Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có phải là dấu hiệu xấu?

Có rất nhiều dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Ra máu báo là một trong những dấu hiệu đó. Tuy nhiên, ở mỗi mẹ bầu, các dấu hiệu chuyển dạ diễn ra khác nhau. Và đôi khi có những mẹ bầu không xuất hiện dấu hiệu máu báo. Có thể điều này sẽ khiến nhiều mẹ bầu rơi vào lo lắng, bất an. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ yêu giải tỏa nỗi phiền muộn đó. Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có sao không? Hãy cùng đọc bài biết dưới đây nhé!

1. Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu vẫn thường xảy ra

Chuyển dạ không ra máu báo vẫn thường xảy ra
Chuyển dạ không ra máu báo vẫn thường xảy ra

Vậy đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có là một vấn đề thường gặp không? Mẹ có phát hiện ra điểm thú vị khi mọi giai đoạn mang thai đều gắn liền với những hiện tượng của chất lỏng cơ thể. Khi cố gắng thụ thai, bạn sẽ theo dõi kỳ kinh nguyệt của mình. Sau đó dùng nước tiểu để phát hiện đã đậu thai hay chưa. Tiếp đó là dịch tiết ra khi mẹ bầu mang thai trong 9 tháng. Cuối cùng là hai chất lỏng báo hiệu thời kỳ lâm bồn.

Mẹ yêu có thể đã nghe đến thuật ngữ “máu báo” nhưng có lẽ chưa biết nghĩa của nó là gì. Đó là thuật ngữ dùng để chỉ sự ra máu vào cuối thời gian thai kỳ. Chắc bạn cũng đã nghe đến thuật ngữ “bong nút hồng” và có thể nghĩ rằng, hai hiện tượng đó là một. Tuy nhiên, đây lại là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau.

Bong nút hồng có thể xảy ra theo mọi lúc. Nút nhầy cũng có khả năng tái tạo. Nếu mẹ yêu ra một chút chất nhầy, không nhất thiết đó là dấu hiệu sắp sinh. Nút nhầy có thể mất do cổ tử cung đang mềm và mỏng đi. Đôi khi một chút máu có thể dính trong chất nhầy làm cho chúng có màu hồng.

Hiện tượng máu báo xảy ra do cổ tử cung đang giãn ra. Điều này thường diễn ra sau khi mất nút hồng âm đạo. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, quá trình chuyển dạ có thể bắt đầu. Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu là hoàn toàn bình thường mẹ nhé!

Đọc thêm: 

Đau bụng chuyển dạ: Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào?

Dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện: Mẹ bắt buộc phải chú ý

2. Vì sao đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu?

Vì sao đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu?
Vì sao đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu?

2.1. Mẹ có biết thế nào là ra máu báo?

Ra máu báo là hiện tượng ra dịch nhầy có màu hồng hoặc nâu kèm theo máu. Điều đó có nghĩa là các mạch máu trong cổ tử cung bị vỡ ra trong quá trình cổ tử cung giãn. Đây là một dấu hiệu tốt và bình thường khi mẹ chuyển bị đến ngày sinh.

Các mẹ kinh nghiệm chuyển dạ mà không ra máu báo và vô cùng lo lắng vì điều đó. Máu báo có thể ra với một lượng lớn. Tuy nhiên nó cũng có thể ra với lượng rất nhỏ, đến mức mẹ không thể nhận ra. Điều đó có nghĩa là có mẹ có ra máu báo nhưng không phát hiện ra. 

2.2. Bong nút nhầy và ra máu báo có phải cùng một hiện tượng?

Bong nút nhầy và ra máu báo đều có điểm chung là chất nhầy. Tuy nhiên, máu báo là dịch tiết ra có màu như máu. Nó chỉ xảy ra khi sắp đến giờ lâm bồn. Nút hồng ra nhiều hơn một giọt và ra thành nhiều lần. Chúng giống như thạch và lẫn một chút máu. Khi ra nút hồng, mẹ sẽ thấy cơn co thắt sớm đầu tiên xuất hiện. Nhưng điều đó không có nghĩa là chuyển dạ đang đến gần.

3. Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có phải là dấu hiệu xấu?

Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu báo hoàn toàn là hiện tượng bình thường
Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu báo hoàn toàn là hiện tượng bình thường

Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu báo hoàn toàn là hiện tượng bình thường. Như các mẹ đã đọc ở trên, nếu mẹ ra máu báo theo từng vệt với một lượng nhỏ. Thì mẹ có thể sẽ không phát hiện đang có hiện tượng ra máu báo. Như vậy, vẫn có hiện tượng ra máu báo mà mẹ yêu không nhận ra chứ không phải mẹ yêu hòa toàn không trải nghiệm điều đó.

Nhiều mẹ không thấy hiện tượng máu báo cho đến khi quá trình lâm bồn chính thức bắt đầu. Nên nếu mẹ mong chờ hiện tượng máu báo xảy ra trước vài ngày thì có thể mẹ sẽ thất vọng đấy.

4. Có phải ra máu báo là dấu hiệu chuyển dạ?

Có phải ra máu báo là dấu hiệu chuyển dạ? Vì ra máu báo xảy ra khi cổ tử cung bắt đầu giãn ra. Điều đó có nghĩa là cơ thể mẹ đang trong quá trình chuyển dạ. Mặc dù ra máu báo là dấu hiệu thường xuyên cho thấy sự chuyển dạ sắp xảy ra. Nhưng nó có thể xảy ra trong những trường hợp khác. 

  • Nếu mẹ đi kiểm tra cổ tử cung vào cuối thai kỳ, các kích ứng do quá trình kiểm tra có thể là nguyên nhân ra máu báo.
  • Mẹ cũng có khả năng ra máu báo khi bác sĩ thực hiện các kiểm tra như kéo căng cổ tử cung và quét màng ối.

Mẹ có thể gặp một số rủi ro khi thực hiện các kiểm tra thăm khám này. Thường thì bác sĩ sẽ hỏi thăm ý kiến của mẹ trước khi thực hiện.

4.1. Bao lâu sau khi ra máu báo quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu?

Nếu mẹ sắp đến ngày dự sinh và thấy hiện tượng ra máu báo thì đó là dấu hiệu tích cực
Nếu mẹ sắp đến ngày dự sinh và thấy hiện tượng ra máu báo thì đó là dấu hiệu tích cực

Nếu mẹ sắp đến ngày dự sinh và thấy hiện tượng ra máu báo thì đó là dấu hiệu tích cực. Còn nếu đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu thì vẫn hoàn toàn bình thường mẹ nhé. Thời gian chuyển dạ ở mỗi bà mẹ sẽ khác nhau. Nên không có gì đảm bảo quá trình chuyển dạ sẽ xảy ra sau đó 24 giờ. Nó vẫn có thể xảy ra ngay sau đó vài giờ hoặc vài ngày trong tương lai. 

Những người lần đầu làm mẹ có nhiều khả năng thấy ra máu báo trước trước khi bắt đầu chuyển dạ vài ngày. Những phụ nữ đã từng một lần sinh con, thường không thấy máu báo cho đến khi cổ tử cung giãn ra. Thường thì mẹ sinh con rạ sẽ có thể mong đợi rằng sẽ sinh con sau khi ra máu báo 24 tiếng.

Thường mẹ có thể thực hiện các dịch vụ kiểm tra cổ tử cung mở vào cuối thai kỳ của mình. Tuy nhiên, nếu không có những lý do y tế đáng lo ngại, mẹ có thể chọn không kiểm tra cổ tử cung khi chuyển dạ.

Phần kết

Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ thường nhận thấy dấu hiệu ra máu nhẹ hoặc thậm chí đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu. Đừng lo ngại về điều đó, máu báo có thể ra trước đó với lượng vô cùng nhỏ đến mức mẹ không phát hiện ra. Đây không phải là nguyên nhân đáng ngại. Nhưng mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ nếu cảm thấy cơ thể không khỏe hoặc bị mất máu quá nhiều.

Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:

Mẹ bị tiêu chảy trong bao lâu thì chuyển dạ

12 cách kích thích chuyển dạ khi quá ngày dự sinh an toàn

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có phải là dấu hiệu xấu?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả là hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nhưng liệu mẹ đã hiểu rõ về hiện tượng chuyển dạ giả này chưa? Đặc điểm của chuyển dạ giả là gì? Sau đây là TOP 6 thông tin cơ bản về các cơn đau chuyển dạ giả mà bất […]
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Hiện tượng ra máu báo sắp sinh, chuyển dạ là một hiện tượng thường gặp vào giai đoạn cuối của thai kì. Ra máu báo bao lâu thì sinh con, chuyển dạ? Những dấu hiệu báo chuyển dạ đi kèm khác là gì? Đó đều là những điều mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Đọc […]
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh là câu thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu. Sau khi trải qua loạt cơn chuyển dạ giả, mẹ bầu luôn lo lắng không biết bao giờ mình sẽ sinh thật. Làm thế nào để phân biệt đâu là chuyển dạ thật và […]
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Gần đến ngày sinh hiện tượng chuyển dạ giả cũng thường xuyên diễn ra. Với các mẹ bầu cuối thai kỳ, chỉ cần có bất kỳ một dấu hiệu chuyển dạ nào cũng có thể làm mẹ bầu lo lắng, hoang mang. Vậy làm sao để hiểu được rằng mình đang chuyển dạ giả hay […]
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh là câu hỏi nhiều mẹ đặt ra khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ – bước đầu quan trọng của hành trình vượt cạn.Thông thường, thời gian thai nghén của mẹ sẽ kéo dài trong 40 tuần. Khi thai kỳ bước vào tuần cuối, mẹ sẽ dần […]
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
Sự dãn nở của cổ tử cung là một phần quan trọng của quá trình chuyển dạ. Một giai đoạn cần thiết để cho phép em bé của chúng ta được sinh ra. Rất bình thường nếu mẹ bé đang thắc mắc: Làm thế nào biết được cổ tử cung có đang giãn nở hay […]
Giỏ hàng 0