Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tuần thai thứ 33 và những vấn đề cần lưu ý

Ở mỗi tuần thai kỳ các bậc làm cha mẹ càng phải chú ý, quan sát đến từng cử động nhỏ của thai nhi và cả mẹ bầu. Để trẻ được phát triển khỏe mạnh từ bên trong như xương, não bộ, hệ miễn dịch. Lẫn bên ngoài như cân nặng , chiều cao, Vậy mẹ bầu cần lưu ý những gì khi thai nhi bước đến tuần thứ 33.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 32

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 34

1. Những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải ở tuần thai thứ 33

Tuần thai thứ 33 thuộc Tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Cùng xem trong tuần này mẹ bầu sẽ phải lưu ý điều gì nhé

1.1. Suy tĩnh mạch ở chân

Khi ở tuần thai thứ 33, kích thước em bé ngày càng phát triển. Do đó tạo áp lực lên các tĩnh mạch. Ngoài ra, khi mang thai lưu lượng máu trong tĩnh mạch gia tăng gây suy tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch ở chân
Suy tĩnh mạch ở chân

Tình trạng này khiến cho các mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức. Không những thế suy tĩnh mạch còn khiến cho chân mẹ bầu mất thẩm mỹ hơn.

1.2. Móng tay bị yếu 

Do hormone thai kỳ tăng nhanh nên móng tay mẹ bầu sẽ mọc ra nhanh hơn. Tuy nhiên có dài nhưng lại không hề “dai”. Móng tay mẹ bầu sẽ trở nên rất giòn và dễ gãy. Điều này chắc hẳn là nỗi ám ảnh đối với những mẹ bầu thích chăm chút cho móng tay của mình. Nếu vậy mẹ bầu hãy thử thêm biotin bằng những thực phẩm như chuối, bơ,các loại ngũ cốc vào bữa ăn của mình và viên gelatin an toàn cho sản phụ thử xem nhé

1.3. Khó thở

Mang thai vào tuần thứ 33 khiến mẹ bầu hay khó thở. Bởi vì sự phát triển kích thước của bé đã chiếm không gian cần có của phổi. Để cảm thấy dễ chịu hơn mẹ bầu nên mở các cửa sổ phòng, đi đến những nơi thoáng mát, nhiều cây xanh. Như thế sẽ giúp cho mẹ bầu đỡ thấy ngột ngạt và khó thở.

1.4. Mất ngủ

Mẹ bầu khi mang thai thường hay gặp phải tình trạng mất ngủ. Mất ngủ gây ra cho mẹ bầu mệt mỏi, sức đề kháng kém. Các mẹ bầu thường hay bị mất ngủ bởi phải do đi tiểu nhiều lần, đau nhức cơ thể, không tìm được tư thế ngủ thích hợp.

Mẹ bầu khi mang thai thường hay gặp phải tình trạng mất ngủ
Mẹ bầu khi mang thai thường hay gặp phải tình trạng mất ngủ

Để hạn chế việc mất ngủ các mẹ bầu nên tránh ăn các thực phẩm lợi tiểu, các thực phẩm có chứa cafein. Các mẹ bầu có thể nghe những bản nhạc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Những âm thanh trắng có thể giúp cho mẹ bầu thư giãn đầu óc hơn. Ngoài ra các mẹ bầu cũng có thể nhờ ông xã hay người thân xoa bóp trước khi đi ngủ đấy nhé.

1.5. Hay quên

Ở tuần thai thứ 33 này, mẹ bầu sẽ thường gặp phải tình trạng não thai kỳ. Đây là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu hay quên trước quên sau. Thông thường, tình trạng này diễn ra ít hay nhiều phụ thuộc vào giới tính của bé. Nếu mang thai bé gái thường sẽ dễ quên hơn bé trai. Thế nên nếu mẹ bầu đôi khi có hay đãng trí thì cũng đừng hoảng hốt nhé. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi mẹ sinh em bé thôi.

1.6. Co thắt

Những cơn đau co thắt Braxton Hicks ở tuần này chắc là khiến mẹ bầu khó chịu lắm. Các cơn đau này là do việc tử cung của mẹ bầu đang tập làm quen với việc sinh em bé đấy. Thường các cơn đau này kéo dài khoảng 20 giây và giống như đang siết bụng mẹ bầu lại. Nếu như cơn đau thắt này kéo dài và đau quá giới hạn chịu đựng thì mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra nhé

2. Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 33

Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 33
Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 33

Vào tuần thai thứ 33, bé sẽ nặng khoảng 2,1kg và dài khoảng 46cm. Với chiều dài và cân nặng này, bé giống như một quả sầu riêng tròn trĩnh trong bụng mẹ vậy. Vào tuần thai này mắt của bé sẽ bắt đầu nhạy cảm hơn với ánh sáng. Bé sẽ học được bài học đầu tiên để phân biệt ngày và đêm qua thành bụng mẹ.

Lúc này em bé đã chiếm được kha khá không gian trong bụng mẹ. Thế nên mẹ bầu đã có thể cảm nhận được các chuyển động của bé rõ ràng bằng những cú vung tay, đạp chân. Trong thời gian này, cơ thể của em bé đang dần hoàn thiện hệ miễn dịch qua các kháng thể từ mẹ.

Cấu trúc xương của bé yêu đã chắc khỏe hơn. Thế nhưng phần xương sọ của em bé vẫn còn mềm mại để linh hoạt cho các thay đổi bên trong bụng mẹ bầu. Thế nên kể cả ngay khi được sinh ra, phần sọ của bé vẫn sẽ có những chỗ mềm. Bởi vì bộ não của bé vẫn còn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên điều này sẽ được khắc phục khi bé lớn hơn.

Vào tuần thai thứ 33, bé sẽ nặng khoảng 2,1kg và dài khoảng 46cm
Vào tuần thai thứ 33, bé sẽ nặng khoảng 2,1kg và dài khoảng 46cm

3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu vào tuần thai thứ 33

Hãy lắng nghe một số lời khuyên hữu ích ở tuần thai thứ 33 từ các chuyên gia nhé

3.1. Nạp thật nhiều Canxi và Vitamin D

Canxi là một dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong thai kỳ. Nhất là trong giai đoạn bé đang hoàn thiện cấu trúc xương. Bổ sung canxi giúp cho bé yêu có khung xương cứng cáp hơn. Ngoài ra canxi còn giúp cho bé hình thành cơ bắp, đổi sụn thành xương.

Nạp thật nhiều Canxi và Vitamin D
Nạp thật nhiều Canxi và Vitamin D

Bên cạnh Canxi thì mẹ bầu cũng không thể nào quên Vitamin D đâu nhé! Vitamin D cũng giúp hỗ trợ phát triển xương.Ngoài ra thì Vitamin D cũng rất tốt cho sức khỏe của mẹ đấy nhé.

Các mẹ bầu có thể tìm đến nguồn Canxi và vitamin D dồi dào từ sữa. Nếu như mẹ bầu nào không thích vị của sữa thì có thể dùng sữa để chế biến các thức uống thơm ngon khác cùng với các loại trái cây.

 Ngoài ra các mẹ bầu có thể thay sữa bằng sữa chua và phô mai. Tuy nhiên ở sữa chua và phô mai thì không có chứa vitamin D. Nên mẹ bầu hãy dành thời gian tắm nắng mỗi ngày nhé!

3.2. Bổ sung DHA trong tuần thai thứ 33

Trong tuần thai thứ 33 bé đang phát triển trí não, mẹ bầu đừng quên bổ xung cho con thật nhiều DHA nhé. Các nhà khoa học đã chứng minh omega 3(DHA) rất tốt cho sự phát triển não bộ và thị lực của trẻ nhỏ. Và đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ 3, quá trình tổng hợp DHA trong não trẻ diễn ra mạnh mẽ hơn.

Bổ sung DHA trong tuần thai thứ 33
Bổ sung DHA trong tuần thai thứ 33

Các mẹ bầu có thể thêm các nguồn DHA tự nhiên và dồi dào vào thực đơn từ các loại cá như cá hồi, cá da trơn, cá rô,… Tuy nhiên, mẹ bầu nên chế biến chín các nguyên liệu này. Bởi khi ăn sống sẽ chứa đựng nhiều độc tố và kí sinh trùng trong cá.

3.3. Tập thể dục

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng vừa phải sẽ giúp cho mẹ bầu cải thiện được tình trạng sức khỏe đáng kể. Đi bơi sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu đấy. Đi bơi sẽ giúp cho mẹ bầu dẻo dai hơn, giảm đau nhức, sưng phù tay chân. Ngoài ra đi bơi còn giúp mẹ bầu tăng sức chịu đựng và quản lý cân nặng cho mẹ bầu.

 Bé đang trên đà phát triển rất nhanh đó mẹ bầu ơi! Mang thai không hề dễ dàng nhưng biết bé yêu đang lớn từng ngày là niềm an ủi to lớn nhất. Hãy chăm sóc bản thân mình thật tốt để mẹ và bé luôn được khỏe mạnh nhất nhé.

Đọc tiếp: Tuần thai thứ 34

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tuần thai thứ 33 và những vấn đề cần lưu ý”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0