Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

8 Dấu hiệu sắp sinh con rạ mẹ bầu cần phải biết

Trải nghiệm sinh nở sẽ khác nhau với từng mẹ yêu khi mang thai. Thậm chí những triệu chứng cũng khác nhau đối với cùng một người mẹ qua những lần sinh nở. Dù là sinh con rạ hay con so, thời điểm chuyển dạ luôn khiến mẹ yêu lo lắng và hồi hộp. Mặc dù không có cách nào để biết trước được chính xác thời điểm chuyển dạ. Cũng không thể biết chắc được nó kéo dài trong bao lâu. Nhưng với những dấu hiệu sắp sinh con rạ thường gặp dưới đây. Có thể khiến mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn về điều kiện cũng như tâm lý cho thời điểm đón chào những thành viên tiếp theo của gia đình. 

1. Sinh con rạ là gì?

Sinh con rạ là gì?
Sinh con rạ là gì?

Đây là cách gọi dân gian từ xưa đến nay. Con đầu lòng được sinh ra sau lần chuyển dạ đầu tiên được gọi là con so. Từ lần mang bầu thứ hai trở đi, những em bé này được gọi là con rạ.

Sau khi trải qua lần vượt cạn đầu tiên. Ít nhiều mẹ bầu đã có chút ít kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên, dấu hiệu sắp sinh con rạ không phải khi nào cũng giống như lần đầu, nên việc chuyển dạ trong lần sinh thứ hai có thể sẽ khác.

Thời điểm chuyển dạ sinh con rạ cũng sẽ khác hơn và phụ thuộc và nhiều yếu tố. Như yếu tố về cơ địa người mẹ. Yếu tố sức khỏe của thai nhi. Tâm lý người mẹ hay những tác động bên ngoài. Vì vậy nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ sinh con rạ, sẽ khiến mẹ bầu tự tin hơn trong những lần lâm bồn sau này.

2. Sự khác nhau giữa dấu hiệu sinh con rạ và dấu hiệu sinh con so

Sự khác nhau giữa chuyển dạ sinh con rạ và chuyển dạ sinh con so
Sự khác nhau giữa chuyển dạ sinh con rạ và chuyển dạ sinh con so

Trong mọi trường hợp, cơn gò tử cung luôn giữ vững vai trò chủ chốt là động lực trong cuộc chuyển dạ. Tuy nhiên, sau lần sinh con đầu lòng, tử cung và tầng sinh môn của người mẹ đã biết cách dãn nở tự nhiên một cách nhanh chóng khi được thúc đẩy vào tiến trình chuyển dạ. Nhờ vào đó, thời gian của chuyển dạ sinh con rạ ít tốn nhiều công sức của mẹ hơn và cũng nhanh chóng hơn, chỉ kéo dài trong khoảng trung bình là 8 đến 16 giờ (trong khi con so lại mất thời gian gấp đôi là từ 16 đến tận 24 giờ).

Tuy nhiên, nếu lặp lại những bỡ ngỡ và lúng túng, thiếu tập trung vào cách thức thở và rặn sinh tương thích với từng chu kỳ cơn gò, quá trình chuyển dạ cũng sẽ khó mà thuận lợi được. Trong tình huống đó, các bất lợi, biến chứng sẽ xảy ra, đôi khi ảnh hưởng xấu đến tính mạng của cả mẹ và con.

3. Những dấu hiệu sắp sinh con rạ thường thấy ở mẹ bầu

8 dấu hiệu sắp sinh con rạ dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích mà mẹ bầu nào cũng nên biết vào cuối thai kỳ của mình:

Đọc thêm: 10 kinh nghiệm dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ yêu

3.1. Dấu hiệu sắp sinh con rạ – Sa bụng dưới

Dấu hiệu sắp sinh con rạ – Sa bụng dưới
Dấu hiệu sắp sinh con rạ – Sa bụng dưới

Vào thời điểm vài giờ đến vài tuần khi bắt đầu chuyển dạ. Người mẹ có thể cảm thấy như em bé của mình tụt xuống vị trí thấp hơn gần với vị trí xương chậu. Dấu hiệu sắp sinh con rạ này được gọi là “sa bụng dưới”. Điều này có nghĩa là bé đang nằm ở tư thế dốc ngược để chuẩn bị chào đời. Với những mẹ đã từng sinh con. Dấu hiệu này có thể không xảy ra cho đến ngay khi bắt đầu chuyển dạ.

Khi em bé thay đổi vị trí xuống thấp hơn, điều này làm giảm áp lực nên cơ hoành. Khiến mẹ của bé thở dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng nó cũng gây áp lực lên xương chậu và bàng quang. Dẫn đến việc mẹ bầu phải đi vệ sinh nhiều hơn. Vào lúc này, phần bụng sẽ nhô ra nhiều và ở vị trí thấp hơn. Vì lý do này, mẹ yêu sẽ phải di chuyển khá khó nhọc.

3.2. Các cơn co thắt trở nên mạnh và đều đặn hơn

Các cơn co thắt trở nên mạnh và đều đặn hơn
Các cơn co thắt trở nên mạnh và đều đặn hơn

Gần cuối thai kỳ, các cơn co thắt giúp đưa em bé xuống vị trí thấp hơn và cuối cùng là đẩy em bé ra ngoài. Dấu hiệu chuyển dạ thực sự bao gồm những cơn co gò thường xuyên, nhịp nhàng và có cường độ cao. Chúng cách nhau khoảng hơn 5 phút trong từ 1 đến 2 giờ. Các cơn gò tử cung thường bắt đầu ở lưng và di chuyển dần đến phần bụng. Lúc đầu, bụng trở nên cứng dần lên như một quả bóng, sau đó nó giãn dần ra.

3.3. Dấu hiệu sắp sinh con rạ – Vỡ nước ối

Dấu hiệu sắp sinh con rạ – Vỡ nước ối
Dấu hiệu sắp sinh con rạ – Vỡ nước ối

Thai nhi phát triển dần trong tử cung của người mẹ được bao bọc trong nước ối. Khi túi chất lỏng bảo vệ này bị vỡ, một số mẹ bầu thấy nước chậm rỉ ra ở phần dưới cơ thể. Trong khi những mẹ khác lại xuất hiện dòng nước tóe ra ngoài. Khi dấu hiệu sắp sinh con rạ này xảy ra, điều đó chắc chắn rằng thời điểm chuyển dạ đã đến.

Nước ối có thể vỡ vài ngày trước khi chuyển dạ hoặc vỡ ra lúc đang chuyển dạ. Nếu mẹ bầu chuyển dạ mà nước ối vẫn chưa vỡ, bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ tiến hành chọc ối. Mẹ sắp sinh được khuyên rằng khi nước ối bị vỡ, nên thông báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh. Mô tả màu sắc và mùi của nước ối. Điều này có thể giúp các chuyên gia y tế xác định được tình trạng của mẹ và thai nhi, để đưa ra những biện pháp phù hợp nhất.

3.4. Đau lưng dưới và chuột rút

Đau lưng dưới và chuột rút
Đau lưng dưới và chuột rút cũng là dấu hiệu mẹ bầu nên để ý

Trong quá trình chuyển dạ, mẹ yêu của chúng ta cũng có thể cảm thấy áp lực ngày càng tăng lên, thậm chí chuột rút ở vùng xương chậu và trực tràng. Mẹ cũng có thể sẽ đau âm ỉ ở phần lưng dưới.

3.5. Bong nút hồng

Bong nút hồng
Bong nút hồng này là sự tiết ra nút nhầy chặn giữa cổ tử cung

Khi bắt đầu chuyển dạ hoặc vài ngày trước khi chuyển dạ, các mẹ sẽ thấy tăng tiết dịch âm đạo màu hồng, nâu hoặc có chút máu. Dấu hiệu sắp sinh con rạ này là sự tiết ra nút nhầy chặn giữa cổ tử cung. Khi tử cung giãn mở trong quá trình chuyển dạ, nút nhầy này bị bong ra và theo đường âm đạo đi ra ngoài.

3.6. Ra huyết cá

Ra huyết cá
Ra huyết cá là cách dân gian gọi khi mẹ bầu đến ngày lâm bồn ra máu âm đạo

Đây là cách dân gian gọi khi mẹ bầu đến ngày lâm bồn ra máu âm đạo. Khi đến gần ngày sinh, các mẹ có thể thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều và đặc hơn bình thường. Khi bong nút hồng ở cổ tử cung ra, mẹ sẽ thấy xuất hiện có chút máy. Màu máu thường sẽ là hồng nhạt, hoặc nâu nhạt hơi nhớt nhớt. Đó là lý do người ta gọi là huyết cá hay máu cá.

3.7. Tiêu chảy hoặc buồn nôn

Tiêu chảy xảy ra và kích thích chuyển dạ hay chuyển dạ bắt đầu trước và gây ra tiêu chảy.
Tiêu chảy xảy ra và kích thích chuyển dạ hay chuyển dạ bắt đầu trước và gây ra tiêu chảy.

Một số mẹ sắp sinh còn thường xuyên đi phân lỏng khi bắt đầu chuyển dạ hoặc có thể cả kèm theo nôn mửa vì những lý do không rõ ràng. Người ta cũng không biết chắc được điều nào đến trước. Tiêu chảy xảy ra và kích thích chuyển dạ hay chuyển dạ bắt đầu trước và gây ra tiêu chảy.

3.8. Những thay đổi qua thăm khám âm đạo

Những thay đổi qua thăm khám âm đạo
Những thay đổi qua thăm khám âm đạo

Đây là những dấu hiệu chuyển dạ thực tế khách quan thông qua động tác thăm khám bên trong âm đạo của các bác sĩ Sản khoa hay nữ hộ sinh. Các đặc điểm cần ghi nhận là sự thay đổi ở cổ tử cung, cụ thể là cổ tử cung xóa và mở dần dưới tác động của cơn gò, đầu ối thai nhi được thành lập (chỉ khi màng ối còn nguyên vẹn) và có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung. Khi có đầy đủ các dấu hiệu nêu trên, bác sĩ sẽ báo cho bạn biết thời điểm thích hợp cần rặn sinh theo chu kỳ cơn gò, nhằm tăng tính hiệu quả tống xuất thai nhi ra ngoài.

Tương tự như khi sinh con so, khi có các dấu hiệu sắp sinh con rạ, các thai phụ cần nhanh chóng đến bệnh viện. Thậm chí còn cần phải gấp gáp hơn vì sự chuyển dạ sinh con rạ vốn dĩ sẽ rút ngắn hơn lần sinh đầu. Chính vì vậy, sự chuẩn bị kỹ càng về kiến thức và hành trang là không bao giờ thiếu để người mẹ chủ động hơn trong cuộc chuyển dạ sinh con an toàn.

4. Dấu hiệu sắp sinh con rạ trước 1 tuần

Dấu hiệu sắp sinh con rạ trước 1 tuần
Dấu hiệu sắp sinh con rạ trước 1 tuần
  • Vòng bụng nhỏ lại: Lý do là vì thai sắp đủ ngày, lượng nước ối trong bào thai giảm dần và chuẩn bị cho sự chuyển dạ sắp xảy ra.
  • Buồn tiểu liên tục: Trong tháng cuối, đầu của bé bắt đầu di chuyển xuống tiểu khung, chèn ép vào các tạng xung quanh, đặc biệt là bàng quang. Do đó, mẹ bầu sẽ thấy phần bụng dưới của mình trở nên nặng nề hơn trong khi phần bụng trên lại cảm giác “trống rỗng”. Kèm theo đó, mẹ bầu phải thường xuyên đi tiểu rất nhiều lần hay có thể bị són tiểu, són phân.
  • Cơn gò tử cung rải rác: Các cơn xuất hiện rải rác trong ngày, không có tần suất nhất định, thường dưới một cơn trong một giờ. Cơn gò dễ khởi phát khi mẹ cử động, di chuyển mạnh hay bé xoay trở. Thời gian cơn luôn dưới 10 phút và sau đó sẽ khỏi hoàn toàn.
  • Thay đổi tử cung: Nhờ vào sự thay đổi cổ tử cung, nhất là khi chuẩn bị sinh con rạ, bác sĩ sản khoa sẽ xác định bạn có vào chuyển dạ hay chưa hoặc cần theo dõi tiếp. Đồng thời, trong lần khám thai cuối cùng này, bác sĩ cũng sẽ xác định liệu khung chậu của mẹ có thuận lợi cho cuộc sinh thường hay không hoặc cần mổ bắt con.

Kết luận

Ở một vài mẹ bầu còn xảy ra một dấu hiệu sắp sinh con rạ khá đặc biệt, đó là bản năng “làm ổ”. Dù mệt mỏi trong giai đoạn cuối thai kỳ, một số mẹ bầu lại tràn trề năng lượng một cách đột ngột. Mong muốn nấu nướng, dọn dẹp và sắp xếp nhà cửa trước khi em bé chào đời.  Mẹ yêu có thể trải nghiệm những dấu hiệu trên qua lần sinh con đầu tiên và cũng có thể chưa. Điều quan trọng là hãy luôn giữ tâm lý vui vẻ và thoải mái. VIệc tự trang bị cho mình một chút kinh nghiệm chuyển dạ sinh con rạ cũng là cách tốt để các mẹ sẵn sàng cho việc đón chào thành viên bé nhỏ của mình đến thế giới.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm các bài viết này:

10 kinh nghiệm dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ yêu

Mẹ đau bụng chuyển dạ cần ở những vị trí nào?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “8 Dấu hiệu sắp sinh con rạ mẹ bầu cần phải biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

SINH MỔ LẦN 2 CÓ NÊN CHỜ CHUYỂN DẠ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU Ý
SINH MỔ LẦN 2 CÓ NÊN CHỜ CHUYỂN DẠ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU Ý
Các mẹ luôn được khuyên rằng nên sinh thường nếu có thể. Sinh mổ chỉ nên thực hiện khi có những biến chứng y tế nguy hiểm trong cuối kỳ mang thai. Tuy nhiên ngày nay, việc sinh mổ đã trở nên phổ biến khi nhiều bà mẹ bất chấp mọi rủi ro của nó […]
CÁCH THỞ KHI CHUYỂN DẠ LÀ GÌ? MÁCH MẸ CÁCH THỞ GIẢM ĐAU ĐỚN
CÁCH THỞ KHI CHUYỂN DẠ LÀ GÌ? MÁCH MẸ CÁCH THỞ GIẢM ĐAU ĐỚN
Chắc hẳn, sau 9 tháng 10 ngày mang thai em bé trong bụng, mẹ rất mong ngóng chào đón bé ra đời. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, mẹ gặp phải không ít đau đớn. Vậy thì, khi chuyển dạ mẹ có thể làm gì để giảm đau đớn? Trong bài viết này, Góc […]
Đau bụng sắp sinh như thế nào? Làm thế nào để bớt đau bụng?
Đau bụng sắp sinh như thế nào? Làm thế nào để bớt đau bụng?
Đau bụng sắp sinh như thế nào? Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu. Bởi dù đã sinh con nhiều thì việc phân biệt đau bụng sắp sinh cũng rất khó. Do vậy, bài viết dưới đây Mamamy sẽ giải đáp chi tiết và đưa ra những lưu ý mẹ cần biết. 1. […]
Làm thế nào để khắc phục triệu chứng đau bụng đẻ của mẹ?
Làm thế nào để khắc phục triệu chứng đau bụng đẻ của mẹ?
Quãng thời gian mang thai và sinh con là quãng thời gian khó khăn nhất. Đặc biệt là lúc gần đền ngày vượt cạn, mẹ sẽ có nhiều triệu chứng đau bụng. Vậy, làm cách nào để đối phó với triệu chứng đau bụng đẻ? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho mẹ nhé! […]
Giỏ hàng 0