Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sảy thai tự nhiên ở mẹ bầu có nguy hiểm không?

Sảy thai là điều đáng buồn ở các mẹ bầu khi đang mang thai đứa con của mình. Đôi lúc mẹ bầu lại không rõ những nguyên nhân sảy thai của mình. Vậy hãy cùng tìm hiểu về sảy thai tự nhiên để mẹ bầu có được thêm thông tin về cách phòng tránh.

1. Những dấu hiệu sảy thai 

1.1 Dấu hiệu sảy thai tuần 1 – 6

Trong những tuần đầu thai kỳ hầu hết các chị em phụ nữ đều rất khó nhận ra mình có đang mang thai hay không. Để biết chính xác mej đã mang thai trong giai đoạn này là siêu âm. Tuy nhiên đó cũng là lý do dẫn đến việc sảy thai tự nhiên ở mẹ bầu. 

1.2 Dấu hiệu sảy thai tự nhiên tuần 6 – 12

Lúc này mẹ bầu đã có thể biết được mình có thai. Các dấu hiệu như đau vùng chậu, ra máu âm đạo nhỏ giọt, chuột rút. Điều này nghĩa là có thể là sảy thai (mẹ bầu nên đặc biệt chú ý). Khi máu chảy ra quá nhiều kèm theo hiện tượng chuột rút và ngày càng nghiêm trọng. Xuất huyết có thể bắt đầu bằng chấm nhỏ sau đó ngày một nhiều hơn. Đồng thời có thể kèm theo sốt từ 37 độ trở lên và chất lỏng nhầy có mùi hôi chảy từ âm đạo

1.3 Dấu hiệu sảy thai tự nhiên tuần 12 –  20

Dấu hiệu xảy thai xuất hiện ở tuần thai càng lớn càng nghiêm trọng, các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện. Đây là lúc tình trạng sảy thai xảy ra nguy hiểm nhất do vỡ nước ối, máu chảy. Trong trường hợp này mẹ nên đến bệnh viện hoặc gặp chuyên viên y tế riêng ngay lập tức. Nếu nước ối sẽ lẫn nhiều máu hoặc có màu xanh lục hoặc màu tối và có mùi hôi. Đó là dấu hiệu của hở eo tử cung khiến cổ tử cung yếu ớt và không đủ sức bảo vệ gây sảy thai. 

Dấu hiệu xảy thai xuất hiện ở tuần thai càng lớn càng nghiêm trọng, các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện.
Dấu hiệu xảy thai xuất hiện ở tuần thai càng lớn càng nghiêm trọng, các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện.

2 Nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên

  • Nhiễm sắc thể

Thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể được tạo bởi tinh trùng và trứng (hội chứng turner, hội chứng Edwards,..). Đây là nguyên nhân chiếm khoảng 50% trường hợp sảy thai tự nhiên ở mẹ bầu.

  • Tuổi thai phụ 

Phụ nữ dưới 35 tuổi có nguy cơ sảy thai khoảng 15%. Phụ nữ từ 35-45 nguy cơ sảy thai 20-25%. Và mẹ bầu trên 45 tuổi là 50%.

  • Mất cân bằng về hormone

Progesterone là hormone có chức năng hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung. Chính vì vậy, nếu thiếu progesterone nhau thai trở nên dễ bong và khó bám vào thành tử cung gây sảy thai.

Phụ nữ dưới 35 tuổi có nguy cơ sảy thai khoảng 15%. Phụ nữ từ 35-45 nguy cơ sảy thai 20-25%. Và mẹ bầu trên 45 tuổi là 50%.
Phụ nữ dưới 35 tuổi có nguy cơ sảy thai khoảng 15%. Phụ nữ từ 35-45 nguy cơ sảy thai 20-25%. Và mẹ bầu trên 45 tuổi là 50%.
  • Sử dụng chất kích thích

Chất kích thích trong rượu, bia, thuốc lá không những phá hủy cơ thể của mẹ bầu từ từ. Đồng thời tăng nguy cơ sảy thai vì cơ thể mẹ quá nhiều độc tố.

  • Vấn đề về nhau thai

Nhau thai rời khỏi thành tử cung sớm hơn tuần thứ 20 thai kỳ có nguy cơ đứt nhau thai. Do đó bé không thể nhận chất dinh dưỡng, oxy gây ra máu. Vấn đề này ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Điều này thậm chí dẫn đến sảy thai

  • Rối loạn miễn dịch

Là tình trạng hệ miễn dịch một cách kém hiệu quả, diễn biến trong 1 giai đoạn hay 1 thời gian dài. Khiến bé không thể phát triển tốt và dẫn đến sảy thai tự nhiên

Điều hiển nhiên ở những trường hợp sảy thai có thể một phần bắt nguồn từ người mẹ.
Điều hiển nhiên ở những trường hợp sảy thai có thể một phần bắt nguồn từ người mẹ.
  • Sức khỏe của mẹ

Điều hiển nhiên ở những trường hợp sảy thai có thể một phần bắt nguồn từ người mẹ. Cơ thể người mẹ khỏe mạnh giúp bé phát triển tốt. Ngược lại, mẹ bầu mắc bệnh lý như huyết áp, thận, tiểu đường, các bệnh về tuyến giáp.. sẽ dễ sảy thai hơn người bình thường. Vì lúc này bệnh lý cản trở máu đưa đến tử cung và thai kém phát triển. Đặc biệt nếu mẹ bầu mắc hội chứng buồng trứng đa nang (sự gia tăng bất thường về nồng độ Androgen  trong cơ thể nữ) có nguy cơ cao khiến thai bị sảy.

  • Bệnh truyền nhiễm từ mẹ bầu

Nhiễm khuẩn như các bệnh Herpes sinh dục, HPV, Trichomonas, lậu, HIV, giang mai.… Các nguyên nhân khác bao gồm những bất thường về miễn dịch, chấn thương lớn, và các bất thường tại tử cung (u xơ, dính buồng) vi khuẩn sẽ có thể bám vào sâu bên trong túi ối gây viêm màng ối sẽ khiến túi ối vỡ sớm hay cổ tử cung mở nhanh gây nguy hiểm đến tính mạng không những con mà còn cả người mẹ.

  • Ngộ độc thực phẩm

Khi mẹ bầu ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, quá nhiều thuốc bảo quản,… Cơ thể bị ngộ độc và không phản ứng hết với các chất hóa học và virus xâm nhập vào cơ thể. Điều này gây hại cho thai nhi và cả mẹ bầu nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hiện tượng này thường thấy khi mẹ bầu mệt mỏi, hoa mắt, buồn nôn,…kèm với việc đi tiện nhiều lần và tiêu chảy.

3. Sảy thai tự nhiên có nguy hiểm cho mẹ không?

Sảy thai tự nhiên được chia làm 2 trường hợp:

  • Sảy thai thông thường sẽ được đưa ra bên ngoài. Lúc này mẹ bầu có thể ra máu, băng huyết. Nhưng không gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
  • Trường hợp thứ 2 trở nên nghiêm trọng hơn khi mẹ bầu mang thai ngoài tử cung do vỡ ối, máu tràn vào  khoang bụng. Nặng có thể khiến mẹ bầu choáng váng. Thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Nếu tình trạng này xảy ra 2 – 3 lần sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.

4. Bao lâu mẹ bầu có thể mang thai lại sau sảy thai tự nhiên?

Việc mang thai lại quá sớm đồng nghĩa với nguy cơ tỷ lệ sảy thai tự nhiên cao. Vì vậy, nếu bố và mẹ không biết bao lâu mới có thể quan hệ thì nên tham vấn ý kiến bác sĩ. Nhưng ít nhất là qua 2 đến 3 kỳ kinh. Để đảm bảo cơ thể đã phục hồi tốt nhất cho quá trình thụ thai sau này cũng như sự phát triển của thai nhi.

5. Sảy thai tự nhiên nên chăm sóc sức khỏe như thế nào?

  • Kiêng quan hệ tình dục: vì cơ thể phụ nữ chưa thể hồi phục hoàn toàn, quan hệ tình dục quá sớm có thể gây ra viêm nhiễm ảnh hưởng lớn đến cơ thể.
  • Kiêng lạnh: không bật điều hòa quá lạnh, tắm lạnh, ăn thức ăn lạnh…vì lúc này cơ thể mẹ bầu còn yếu có thể dễ bị nhiễm lạnh.
  • Hoạt động mạnh: hạn chế tối đa hoạt động mạnh như khuân vác, chạy bộ,… vì tử cung chưa được hồi phục hoàn toàn có thể dẫn đến chảy máu tử cung.
  • Khám sức khỏe trước khi có kế hoạch mang thai và tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
  • Không tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu, bia,..
  • Bổ sung đầy đủ lượng sắt mất đi hậu sảy thai như: bò, gà, hải sản..; thực phẩm giàu canxi như: trái cây sấy khô, chuối, hạt dẻ, súp lơ xanh. Hạn chế ăn vặt, thực phẩm từ đậu hành, đồ ăn đóng hộp.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về những bài tập tăng cường sức khỏe và giúp thoải mái tinh thần.

Chỉ một vài sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai tự nhiên. Nếu mẹ bầu đang có ý định mang thai hãy thật chú ý đến sức khỏe. Còn không may mẹ bầu đã lỡ sẩy thai thì hãy lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất mẹ bầu nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sảy thai tự nhiên ở mẹ bầu có nguy hiểm không?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các loại rau tốt cho bà bầu với hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất chính là nhóm thực phẩm rất cần thiết để tham khảo đưa ngay […]
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
Pháp danh là tên gọi của người Phật tử, thể hiện lý tưởng và nguyện vọng của người tu hành. Do đó, đặt tên pháp danh cho con gái thể hiện mong ước con có cuộc sống thanh tịnh, hạnh phúc, tránh được mọi sự ưu phiền. Nếu mẹ còn loay hoay chưa tìm được […]
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất béo có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc chọn lựa các loại hạt giàu dinh dưỡng là một giải pháp hữu ích, giúp bổ sung năng lượng, chất xơ, các dạng vitamin và khoáng chất mà không tăng cao […]
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Lá lốt là một loại rau khá quen thuộc, tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho rất nhiều món ăn. Đặc biệt, chúng còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, với bà bầu, việc bổ sung bất kỳ loại thực […]
Các dấu hiệu đặc trưng nhất để mẹ nhận biết mình mang thai con trai hay con gái
Các dấu hiệu đặc trưng nhất để mẹ nhận biết mình mang thai con trai hay con gái
Trong hành trình mang thai diệu kỳ, việc nhận biết giới tính của em bé là một trong những điều tò mò và đặc biệt quan trọng đối với nhiều mẹ bầu. Dấu hiệu xuất hiện trong quá trình mang thai có thể là những gợi ý tiêu biểu, khiến cho việc đoán giới tính […]
55 tên đệm hay cho tên Hòa hay – nhiều ý nghĩa mới nhất 2023
55 tên đệm hay cho tên Hòa hay – nhiều ý nghĩa mới nhất 2023
Hòa là tên gọi thể hiện sự an lành, bình yên, con có cuộc đời tươi đẹp, nhưng mẹ không biết nên đặt tên đệm hay cho tên Hòa như thế nào để vừa ý nghĩa vừa đẹp. Đừng lo quá mẹ nhé, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi đó […]
Giỏ hàng 0