Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chăm sóc tầng sinh môn sau sinh đúng cách cho mẹ

Trong quá trình sinh thường, một số trường hợp sản phụ phải rạch tầng sinh môn để “vượt cạn” dễ dàng hơn. Vết rạch ở tầng sinh môn này sẽ được khâu lại sau khi sinh xong. Đây là cơ quan tiếp giáp với bộ phận sinh dục và hậu môn. Vì vậy đây là nơi cần được chăm sóc cẩn thận nếu không sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Vậy mẹ đã biết chăm sóc tầng sinh môn sau sinh như thế nào để nhanh hồi phục chưa? Hãy cũng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết sau đây để rõ hơn nhé!

Xem thêm: Chăm sóc vết mổ sau sinh mau lành không để lại sẹo cho mẹ

1. Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là một vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ của mẹ.
Tầng sinh môn là một vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ của mẹ.

Tầng sinh môn là một vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ của mẹ. Theo mặt giải phẫu, tầng sinh môn là khu vực nmằ giữa xương mu và xương cụt, bao gồm đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. Đây cũng là khu vực giúp kích thích tình dục ở cả nam và nữ. Thông thường ở lần sinh đầu tiên, nhiều mẹ sẽ bị rách tầng sinh môn hoặc buộc phải áp dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn để thai nhi được lấy ra dễ dàng hơn. Đây là bộ phận quan trọng của cơ thể, vì vậy cần có sự chăm sóc đặc biệt. Nếu không sẽ rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Vì thế nên mẹ cần biết cách chăm sóc tầng sinh môn sau sinh để đảm bảo sức khỏe của chính mình.

2. Vì sao mẹ cần rạch tầng sinh môn khi vượt cạn?

Khi sinh thường, bộ phận sinh dục của mẹ dần mở rộng các cơ để thai nhi có thể dễ dàng chui lọt.
Khi sinh thường, bộ phận sinh dục của mẹ dần mở rộng các cơ để thai nhi có thể dễ dàng chui lọt.

Khi sinh thường, bộ phận sinh dục của mẹ dần mở rộng các cơ để thai nhi có thể dễ dàng chui lọt. Tuy nhiên việc giãn nở cũng có giới hạn. Có nhiều mẹ gặp khó khăn khi vượt cạn nếu không dùng tới một số thủ thuật hỗ trợ. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ áp dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn. Thậm chí có nhiều mẹ phải mổ lấy thai. Vậy mẹ khi nào cần rạch tầng sinh môn không? Bác sĩ sẽ áp dụng cách này trong những trường hợp sau:

  • Thai nhi có đầu quá to
  • Trọng lượng thai nhi lớn
  • Sinh non
  • Em bé không đủ oxy
  • Ca sinh cần dùng máy hút hỗ trợ
  • Mẹ rặn thời gian dài khi sinh
  • Độ linh hoạt tầng sinh môn của mẹ kém
  • Mẹ bị viêm âm đạo
  • Tử cung co bóp không đủ mạnh

Thủ thuật nhỏ này là rạch 1 đường ngắn ở tầng sinh môn để giúp thai nhi chào đời nhanh chóng. Hơn nữa việc này cũng giúp tránh trường hợp mẹ cố rặn gây rách tầng sinh môn. Sau khi sinh, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Vết khâu bị rách sẽ ít thẩm mĩ hơn vết khâu được chủ động rạch. Đối với những mẹ có độ giãn âm đạo đủ rộng thì không cần tới thủ thuật này. Tuy nhiên nếu mẹ cần phải rạch tầng sinh môn thì cần biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn hợp lý.

3. Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn

3.1. Các biện pháp giảm đau

Trong quá trình chăm sóc tầng sinh môn sau sinh, có nhiều mẹ không tránh khỏi việc bị đau
Trong quá trình chăm sóc tầng sinh môn sau sinh, có nhiều mẹ không tránh khỏi việc bị đau

Trong quá trình chăm sóc tầng sinh môn sau sinh, có nhiều mẹ không tránh khỏi việc bị đau. Mẹ có thể tham khảo những biện pháp giảm đau dưới đây:

  • Chườm lạnh: giúp giảm đau, viêm sưng. Mẹ có thể ngồi vào bồn nước lạnh, sau đó lau khô vết khâu bằng khăn sạch.
  • Thuốc giảm đau: mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho mẹ mà không ảnh hưởng tới sữa.
  • Điều chỉnh tư thế: mẹ nên ngồi trên đệm hơi để thoải mái hơn. Nếu bị đau, mẹ có thể chuyển sang nằm sấp hoặc nghiêng.
  • Không quan hệ tình dục: mẹ không nên quan hệ tình dục nếu vết khâu chưa lành.
  • Hạn chế vận động mạnh.

3.2. Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn

Thông thường, sau 2 – 4 tuần vết khâu sẽ liền da tùy vào cơ địa mỗi người
Thông thường, sau 2 – 4 tuần vết khâu sẽ liền da tùy vào cơ địa mỗi người

Thông thường, sau 2 – 4 tuần vết khâu sẽ liền da tùy vào cơ địa mỗi người. Tùy vào loại chỉ khâu mà vết khâu sẽ tự tiêu trong 2 – 12 tuần. Trong thời gian này, mẹ cần chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cẩn thận.

  • Giữ vết khâu luôn khô ráo, sạch sẽ, rửa bằng nước sạch, lau khô nhẹ nhàng.
  • Lau từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn để hồi phục. Mẹ cũng chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng.
  • Tập bài tập sàn chậu để giúp máu lưu thông và đẩy nhanh qua strình lành vết thương.
  • Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên để không làm tổn thương tới vết rạch.
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh bị táo bón.
  • Nếu có dấu hiệu nào bất thường, mẹ cần nhanh chóng liên lạc với bác sĩ.

3.3. Khi nào mẹ cần tới các cơ sở y tế?

Việc cần tránh nhất khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đó là nhiễm khuẩn
Việc cần tránh nhất khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đó là nhiễm khuẩn

Việc cần tránh nhất khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đó là nhiễm khuẩn. Mẹ cần để ý tất cả các biểu hiện bất thường để có cách xử lí kịp thời. Sau đây là những dấu hiệu cho thấy tầng sinh môn nhiễm khuẩn:

  • Vết mổ tầng sinh môn đau tăng dần.
  • Vết khâu có dấu hiệu sưng đỏ, phù nề.
  • Có dịch tiết ra từ vết mổ.
  • Sản dịch có mùi hôi.
  • Mẹ sốt cao, mệt mỏi.

Chăm sóc tầng sinh môn sau sinh có thể khiến mẹ gặp khó khăn về nhiều mặt. Tuy nhiên đây vẫn là một việc hệ trọng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Mẹ nên tìm hiểu: Rạn da khi mang thai và những thông tin cần biết

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chăm sóc tầng sinh môn sau sinh đúng cách cho mẹ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
Mẹ bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa nên muốn tìm cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khoa học để mau chóng khỏe lại, con yêu được ti thỏa thích mà không lo ngại gì. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung […]
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ […]
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Vậy là sau những tháng ngày đợi chờ mẹ cũng đã được bồng bế con yêu trên tay, nhưng chưa cảm nhận hết được sự thiêng liêng đó thì cơn đau đã kéo đến tìm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục sau quá trình sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với […]
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Mẹ vừa sinh em bé, nghe mọi người “mách” uống nước dừa tươi giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và về dáng nhanh nên muốn bổ sung vào thực đơn của mình. Thế nhưng mẹ vẫn băn khoăn, muốn tìm hiểu rõ phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không và cách uống […]
Giỏ hàng 0