Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sau sinh bị đau cổ tay, mẹ nên điều trị như thế nào?

Sau khi sinh con, mẹ sẽ phải đối mặt với hàng loạt hệ lụy về sức khỏe phát sinh từ quá trình mang thai và sinh con. Trong đó, có khá nhiều mẹ sau sinh bị đau cổ tay. Đây là một tình trạng phổ biến thường gặp với các mẹ bỉm sữa. Triệu chứng xuất hiện khi mẹ đang nghỉ hậu sản, chăm sóc em bé. Việc này có thể dẫn tới nhiều khó khăn cho mẹ trong việc chăm sóc em bé. Vậy mẹ có biết làm thế nào để điều trị chứng sau sinh bị đau cổ tay không?

Xem thêm: Đau xương chậu khi mang thai có gì nguy hiểm?

1. Triệu chứng đau cổ tay sau khi sinh

Triệu chứng đau cổ tay sau khi sinh
Triệu chứng đau cổ tay sau khi sinh

Theo thống kê, có gần 60% phụ nữ sau sinh bị đau cổ tay khó chịu. Triệu chứng ban đầu là mỏi vùng cổ tay bên phía ngón cái diễn tiến nhiều ngày. Nó có thể trở thành triệu chứng đau kéo dài gây khó chịu và mệt mỏi cho mẹ. Bệnh lí này có thể bị gây ra bởi một trong hai hội chứng sau:

  • Hội chứng viêm bao gân ở ngón cái (De Quervain): tình trạng liên quan đến viêm hẹp bao gân ngón tay cái. Trong đó lớp bao gân bị viêm sẽ dày lên khiến gân di chuyển khó khăn hơn. Từ đó gây đau nhức trong khi mẹ co duỗi ngón tay cái.
  • Hội chứng ống cổ tay: tình trạng này liên quan đến vẫn đề dây thần kinh giữ bị chèn ép. Nó xảy ra do ống cổ tay hẹp lại bởi những cấu trúc xung quanh lệch khỏi vị trí vốn có. Mẹ bị hội chứng này có cảm giác đau nhức, tê ngứa kéo dài từ cổ tay đến bàn tay. Bệnh kéo dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của bàn tay.

2. Nguyên nhân sau sinh bị đau cổ tay

Nguyên nhân đau cổ tay sau khi sinh
Nguyên nhân việc sau sinh bị đau cổ tay

Sau sinh bị đau cổ tay, đau khớp, đau xương ở mẹ bỉm có thể xảy tới do nhiều nguyên nhân. Vậy mẹ có biết nguyên nhân gây tới bệnh lý này là gì không? Nếu mẹ bị đau cổ tay, hãy nghĩ tới những lí do sau đây:

  • Thiếu dưỡng chất sau sinh: rất thường gặp ở mẹ bỉm. Sau khi sinh, mẹ cần bổ sung lượng lớn dưỡng chất vừa phải nuôi cơ thể, vừa phải nuôi con. Do đó tình trạng thiếu chất rất thường gặp. Thiếu hụt canxi, khoáng chất, vitamin sẽ gây tác động lên thần kinh ngoại vị, mật độ xương khớp gây đau khớp cổ tay.
  • Thay đổi nội tiết tố, rối loạn tiết tố: đây là điều thay đổi rõ rệt ở mẹ sau sinh. Progesterone và estrogen bị giảm sút khiến cấu trúc hệ xương khớp của mẹ suy yếu.
  • Sinh hoạt không đúng cách: cơ thể mẹ chưa hoàn toàn hồi phục sau sinh. Nhưng lúc này mẹ phải chăm bẵm bé, ru con, cho bé ăn… Nhiều mẹ còn phải làm việc nhà hàng ngày như giặt giũ, nấu ăn, dọn dẹp… Cường độ làm việc nhiều cùng với sinh hoạt sai tư thế sẽ khiến mẹ đau nhức xương khớp, trong đó có cổ tay.
  • Chấn thương cổ tay: trong hoạt động hàng ngày đôi khi cũng có những va chạm. Vị trí cổ tay cũng là nơi dễ bị va đập. Tùy vào mức độ tác động mà có thể dẫn đến trật khớp, đau khớp cổ tay.
  • Viêm khớp, thoái hóa khớp: thường gặp ở mẹ lớn tuổi. Tình trạng khó tránh khỏi khi mẹ sinh con ở tuổi tác cao.

3. Điều trị đau cổ tay sau khi sinh

Triệu chứng đau cổ tay sau khi sinh kéo dài sẽ khiến mẹ khó chịu, mệt mỏi. Vì vậy nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn về sau này. Tuy nhiên khi mẹ còn đang cho con bú, điều trị bằng thuốc không phải một sự lựa chọn tốt. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến sữa mẹ, có nguy cơ tác động tiêu cực tới gan, thận.

3.1. Phương pháp điều trị vật lý

Phương pháp điều trị vật lý
Phương pháp điều trị vật lý
  • Mang nẹp ngón tay cái: giúp mẹ giảm đau và giữ ngón cái không cong về phía trước. Mẹ nên đeo nẹp càng nhiều càng tốt, kể cả khi đi ngủ. Đây là phương pháp dễ dàng nhất cho phụ nữ sau sinh bị đau cổ tay.
  • Điều chỉnh các động tác sai: mẹ nên tránh các động tác, tư thế gây đau. Cố gắng giữ cho ngón cái và cổ tay thoải mái khi làm việc hàng ngày. Kể cả khi bế con, mẹ nên tìm cách sử dụng gối và cẳng tay thay thế để tránh sử dụng tới bàn tay. Khi có dấu hiệu căng mỏi cơ, mẹ nên dừng việc đang làm lại để nghỉ ngơi. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng xe đẩy em bé để việc chăm sóc trẻ dễ dàng hơn.
  • Chườm lạnh: sử dụng túi chườm lạnh, túi nước đá có thể giúp mẹ giảm đau. Mẹ có thể lặp lại nhiều lần trong ngày. Không nên tiếp xúc da trực tiếp với vật lạnh để tránh tình trạng bỏng lạnh.

3.2. Điều trị bằng phương pháp dân gian

Điều trị bằng phương pháp dân gian
Điều trị bằng phương pháp dân gian
  • Muối và ngải cứu: đây là sự kết hợp tuyệt vời giúp cổ tay hoạt động linh hoạt hơn. Tinh dầu trong ngải cứu có thể làm suy giảm các cơn đau nhức khớp và sưng nóng. Mẹ chỉ cần lấy ngải cứu rang hơi khô rồi thêm muối trắng hạt vào. Sau đó cuốn hỗn hợp vào khăn mỏng rồi chườm lên cổ tay khi còn nóng. Thực hiện thường xuyên để có được hiệu quả mong muốn.
  • Muối và gừng: gừng có tính cay ấm giúp hỗ trợ lưu thông máu ở khớp, giảm sưng đau. Mẹ thái lát gừng rồi cho vào chảo rang se khô, thêm muối vào. Thực hiện chườm nóng như với bài thuốc trên. Mỗi tuần 3 lần sẽ giúp bệnh tiến triển rõ rệt.

Sau sinh bị đau cổ tay là triệu chứng thường gặp nhưng lại đeo bám dai dẳng khiến mẹ khó chịu, đau đớn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm thông tin về triệu chứng này. Chúc mẹ khỏe mạnh và hạnh phúc!

Mẹ nên tìm hiểu: Làm thế nào để khắc phục triệu chứng đau bụng đẻ của mẹ?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sau sinh bị đau cổ tay, mẹ nên điều trị như thế nào?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
Mẹ bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa nên muốn tìm cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khoa học để mau chóng khỏe lại, con yêu được ti thỏa thích mà không lo ngại gì. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung […]
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ […]
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Vậy là sau những tháng ngày đợi chờ mẹ cũng đã được bồng bế con yêu trên tay, nhưng chưa cảm nhận hết được sự thiêng liêng đó thì cơn đau đã kéo đến tìm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục sau quá trình sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với […]
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Mẹ vừa sinh em bé, nghe mọi người “mách” uống nước dừa tươi giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và về dáng nhanh nên muốn bổ sung vào thực đơn của mình. Thế nhưng mẹ vẫn băn khoăn, muốn tìm hiểu rõ phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không và cách uống […]
Giỏ hàng 0