Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sau sinh ăn dứa được không? Lưu ý quan trọng mẹ cần phải biết

Dinh dưỡng sau sinh luôn là vấn đề được mẹ quan tâm hàng đầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bé. Dứa là một loại trái cây giàu dinh dưỡng. Vì vậy, chắc hẳn mẹ đang rất thắc mắc rằng sau sinh ăn dứa được không? Cần lưu ý gì khi ăn dứa sau khi sinh? Bài viết ngày hôm nay chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ.

1. Mẹ sau sinh có nên ăn dứa? Có gây mất sữa hay không?

Phụ nữ sau sinh ăn dứa được không hẳn là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm đặt ra và thắc mắc. Câu trả lời là có mẹ nha, tuy nhiên cần ăn đúng cách để hiệu quả nhất nhé! Theo các chuyên gia y tế khuyến nghị, mẹ chỉ nên ăn dứa sau khoảng 1 – 2 tuần kể từ khi sinh và chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải để tránh tình trạng tắc tia sữa khi cho con bú. 

Trong dứa có chứa 86% là nước, phần còn lại là carbohydrate – thành phần cơ bản giúp con người duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, dứa giúp mẹ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hàm lượng vitamin C có trong thịt quả dứa hạn chế oxy hóa các tế bào gốc và giảm thiểu khả năng gây ra những biến chứng về bệnh tim mạch của bé.

Phụ nữ sau sinh có thể ăn được dứa nhưng cần ăn đúng cách
Mẹ chỉ nên ăn dứa sau khoảng 1 – 2 tuần kể từ khi sinh với liều lượng vừa phải
  • Theo Đông ý, dứa luôn có vị chúa và tính bình nên giúp mẹ lợi tiểu và ngăn ngừa cảm giác buồn nôn, khó chịu thường gặp sau sinh.
  • Trong dứa có chứa 16mg Ca, vì vậy, mẹ ăn dứa sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm lớn.
  • Dứa là loại quả giúp kháng viêm và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé rất tốt. Bên cạnh đó, nhiều mẹ thường lo lắng sau sinh mổ ăn thơm được không thì đến nay có thể hoàn toàn yên tâm nhé. Bởi dứa sẽ giúp mẹ phục hồi nhanh hơn những vết thương bị nhiễm trùng sau sinh đó.
  • Hàm lượng chất xơ và 1 số chất dinh khác trong dứa như protein, lipit, Ca,… giúp kích thích quá trình tiêu hóa, điều chỉnh các triệu chứng rối loạn trong dạ dày. Từ đó giúp mẹ thoát khỏi nỗi lo táo bón, làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh.
  • Mẹ sau sinh ăn dứa thường xuyên, đúng cách sẽ làm giảm các cơn đau xương khớp, cơ bắp trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Giúp mẹ vận động dễ dàng, linh hoạt và sớm quay lại với các hoạt động thường ngày hơn.
  • Đặc biệt, trong dứa chứa hàm lượng calo thấp, giúp mẹ nhanh chóng lấy lại được vóc dáng cân đối của mình sau sinh.
Giúp mẹ hiểu rõ hơn về băn khoăn sau sinh ăn dứa được không
Giúp mẹ hiểu rõ hơn về băn khoăn sau sinh ăn dứa được không

Mẹ tham khảo thêm những loại quả nên ăn sau sinh: Sau sinh nên ăn quả gì?

2. Giá trị dinh dưỡng của dứa

Để giải đáp thắc mắc sau sinh ăn dứa được không, trước tiên, mẹ hãy tìm hiểu giá trị dinh dưỡng mà dứa mang lại nhé. Với mẹ sau sinh, dứa hay còn có tên gọi khác là thơm là loại trái cây cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất nhất trong quá trình cho bé bú. 

Chất dinh dưỡng Hàm lượng
Calo 50
Protein 0.54g
Carbohydrate 13.52g
Chất xơ 1.40g
Chất béo 0.12g
Các loại Vitamin và khoáng chất

Theo nghiên cứu, trung bình trong 100gam dứa có tới 25 calo, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2,… Và nhiều khoáng chất thiết yếu khác như: 0,4 gam chất xơ, 0,4 gam protein, 16mg CA, 11mg Ca,…

Hàm lượng dinh dưỡng trong dứa giúp mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn dứa được không
Hàm lượng dinh dưỡng trong dứa giúp mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn dứa được không

3. Lưu ý dành cho mẹ sau sinh khi ăn dứa

Mặc dù với những thông tin trên đã giúp mẹ yên tâm hơn về vấn đề sau sinh ăn dứa được không nhưng mẹ cũng cần lưu ý 1 số điều sau khi sử dụng dứa sau sinh. Tránh trường hợp việc ăn dứa này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé yêu.

  • Mẹ chỉ  nên ăn dứa 2 đến 3 lần trong 1 tuần. Mỗi lần ăn 30 gam dứa. Đặc biệt, mẹ cần tránh ăn dứa lúc quá đói hoặc quá no. Bởi axit có trong dứa sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày. Tốt nhất, sau bữa cơm 30 phút mẹ hẵng ăn dứa nhé!
  • Mẹ nên ăn với lượng vừa phải, kết hợp cùng các loại rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa… đầy đủ dưỡng chất đi kèm
  • Không nên ăn các loại dứa đã chế biến sẵn hoặc đóng hộp, vì việc bảo quản lâu có thể khiến tăng lượng đường, hóa chất gây hại sức khỏe.
  • Nếu mẹ ăn dứa mà cảm nhận thấy có những triệu chứng bất thường như ngứa ngáy toàn thân, khó thở, nổi mề đay,… thì cần phải ngừng lại để đảm bảo sức khỏe cho con yêu nhé.
Mẹ thông thái cần bỏ túi ngay những lưu ý khi chọn sử dụng dứa sau sinh
Mẹ thông thái cần bỏ túi ngay những lưu ý khi chọn sử dụng dứa sau sinh

4. Cách chọn lưu trữ, bảo quản dứa sao cho an toàn với phụ nữ sau sinh 

4.1 Cách chọn dứa tươi ngon mà mẹ sau sinh nên lưu ý

  • Màu sắc: Mẹ để ý dứa có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần cuối là dứa đã chín rồi đó ạ. Quả càng có màu sắc vàng đều,độ ngọt càng cao. Ngược lại, nếu dứa không đều màu và có xuất hiện những vết chấm màu nâu đậm, vàng đồng hay thậm chí là ngả sang đỏ thì quả đó đã quá chín và ăn không được ngon nữa..
  • Hình dáng: Dứa có hình dáng tròn bầu có nhiều thịt dứa hơn quả có dáng ống dài.
  • Mùi thơm: Để kiểm tra mức độ tươi và chín của dứa, mẹ ngửi mùi ở phần dưới đáy của quả dứa. Nếu tỏa mùi quá ít hoặc không có mùi thì có khả năng là do trái chưa chín. Ngược lại những quả đã quá chín thì sẽ có mùi hơi chua kiểu lên men.
Mẹ sau sinh nên lưu ý về cách chọn và bảo quản dứa sao cho an toản với sức khỏe
Mẹ sau sinh cần lưu ý về cách bảo quản dứa sao cho an toàn

4.2 Cách bảo quản dứa để tránh làm mất chất dinh dưỡng

Để đạt được thời hạn sử dụng tối đa, mẹ cần tuân theo một số quy tắc sau đây nhé:

  • Trước tiên, mẹ cần rửa sạch dứa trước khi gọt và chế biến. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm Nước rửa bình sữa và làm sạch rau quả Mamamy để làm sạch dứa nhé! Đây là sản phẩm được chiết xuất từ ngô và rượu dừa từ thiên nhiên, giúp khử khuẩn và mùi tanh nên hoàn toàn yên tâm mẹ nhé!
  • Để bảo quản dứa tốt nhất, mẹ nên gọt vỏ và cắt nhỏ rồi bảo quản bằng ngăn rau của tủ lạnh. Thời gian bảo quản tối đa là 1 tuần. Tuy nhiên, mẹ nên tranh thủ dùng hết càng sớm càng tốt nhé. 
  • Mẹ lưu ý rằng nhiệt độ lý tưởng cho trái cây nói chung và dứa nói riêng là 8-10°C. Nếu thấp hơn, thì dứa sẽ mất hương vị cũng như là chất dinh dưỡng. Ngược lại, nếu cao hơn, dứa sẽ nhanh chóng bị hỏng đó mẹ!
  • Mẹ nên thường xuyên kiểm tra dứa được cất ở tủ lạnh. Khi xuất hiện các đốm đen hoặc một lớp phủ màu nâu xuất hiện, mẹ cần lập tức cắt bỏ đi để đảm bảo an toàn thực phẩm khi ăn nhé mẹ!

5. Gợi ý món ngon từ dứa cho mẹ sau sinh

Đến lúc này, chắc chắn mẹ đã hoàn toàn yên tâm vì giải đáp được khúc mắc sau sinh ăn dứa được không của mình. Đồng thời cũng bỏ túi thêm được những lưu ý về cách ăn dứa thế nào để an toàn và dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé. 

Nếu mẹ đã quá chán với việc ăn dứa trực tiếp, hãy theo phần bài viết tiếp theo để biết thêm 1 vài công thức món ngon từ dứa để cải thiện khẩu phần ăn nhé.

5.1 Nước ép dứa, cà rốt

Để thay đổi khẩu phần ăn sau sinh, món ngon đơn giản nhất mẹ có thể làm đó chính là nước ép dứa, cà rốt. Bởi sau sinh ăn được dứa và cà rốt đều là 2 loại củ, quả hàm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho cả mẹ và bé.

Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: 

  • Dứa: 2 quả
  • Sữa chua: 2 hộp
  • Mật ong: 1 thìa cà phê
  • Gừng: 1 lát nhỏ để tạo vị thơm

Cách thực hiện vô cùng đơn giản:

  • Bước 1: Sơ chế cà rốt và dứa thật sạch gọt vỏ và cắt thành những miếng nhỏ.
  • Bước 2: Cho cà rốt và dứa đã cắt nhỏ vào máy xay với 1 chút nước lọc cho tới khi nhuyễn.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp cà rốt, dứa trộn đều với 2 ly nước sôi, sữa, đường và ủ trong vòng 15 đến 20 phút.
  • Bước 4: Lọc qua rây để bỏ phần bã và thưởng thức phần nước ép nguyên chất.
Món ngon giúp mẹ giải tỏa nỗi lo sau sinh ăn dứa được không?
Món ngon giúp mẹ giải tỏa nỗi lo sau sinh ăn dứa được không?

5.2 Đậu phụ sốt dứa chua ngọt

Đây là 1 món ăn khá mới lạ mà mẹ có thể thêm vào thực đơn sau sinh của mình. Đầu tiên mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Đậu phụ: 4 bìa
  • Dứa: 1/2 quả
  • Thịt nạc xay: 100 gr
  • Sốt cà chua: 2 thìa
  • Hành lá: 2 cây
  • Hành khô: 1 củ

Cùng vào bếp thực hiện món ăn này mẹ ơi!

  • Bước 1: Cắt đậu phụ thành những miếng nhỏ vừa ăn. Dứa sơ chế sạch và cắt thành những miếng nhỏ tương tự.
  • Bước 2: Đun nóng dầu ăn trong chảo. Cho dứa vào xào trước sau đó thêm 1 chút nước để sấp mặt dứa và tiếp tục đun sôi.
  • Bước 3: Cho thêm đậu phụ vào chảo, đun trong khoảng 3 đến 5 phút sau đó nêm gia vị vừa ăn.
  • Bước 4: Tắt bếp và mẹ đã hoàn thành món ăn siêu đơn giản và bổ dưỡng này rồi.
Màu sắc hấp dẫn giúp mẹ ngon miệng hơn khi thưởng thức món dứa
Màu sắc hấp dẫn giúp mẹ ngon miệng hơn khi thưởng thức món dứa

5.3 Thịt heo sốt dứa chua ngọt

Nếu mẹ yêu thích món thịt heo sốt cà chua thông thường, lần này hãy thử thêm dứa vào món ngon của mình để cải thiện bữa ăn nhé. Món ăn này cần chuẩn bị những nguyên liệu:

  • Thịt nạc vai heo: 200 gram
  • 100 gram dứa
  • Tỏi: nửa củ
  • Gia vị khác: muối, nước tương, dường, dầu hào, tương cà, tinh bột, dầu ăn rất đơn giản:

Cùng thực hiện mẹ nha!

  • Bước 1: Sơ chế thịt ba chỉ bằng nước muối loãng, sau đó cắt thành những miếng nhỏ vừa miệng.
  • Bước 2: Sơ chế dứa, cắt mắt, thái dứa hạt lựu, miếng vừa ăn.
  • Bước 3: Phi thơm hành tím, tỏi, sau đó cho thịt ba chỉ vào chảo và nêm cùng gia vị. 
  • Bước 4: Thêm dứa cùng lúc với 1 chút nước lọc, đảo đều khoảng 2 đến 3 phút. Khi thấy thịt chuyển thành màu cánh gián, mẹ tắt bếp và rắc hành nhỏ lên trên để trang trí.
Thêm một món ngon kết hợp với dứa giúp mẹ ngon miệng hơn
Thêm một món ngon kết hợp với dứa giúp mẹ ngon miệng hơn

Mong rằng bài viết trên đã giúp mẹ yên tâm hơn khi gỡ rối được lo lắng sau sinh ăn dứa được không. Mẹ hãy để lại bình luận để được giải đáp mọi thắc mắc nhé! Góc của mẹ luôn sẵn sàng đồng hành cùng mẹ.

Sau sinh ăn dứa được không?
Sau sinh mẹ hoàn toàn có thể ăn dứa để cải thiện sức khỏe cho mình nhé

Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này:

Sau sinh ăn nho được không?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sau sinh ăn dứa được không? Lưu ý quan trọng mẹ cần phải biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Sau sinh ăn thịt gà được không: Giải đáp từ A đến Z cho mẹ yêu
Sau sinh ăn thịt gà được không: Giải đáp từ A đến Z cho mẹ yêu
Cơ thể các mẹ sau sinh cần phải bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng để sức khỏe mau hồi phục. Thế nhưng theo quan niệm xưa, sau sinh phải kiêng cữ rất nhiều thứ trong đó có thịt gà. Bởi sợ thịt gà sẽ gây ngứa, ảnh hưởng đến vết mổ hoặc […]
Sau sinh ăn nho được không? Mẹ cần lưu ý điều gì để bảo vệ sức khoẻ của bé?
Sau sinh ăn nho được không? Mẹ cần lưu ý điều gì để bảo vệ sức khoẻ của bé?
Nho giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ sau sinh ăn nho được không? Mẹ bầu sau sinh ăn nho có ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé không? Góc của mẹ xin được chia sẻ một số kinh nghiệm dưới đây. 1. Nho là loại quả tốt cho […]
Mẹ sau sinh ăn được quả gì: 16 Trái cây tốt nhất cho mẹ sau sinh
Mẹ sau sinh ăn được quả gì: 16 Trái cây tốt nhất cho mẹ sau sinh
Giai đoạn sau sinh luôn là giai đoạn vô cùng quan trọng để mẹ bổ sung chất dinh dưỡng phục hồi cơ thể. Vì vậy, mẹ sau sinh ăn được quả gì để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cả mẹ và bé luôn được mẹ quan tâm. 1. Sau sinh bao lâu mẹ […]
Sau sinh ăn thịt vịt được không: Chuyên Gia Giải Đáp
Sau sinh ăn thịt vịt được không: Chuyên Gia Giải Đáp
Theo dân gian, có nhiều món ăn mẹ sau sinh cần phải kiêng như hải sản, rau muống, đồ nếp, còn với thịt vịt thì sao? Sau sinh ăn thịt vịt được không là câu hỏi mẹ đang rất thắc mắc phải không nào? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết có nên […]
Giỏ hàng 0