dây rốn hay dây nhau.
  • Biểu đồ đo cơn gò – tim thai có sự bất thường.

4. Nguyên nhân gây ra tình trạng ngôi thai ngược

4.1. Chuyển dạ diễn ra ở ngôi thai ngược bị tác động bởi sinh non

Chuyển dạ diễn ra ở ngôi thai ngược bị tác động bởi sinh non
Chuyển dạ diễn ra ở ngôi thai ngược bị tác động bởi sinh non

Trường hợp trẻ sinh non chưa đủ tháng dẫn đến đẻ ngược xảy ra thường xuyên. Thông thường trẻ sinh non trước vài tuần hoặc 1 tháng. Vì vậy, trẻ không đủ thời gian để xoay lại người và dẫn đến tình trạng thai ngôi mông.

4.2. Chuyển dạ diễn ra ở thai ngược bởi có quá nhiều hoặc ít nước ối

Nước ối đóng vai trò quan trọng đối với thai nhi. Bởi vì, nước ối chính là môi trường lý tưởng để bé xoay mình. Do vậy, nếu nhiều nước ối quá nhiều cũng không tốt mà ít quá thì không đủ để bé vận động. Nước ối tác động chính đến thai ngôi mông của trẻ. Chính vì vậy, tình trạng ngôi thai ngược phụ thuộc vào nước ối.

4.3. Mang song thai

Nếu mẹ bầu mang thai nhiều hơn một bé, tử cung của mẹ không đủ diện tích để bé xoay chuyển. Do vậy, thai ngược có chuyển dạ không sẽ phụ thuộc vào số lượng thai nhi. Mẹ mang song thai sẽ có tỷ lệ trẻ mang ngôi thai ngược khá cao.

4.4. Nhau thai có vấn đề

Thông qua siêu âm, mẹ bé có thể phát hiện sớm nhau thai có vấn đề. Nhau thai chặn ở cổ tử cung chiếm mất chỗ nằm ở vị trí thuận. Do vậy, mẹ bé cần đi khám thai định kỳ để có sự chuẩn bị kỹ nhất. Vậy nên, ngôi thai ngược phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

4.5. Các nguyên nhân khác dẫn đến thai ngôi mông

Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng ngôi thai ngược
Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng ngôi thai ngược

Các nguyên nhân của thai ngôi mông còn lại được chia thành 2 nhóm chính

4.5.1. Nguyên nhân từ mẹ

  • Tử cung của mẹ bầu nhỏ, khó bình chỉnh ở người con rạ sinh nhiều lần.
  • Hình dáng tử cung bất thường bất thường như: tử cung bị dị dạng, tử cung đôi, tử cung 2 sừng, tử cung có nhân xơ, tử cung bị chèn ép bởi các khối u nang buồng trứng.
  • Mẹ bầu có khung chậu hẹp.

4.5.2. Nguyên nhân từ thai nhi

  • Cực đầu to, não úng thủy.
  • Đa thai, thai dị dạng.
  • Thai suy dinh dưỡng.
  • Do phần phụ của thai như rau tiền đạo, đa ối, thiếu ối, dây rau ngắn hoặc do dây rau quấn cổ.

5. Thai ngôi mông có chuyển dạ không?

Ngôi thai ngược có chuyển dạ không?
Ngôi thai ngược có chuyển dạ không?

Theo các chuyên gia, đáp án của câu hỏi ngôi thai ngược có chuyển dạ không? đó là có. Các dấu hiệu chuẩn dạ giống như các bà mẹ bình thường như vỡ ối, đau gò từng cơn,..Với những mẹ mang thai ngôi mông sẽ còn có những dấu hiệu sau:

  • Chuyển dạ kéo dài là tình trạng phổ biến khi mẹ bé mang thai ngược
  • Trong giai đoạn đầu mở cổ tử cung, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu
  • Khi màng ối vỡ ra, mẹ bé có thể thấy phân su trào ra

6. Ngôi thai ngược có sinh thường được không?

Các bác sĩ khẳng định, ngôi thai ngược không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, thai ngôi mông cũng không ảnh hưởng đến giai đoạn mang bầu của mẹ bé. “Thai ngôi mông có chuyển dạ không?” và “thai ngược có sinh thường không?” là những câu hỏi mà các mẹ luôn thắc mắc. Các dấu hiệu chuyển dạ của thai nhi ngược vẫn diễn ra như các thai bình thường khác. Tuy nhiên, khi nhôi thai ngược chuyển dạ sẽ có những vấn đề phát sinh. Chẳng hạn như chuyển dạ kéo dài hoặc bị sa dây rốn. Do vậy, khi được chuẩn đoán mang thai ngược, bác sĩ sẽ đề nghỉ mổ thay vì sinh thường. Bằng phương này có thể làm giảm rủi ro trong quá trình sinh bé.

Ngôi thai ngược có sinh thường được không?
Ngôi thai ngược có sinh thường được không?

7. Một số nguy cơ khi chuyển dạ ngôi thai ngược

Ngôi thai ngược là tình trạng khá phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với thai phụ và thai nhi

7.1. Đối với thai phụ

Ngôi thai ngược thường kéo dài thời gian chuyển dạ làm thai phụ mệt mỏi, mất sức… từ đó có thể khiến mẹ phải chuyển sang mổ lấy thai.

Sa dây rốn: Đây là một biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng của em bé. Bởi dây rốn trượt ra ngoài khi sinh sẽ làm ngưng trệ quá trình cung cấp oxy cũng như dinh dưỡng cho thai nhi gây ra suy thai.

Ở ngôi thai ngược, trẻ có thể gặp tổn thương do va chạm với xương chậu của mẹ trong quá trình sinh
Ở ngôi thai ngược, trẻ có thể gặp tổn thương do va chạm với xương chậu của mẹ trong quá trình sinh

7.2. Đối với thai nhi

  • Kẹt đầu em bé: Ngôi thai ngược khiến nguy cơ bé kẹt đầu khi sinh thường tăng cao. Lúc này bé có thể bị thiếu oxy.
  • Tổn thương: Trẻ có thể gặp tổn thương do va chạm với xương chậu của mẹ trong quá trình sinh. Bên cạnh đó, nhiều trẻ cũng bị sưng phù bộ phận sinh dục khi sinh ra với thai ngôi mông. Nếu quá trình sinh diễn ra quá nhanh có thể làm tổn thương tới vùng đầu của em bé.

8. Cần làm gì khi gặp dấu hiệu chuyển dạ có diễn ra ở ngôi thai ngược

8.1. Các nguy cơ khi chuyển dạ ngôi thai ngược

Khi chuyển dạ ngôi thai ngược, mẹ bé có thể gặp những nguy cơ sau đây:

  • Khi sinh thường, đầu của bé có thể bị kẹt lại ở tử cung vì mang thai ngược. Giai đoạn càng kéo dài có thể gây ra tình trạng thiếu oxy ở trẻ và chuyển dạ kéo dài. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ có dẫn đến tử vong.
  • Biểu đồ cơn gò – tim thai diễn ra bất thường
  • Bé có thể bị tổn thương khi va chạm vào vùng xương chậu của mẹ
  • Quá trình sinh diễn ra quá nhanh có thể gây ra một số tổn thương cho bé
  • Dây rốn trượt ra ngoài có làm cắt đứt nguồn dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Do vậy gây ra các vấn đề như suy dinh dưỡng, suy thận của trẻ
Điều quan trọng nhất khi gặp ngôi thai ngược vẫn là có sự chẩn đoán sớm và quá trình theo dõi thai kỳ an toàn
Điều quan trọng nhất khi gặp ngôi thai ngược vẫn là có sự chẩn đoán sớm và quá trình theo dõi thai kỳ an toàn

8.2. Mẹ cần làm gì khi mang thai ngôi thai ngược

Các trường hợp ngôi thai ngược cần được khám xét thường xuyên và cẩn thận ở những tuần cuối của thai kỳ. Tiên lượng kỹ càng để có phương án xử trí chính xác an toàn cho cả mẹ và bé.

Thông thường sẽ có 2 cách sinh khi mang thai ngôi ngược là sinh thường (sinh đường âm đạo) và mổ lấy thai nhi. Sinh mổ được coi là phương án tốt nhất cho các trường hợp thai ngôi mông.

Chỉ cần có sự chẩn đoán sai lầm và lựa chọn phương pháp sinh không chính xác có thể trả giá bằng cả mạng sống của bé. Để lại sang chấn tâm lý nặng nề cho thai phụ. Do đó cần một địa chỉ khám thai uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, tham khảo các phương pháp giúp thai nhi tự quay đầu về ngôi thuận. Điều quan trọng nhất vẫn là có sự chẩn đoán sớm và quá trình theo dõi thai kỳ an toàn.

9. Ngôi thai ngược nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc ngôi thai ngược bao nhiêu tuần thì mổ được? Vấn đề này sẽ dựa vào quá trình khám thai định kỳ của từng thai phụ. Điều quan trọng nhất với các mẹ bầu là cần khám và theo dõi thai nhi thường xuyên ở những tuần cuối của thai kỳ để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Từ đó đưa ra phương án sinh thích hợp nhất.

Kết luận

Tóm lại, chủ đề ngôi thai ngược có chuyển dạ không được giải thích chi tiết trên đây. Hy vọng những thông tin trên sẽ đồng hành cùng các mẹ trong quá trình vượt cạn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo do vậy cần chỉ định của bác sĩ để có phương án phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi các bài viết của Góc của mẹ để đọc những bài viết hữu ích tiếp theo nhé! Chúc bé và mẹ mạnh khỏe!

Nguồn tham khảo: https://familydoctor.org/breech-babies-what-can-i-do-if-my-baby-is-breech/

Mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây:

Bí kíp giúp chuyển dạ nhanh một cách an toàn hiệu quả

Các dấu hiệu mang thai mà mẹ nên nắm rõ

TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ngôi thai ngược: Sự nguy hiểm của thai ngôi mông mà mẹ cần biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Đẻ chỉ huy là gì: Tất tần tật từ A đến Z về phương pháp đẻ chỉ huy
Đẻ chỉ huy là gì: Tất tần tật từ A đến Z về phương pháp đẻ chỉ huy
Ngày dự sinh sắp đến, mẹ lo lắng rất nhiều, không biết mọi việc có suôn sẻ hay không. Mẹ đừng lo quá nhé, có một phương pháp có thể giúp mẹ sinh dễ dàng hơn đó ạ. Đó là “đẻ chỉ huy” – mẹ đã từng nghe qua thuật ngữ này chưa? Cùng Góc […]
Mẹ phải làm gì trong tình huống vỡ ối trước cơn chuyển dạ?
Mẹ phải làm gì trong tình huống vỡ ối trước cơn chuyển dạ?
Những ngày gần sinh sẽ có rất nhiều điều bất ngờ mà mẹ bầu không thể lường trước được. Đặc biệt là trường hợp vỡ ối trước cơn chuyển dạ. Vậy làm thế nào để mẹ có thể bình tĩnh và tự tin trước tình huống này? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết […]
Quá trình sinh con diễn ra như thế nào? Mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Quá trình sinh con diễn ra như thế nào? Mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Quá trình sinh con là một hành trình đau đớn nhưng thật kỳ diệu vì sau 9 tháng 10 thiên thần nhỏ cuối cùng cũng chào đời. Vậy quá trình sinh con diễn ra như thế nào và mẹ bầu cần lưu ý những gì? Bố mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé! […]
Máu báo chuyển dạ bao lâu thì sinh? Dấu hiệu máu báo chuyển dạ là gì?
Máu báo chuyển dạ bao lâu thì sinh? Dấu hiệu máu báo chuyển dạ là gì?
Máu báo chuyển dạ bao lâu thì sinh? Dấu hiệu máu báo chuyển dạ là gì? Đây là những câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất đặc biệt là đối với các mẹ lần đầu sinh con. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi trên, các mẹ cùng tham […]
Giỏ hàng 0