Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sử dụng lá chữa tắc tia sữa – Phải thật cẩn thận mẹ nhé

Tắc tia sữa luôn là nỗi ám ảnh với các mẹ đang cho con bú. Mẹ lo lắng vì sợ không đủ lượng sữa cho con bú, con bị đói, bị mệt. Mẹ nghe các mẹ  truyền tai nhau cách dùng lá chữa tắc tia sữa từ kinh nghiệm của người đi trước. Tuy nhiên, các loại lá tự nhiên đó có thực sự đem lại hiệu quả trong việc chữa tắc sữa hay chỉ là sự đồn thổi vô căn cứ? Bài viết dưới đây sẽ đem tới cho mẹ câu trả lời.

1. Tác dụng của các loại lá chữa tắc tia sữa

Sử dụng những dược liệu tự nhiên từ lá cây là những bài thuốc dân gian chữa tắc tia sữa được truyền miệng từ xưa tới nay. Tuy nhiên, tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này hiện nay chưa được công nhận bởi bất kỳ một tổ chức hay nghiên cứu nào.

Theo quan niệm dân gian, các loại lá tự nhiên được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh
Theo quan niệm dân gian, các loại lá tự nhiên được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh

Dẫu vậy, người ta vẫn biết đến nhiều bài thuốc chữa tắc sữa cho mẹ từ những loại lá thiên nhiên như:

  • Lá mít
  • Lá bồ công anh
  • Lá bắp cải
  • Lá đinh lăng
  • Lá tía tô
  • Lá diếp cá
  • Lá gấc

Được lưu truyền và có những kết quả nhất định từ một số mẹ đã áp dụng, phương pháp trị tắc sữa bằng lá có những nhược điểm như sau:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Nguyên liệu dễ tìm kiếm, dễ dàng trồng được, mua được
  • Chi phí rẻ
  • Tốn thời gian chuẩn bị. Khi chuẩn bị: cần chọn nguyên liệu tươi, sạch, lá không quá già hoặc non. Sau đó rửa sạch những bụi bẩn và để ráo nước trước khi dùng.
  • Có thể gây kích ứng cho mẹ. Lá cây dù được làm sạch với nước hay ngâm muối cũng không đảm bảo hoàn toàn vô trùng do những vi khuẩn, bụi bặm bám trên lá, chưa kể tới rủi ro đến từ những nguồn mua lá không đảm bảo, không đúng loại lá  làm giảm hiệu quả chữa tắc tia sữa.
  • Bài thuốc với những loại lá đều là phương pháp chữa tắc sữa theo dân gian, chưa có cơ sở khoa học.

2. 7 loại lá chữa tắc tia sữa và cách sử dụng

Dù chưa được khoa học chứng minh tính hiệu quả đối với việc chữa trị tắc sữa nhưng 7 loại lá sau được áp dụng phổ biến nhất trong cộng đồng mẹ bỉm:

2.1. Chữa tắc tia sữa bằng lá mít

Nguyên liệu: Mẹ chuẩn bị lá mít bánh tẻ (là lá mít không non cũng không già). Mẹ lấy 9 lá (với bé gái) và 7 lá (với bé trai), đây là kinh nghiệm “nam 7 vía nữ 9 vía” của ông bà xưa truyền lại.

Lá chữa tắc tia sữa
Chữa tắc sữa bằng lá mít bánh tẻ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch lá mít sau đó để ráo nước
  • Bước 2: Mẹ hơ nóng lá mít rồi đặt lên vùng ngực mình nơi bị căng cứng do tắc sữa
  • Bước 3: Lấy tay massage nhẹ nhàng vùng ngực từ trên xuống dưới để đánh tan cục sữa đông và kích thích tuyến sữa lưu thông. Mẹ làm liên tục cho đến khi lá mít nguội. Sau đó mẹ hơ lại một lần nữa rồi massage tiếp.

Thời gian sử dụng trong ngày: Mẹ đều đặn thực hiện bài thuốc này khoảng 3-4 lần mỗi ngày và kiên trì thực hiện trong 3-5 ngày để thấy được hiệu quả mẹ nhé!

Lưu ý: Mẹ để ý hơ lá mít nóng già (khoảng 60-75 độ C) và đừng hơ nóng quá sẽ khiến ngực mẹ bị bỏng rát đó.

2.2. Chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh

Mẹ có thể dùng lá bồ công anh tươi hoặc khô để chế biến, cụ thể như sau:

2.1.1. Đối với lá bồ công anh tươi:

Chuẩn bị nguyên liệu: Các nguyên liệu gồm:

  • 50g lá bồ công anh tươi.
  • 20g muối trắng
  • 200 ml nước uống
Lá bồ công anh
Lá bồ công anh

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Rửa sạch lá bồ công anh.
  • Bước 2: Ngâm lá bồ công anh 10 phút trong nước muối ( theo tỷ lệ 20g muối và 500 ml nước)
  • Bước 3: Ép nước lá bồ công anh bằng hai cách:
    • Giã nát lá bồ công anh. Lọc lấy nước. Sau đó, ép lần hai với 200ml nước uống.
    • Cắt nhỏ lá bồ công anh. Cho vào máy xay sinh tố. Thêm 200ml nước. Xay nhuyễn, lọc tách nước và bã.
  • Bước 4: Sử dụng bã và nước ép lá bồ công anh:
    • Nước ép: Sau khi mẹ ép lá, mẹ đun sôi để nguội nước rồi uống thay nước.
    • Bã: Đắp 30 phút lên vùng ngực đau do tắc tia sữa. Mẹ nhớ ép bã kiệt nước để không làm bẩn quần áo khi đắp bã mẹ nhé!

Thời gian sử dụng trong ngày: Mẹ uống nước ép và đắp bã ép lúc nào cũng được. Tuy nhiên, mẹ nên đắp bã lên ngực sau khi cho bé bú, tránh tình trạng mẹ đang đắp lá mà bé quấy khóc đòi mẹ.

2.1.2. Đối với lá bồ công anh khô:

Chuẩn bị nguyên liệu: Mẹ cần chuẩn bị:

  • 60g lá bồ công anh khô.
  • 750 ml nước.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Rửa nhẹ nhàng lá bồ công anh khô.
  • Bước 2: Đun sôi 750 ml nước trong ấm hoặc nồi.
  • Bước 3: Sau khi nước sôi, thả lá bồ công anh khô đã rửa vào nồi nước.
  • Bước 4: Tiếp tục đun sôi thêm 10 – 15 phút.
  • Bước 5: Tắt bếp, để nguội và uống thay nước bình thường.
Đun lá bồ công anh khô để uống trị tắc tia sữa
Đun lá bồ công anh khô để uống trị tắc tia sữa

Thời gian sử dụng trong ngày: Mẹ uống nước lá bồ công anh bất cứ lúc nào thay nước uống bình thường trong ngày. Nếu dùng thay nước lọc, mẹ chú ý uống 2.5-3 lít mỗi ngày để đảm bảo bổ sung đủ nước cho cơ thể mẹ nhé!

Lưu ý: Không sử dụng nước lá bồ công anh qua đêm. Nước là bồ công anh để lâu sẽ bị thiu, vi khuẩn xâm nhập, có mùi vị lạ,…không an toàn cho sức khỏe.

2.3. Chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải

Nguyên liệu: Một bắp cải xanh và được làm sạch cẩn thận. Mẹ cắt bỏ phần cuống của bắp cải, tách lấy 8 lá xanh không dập nát, loại bỏ đi những lá mềm và không sạch. Mẹ nên chọn lá dày to, và có kích thước xấp xỉ bầu ngực của mình.

Ngâm lá với dấm để loại bỏ độc tố và rửa lại một lần nữa với nước lọc.

Lá bắp cải có công dụng trị tắc sữa hiệu quả
Lá bắp cải có công dụng trị tắc sữa hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Hơ lửa nóng già 2 lá bắp cải, ở nhiệt độ vừa phải (khoảng 60-70 độ C) tránh hơ nóng quá vì dễ gây bỏng da khi đắp lên ngực.
  • Bước 2: Cởi bỏ áo ngực, đặt một lớp khăn xô mỏng lên bầu ngực bị tắc sữa trước khi đắp lá bắp cải. Để tránh nhiệt độ quá cao, mẹ có thể đắp nhiều lớp khăn mỏng để giảm tiếp xúc của lá bắp cải với bầu ngực.
  • Bước 3: Đặt lá bắp cải đã hơ nóng lên trên vùng ngực bị tắc sữa để lá bắp ôm trọn và ủ ấm khuôn ngực của mẹ.
  • Bước 4: Mẹ lấy tay day phần cọng lá bắp cải lên trên bầu ngực để làm tan cục đông sữa. Sau vài lần day, sữa sẽ về khá nhanh. Mẹ kết hợp massage ngực theo vòng tròn để tăng hiệu quả. Nếu lá cũ đã nguội, mẹ thay lá khác nóng hơn và tiếp tục làm cho tới khi cục đông sữa tan ra.

Thời gian thực hiện trong ngày: Mỗi lần mẹ đắp không quá 30 phút, đắp không quá 3 lần /ngày

2.4. Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng

Nguyên liệu: Mẹ chuẩn bị 150-200g lá đinh lăng tươi (loại đinh lăng lá nhỏ) đem rửa sạch.

Lá đinh lăng chữa tắc sữa hiệu quả
Lá đinh lăng chữa tắc sữa hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho vào nồi nấu với khoảng 200ml nước, đậy nắp. Sau khi sôi thì mở nắp đảo đều tay 2-3 lần để lá tiết ra hết nước vào nước dùng.
  • Bước 2: Để nồi sôi khoảng 7 phút, tắt bếp, chờ nguội, chắt hết phần nước đầu ra để uống.
  • Bước 3: Phần còn lại trong nồi, mẹ thêm khoảng 200ml nước nữa đun sôi lại, lấy nước thứ 2 để uống.

Thời gian thực hiện: Sau liệu trình 2-3 ngày uống liên tục mẹ sẽ thấy được kết quả

Lưu ý: Mẹ uống nước đinh lăng còn ấm để hiệu quả cao hơn. Uống nước lá đinh lăng nên xen kẽ với nước lọc chứ không thay thế hoàn toàn nước lọc.

2.5. Chữa tắc tia sữa bằng lá tía tô

Nguyên liệu: Mẹ chuẩn bị sẵn

  • 300g lá tía tô tươi
  • 1 mảnh vải mỏng và sạch
Lá tía tô
Lá tía tô

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch lá tía tô nhiều lần với nước
  • Bước 2: Tách bỏ phần thân cứng chỉ giữ lại lá và ngọn
  • Bước 3: Giã nhuyễn phần lá để đắp lên 2 bên ngực
  • Bước 4: Dùng vải mỏng sạch băng lại trong vòng 20 phút

Thời gian thực hiện trong ngày: Mẹ đắp là tía tô mỗi ngày 1 lần, đắp trong vòng 3 ngày để thấy hiệu quả.

2.6. Chữa tắc tia sữa bằng lá diếp cá

Nguyên liệu: Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 50g lá diếp cá
  • Lá đinh lăng 100g: Mẹ chọn lá đinh lăng lá nhỏ mới có tác dụng lợi sữa. Nên chọn lá đinh lăng đã trồng được hơn 3 năm, lá đã già và phát triển hết để cho tác dụng dược lý tốt nhất.
  • Cả 2 loại đem rửa sạch để ráo nước.
Lá diếp cá kết hợp cùng lá đinh lăng trị tắc sữa hiệu quả
Lá diếp cá kết hợp cùng lá đinh lăng trị tắc sữa hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho cả 2 loại lá vào cối giã thật nhỏ.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp lá vừa giã vào khăn mỏng, đắp lên bầu ngực khoảng 1 tiếng. Tránh đắp lên quầng thâm và đầu ti làm bít tắc ống sữa.
  • Bước 3: Rửa sạch bầu ngực bằng nước ấm.

Thời gian thực hiện trong ngày: mẹ chỉ cần thực hiện khoảng 2-3 lần/tuần là đã có hiệu quả rồi nhé!

2.7. Chữa tắc tia sữa bằng lá gấc

Lá gấc kết hợp cùng lá bồ công anh tạo thành nguyên liệu trị tắc sữa
Lá gấc kết hợp cùng lá bồ công anh tạo thành nguyên liệu trị tắc sữa

Nguyên liệu: Mẹ chuẩn bị lá bồ công anh và lá gấc mỗi thứ một nắm cùng 1 chén nhỏ rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ rửa lá với nước cho sạch bụi bẩn
  • Bước 2: Giã nhỏ hỗn hợp lá cho nhuyễn
  • Bước 3: Đổ 1 chén rượu trắng vào hỗn hợp vừa giã và trộn đều
  • Bước 4: Đắp lên bầu ngực nơi bị căng cứng do tắc sữa, có thể băng lại

Thời gian thực hiện: mẹ kiên trì đắp trong khoảng 3-5 ngày, mỗi ngày một lần mẹ nhé!

3. Chữa tắc tia sữa bằng lá bao lâu có hiệu quả?

Đây là những bài thuốc dân gian được lưu truyền từ xa xưa. Hiện nay chưa có tài liệu hay nghiên cứu khoa học nào chứng minh về hiệu quả và thời gian phát huy tác dụng của chúng. Do đó không có câu trả lời chính xác về việc bao lâu các phương pháp này đem lại hiệu quả khi chữa tắc sữa. Để đảm bảo an toàn, mẹ tham khảo và sử dụng một số các phương pháp chữa tắc tia sữa đã được kiểm chứng sẽ được nhắc tới ở phần dưới của bài viết.

4. Những điều mẹ cần chú ý khi dùng lá chữa tắc tia sữa

Sử dụng các loại lá chữa tắc tia sữa chưa được giới khoa học chứng nhận nên khi áp dụng phương pháp dân gian này, mẹ cần lưu ý một vài điều nho nhỏ sau mẹ nhé!

  • Không tạm ngưng cho con bú: Theo cơ chế sinh học, bé bú mẹ càng nhiều sẽ giúp tuyến vú lưu thông tốt hơn. Nếu mẹ đang bị tắc sữa mà ngưng cho con bú, bầu ngực sẽ thêm căng cứng do không giải phóng được lượng sữa vẫn đang tiết ra. Từ đó tình trạng tắc sữa càng trở nên trầm trọng hơn.
Mẹ đừng dừng cho con bú khi điều trị tắc sữa
Mẹ đừng dừng cho con bú khi điều trị tắc sữa
  • Không đắp lá ướp lạnh để giảm đau: Nguyên nhân của tắc sữa đến từ bên trong, do sự vón cục của các cục sữa đông làm tắc nghẽn nang sữa, không phải do chấn thương bên ngoài. Do đó dùng lá cây ướp lạnh chườm ngực không thể giảm đau, mà khiến các mạch máu và ống dẫn sữa co lại, tình trạng tắc sữa trầm trọng hơn.
  • Không áp dụng với trường hợp bị tắc tia sữa kéo dài, biểu hiện nặng: Công dụng những bài thuốc này mới chỉ cho thấy hiệu quả ở những trường hợp mới tắc sữa, mức độ nhẹ. Nếu tình trạng tắc sữa của mẹ kéo dài quá 5 ngày, có biểu hiện nặng như sốt cao, sưng nhức, mưng mủ, mẹ nên đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời, tránh dẫn tới viêm nhiễm, hoại tử.
Mẹ nên đi khám bác sĩ khi bị tắc sữa quá lâu và điều trị bằng lá không hiệu quả
Mẹ nên đi khám bác sĩ khi bị tắc sữa quá lâu và điều trị bằng lá không hiệu quả

Ngoài ra, chữa tắc tia sữa bằng các loại lá sẽ không an toàn tuyệt đối. Bởi dù nguyên liệu đã được rửa, cũng không đảm bảo vô trùng được hoàn toàn được những vi khuẩn, bụi bặm bám trên lá. Vì vậy, mẹ không nên phụ thuộc vào phương pháp này mà cần cân nhắc tới những phương pháp an toàn và hiệu quả hơn mẹ nhé!

5. Phương pháp chữa tắc tia sữa đã được kiểm chứng

Nếu như mẹ đang e ngại về tính khoa học của phương pháp dân gian dùng lá chữa tắc tia sữa, mẹ tham khảo những cách chữa tại nhà dưới đây. Tất cả đều là phương pháp an toàn được chuyên gia khuyên dùng rồi đó mẹ!

5.1. Chườm ấm quanh bầu ngực

Tác dụng của chườm ấm: Chườm ấm ngực giúp làm mềm vú, các nang sữa giãn nở hoặc làm tan những cục sữa đông trong nang sữa. Từ đó giảm cương sữa, giúp sữa chảy ra ngoài dễ hơn.

Chườm ngực làm giãn nở nang sữa
Chườm ngực làm giãn nở nang sữa

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị khăn và nước ấm. Nhúng khăn trong nước ấm khoảng 40-45 độ và đặt lên quầng vú.
  • Bước 2: Massage ngực nhẹ nhàng để kích thích dòng chảy của sữa
  • Bước 3: Dùng tay bóp 1 ít sữa ra trước để giảm sự căng sữa, giúp tia sữa thông thoáng hơn. Thao tác này cũng giúp làm mềm vú để bé mút được tốt hơn

Lưu ý: Không chườm ấm quá 3 phút vì có thể làm phù nề các mạch máu dưới tuyến vú gây vỡ mạch và tổn thương vú, áp xe vú/viêm vú.

5.2. Massage vùng ngực

Massage ngực là phương pháp chữa tắc sữa hiệu quả. Các chuyên gia khuyên mẹ nên xoa, nắn nhẹ thường xuyên và đều đặn vùng ngực bị căng cứng để giúp sữa lưu thông tốt hơn.

Massage ngực trị tắc sữa
Massage ngực trị tắc sữa

Tác dụng của massage vùng ngực:

Khi đều đặn massage ngực, bầu ngực của mẹ trở nên mềm mại hơn. Các động tác trong quá trình massage góp phần đánh tan các cục sữa đông gây ách tắc tuyến sữa, làm giãn nở các nang sữa giúp tia sữa được lưu thông. Ngoài ra, một lợi ích tuyệt vời của việc massage vú giúp lưu thông tuyến sữa, làm giãn nở các nang sữa, giúp mẹ tránh được các bệnh liên quan đến tuyến vú như xơ nang tuyến vú, u xơ tuyến vú, viêm tuyến vú và áp xe vú…

Cách thực hiện: Mẹ dễ dàng thực hiện massage ngực với 6 bước vô cùng đơn giản:

  • Bước 1: Dùng 3 ngón tay (gồm ngón tay cái, ngón tay trỏ và ngón giữa) vuốt từ bầu ngực qua đầu vú về phía dưới theo chiều động mạch. Tay còn lại đỡ bầu ngực. Lặp lại mỗi bên 5 lần.
  • Bước 2: Tiếp tục vuốt quanh bầu ngực khoảng 2 vòng bằng 3 ngón tay. Sau đó lặp lại tương tự 2 vòng ngược chiều kim đồng hồ
  • Bước 3: Mô phỏng lại động tác bú mẹ của em bé bằng cách dùng 3 ngón tay kéo nhẹ đầu vú ra phía ngoài với lực tương tự lực bú của em bé. Lặp lại thao tác này 4 lần
  • Bước 4: Lấy 1 bàn tay khum lại thành hình chữ C giữ phía dưới bầu vú. Sau đó nhẹ nhàng rung bầu vú với tần suất rung tăng dần. Lấy 3 ngón tay ở bên còn lại massage nhẹ nhàng khu vực quầng vú. Thực hiện 2 bên mỗi bên khoảng 1 phút
  • Bước 5: Lấy ngón cái và ngón trỏ đặt bên trên quầng vú, ép nhẹ theo chiều từ trên xuống và hướng ra ngoài quầng vú. Tay kia làm tương tự nhưng ép theo chiều từ dưới lên. Lặp lại thao tác khoảng 3-5 lần cho mỗi bên
  • Bước 6: Dùng tay ấn và kéo nhẹ đầu vú, trong khi đó tay kia xoa bóp nhẹ đầu vú. Thực hiện thao tác 4 lần.

Thao tác này đặc biệt hiệu quả với mẹ nào có núm vú ngắn hoặc có hiện tượng thụt núm vú.

Tổng thời gian massage khoảng 3-5 phút hoặc có thể kéo dài lâu hơn nếu mẹ thấy thoải mái. Mẹ nên thực hiện dưới vòi sen nước ấm, vì nước ấm giúp làm tan phần nào những cục sữa đông, khiến bầu ngực mềm hơn, như vậy hiệu quả giảm tắc tia sữa sẽ nhanh hơn.

Mẹ massage ngực dưới vòi sen nước ấm, sẽ rất hiệu quả đó mẹ
Mẹ massage ngực dưới vòi sen nước ấm, sẽ rất hiệu quả đó mẹ

Ngoài ra, kết hợp massage với chườm ấm trước khi cho con bú giúp khai thông các tia sữa, hỗ trợ giảm đau và sưng rất tốt đó mẹ.

5.3. Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ

Ngoài các phương pháp chữa tắc tia sữa trên, mẹ kết hợp sử dụng một số loại thực phẩm chức năng lợi sữa để tăng tiết sữa, giảm tắc tia sữa cho mẹ như:

  • Thuốc lợi sữa Mabio
  • Thuốc lợi sữa Ích mẫu lợi nhi
  • Thuốc lợi sữa Pigeon

Lưu ý: Thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ trong việc tăng tiết sữa và giảm tình trạng tắc sữa của mẹ, tuy nhiên mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước về loại thuốc, liều lượng để an tâm hơn mẹ nhé!

Mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào mẹ nhé
Mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào mẹ nhé

6. Biện pháp phòng tránh tắc tia sữa

Tắc tia sữa không chỉ làm mẹ đau nhức, khó chịu mà còn khiến việc bú sữa của em bé khó khăn hơn. Do đó mẹ nên “phòng hơn chống” bằng cách ngăn chặn các nguyên nhân gây ra tắc tia sữa như:

  • Cho bé bú đều đặn kết hợp sử dụng máy hút sữa để hút hết sữa ra ngoài sau mỗi cữ bú. Điều này kích thích ngực mẹ sản sinh sữa và giảm căng tức ngực cho mẹ.
  • Sử dụng áo ngực thoải mái, rộng rãi không o ép bầu ngực cũng là một cách để hạn chế sữa đông vón cục gây tắc sữa.
  • Uống đủ  2 lít nước 1 ngày để “hoà tan” các cục sữa đông cũng như cung cấp đủ nước cho cơ thể để mẹ sản sinh sữa
Mẹ bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé
Mẹ bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé
  • Mẹ dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, có thể kết hợp thêm những bài vận động nhẹ nhàng như yoga hoặc thiền
  • Tinh thần vui vẻ, thoải mái của mẹ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tiết sữa
  • Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú bằng nước ấm, đặc biệt ở các kẽ ti
  • Sau khoảng 5 ngày khi đã áp dụng những phương pháp dân gian kể trên mà không thấy hiệu quả, mẹ cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và nhận tư vấn kịp thời từ các chuyên gia. Nếu để tình trạng tắc sữa kéo dài sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm như hoại tử, viêm vú…

Đến đây chắc mẹ đã có cái nhìn rõ hơn về phương pháp dùng lá chữa tắc tia sữa. Suy cho cùng, dù được cho là có hiệu quả nhưng các bài thuốc này đều chưa được khoa học chứng minh và công nhận. Vì thế, mẹ cân nhắc và đừng phụ thuộc vào những phương thuốc này mẹ nhé!

Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào muốn được giải đáp, mẹ để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sử dụng lá chữa tắc tia sữa – Phải thật cẩn thận mẹ nhé”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Mẹ bị tắc tia sữa? Nguyên nhân và cách điều trị nhanh và hiệu quả
Mẹ bị tắc tia sữa? Nguyên nhân và cách điều trị nhanh và hiệu quả
Tắc tia sữa là hiện tưởng phổ biến của nhiều mẹ đang trong quá trình cho bé bú. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Vậy nguyên nhân và cách điều trị nhanh và hiệu quả như thế nào? Cùng Mamamy theo dõi bài viết dưới đây nhé! 1. […]
[Giải đáp] Có nên cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ không?
[Giải đáp] Có nên cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ không?
Có mẹ cho rằng, cần cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ là tốt nhất, bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ, mẹ cũng không tốn các chi phí như bình bú, máy vắt sữa,… Cũng có mẹ cho rằng, cho bé bú bình sẽ tốt hơn, vừa tránh bệnh lây nhiễm, mẹ […]
Mẹ nên làm gì nếu bị tắc tia sữa?
Mẹ nên làm gì nếu bị tắc tia sữa?
Bầu ngực chứa các ống dẫn sữa từ tuyến vú đến núm vú. Khi ống dẫn bị tắc có thể gây cảm giác đau, sưng và ngứa cho mẹ. Đây là tình trạng tắc tia sữa mà không ít mẹ gặp phải. Mặc dù tắc tia sữa có thể gây cảm giác khó chịu cho […]
Giỏ hàng 0