Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tuần thai thứ 26 có sự phát triển thế nào ? Cùng tìm hiểu !

Thai kì tuần thứ 26 cũng là lúc mẹ bầu bước vào quý cuối của thai kì – Tam cá nguyệt thứ ba. Giai đoạn này mẹ bầu sẽ cảm nhận được những thay đổi rõ rệt trong cơ thể mình. Mẹ bầu liệu có cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ. Hay cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng đều không thể xác định rõ. Lúc này điều quan trọng nhất là luôn để bản thân được nghỉ ngơi, sẵn sàng đón chào con của mình. Tuần thai thứ 26 sẽ phát triển thế nào ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ bầu một số thông tin về tuần thai 26. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tuần thai thứ 25

Tuần thai thứ 27

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 26

Sự phát triển của em bé qua các tuần thai kỳ
Sự phát triển của em bé qua các tuần thai kỳ

Tuần thai thứ 26, bé của mẹ bầu sẽ có kích thước chiều dài khoảng 35,6 cm. Cân nặng vào khoảng 907 gram. Vì kích thước của bé dần tăng lên theo từng ngày. Vì thế mẹ bầu sẽ cảm thấy bé khó chịu khi duỗi người và khi bé đạp. Tuy nhiên không có gì quá nghiêm trọng nên mẹ bầu không cần lo lắng quá.

Trong tuần thai thứ 26 này, tuy mắt của thai nhi vẫn nhắm nghiền nhưng sẽ nhanh chóng được mở ra. Đôi mắt bé yêu của mẹ sẽ hoạt động như một người bình thường. Bé cũng sẽ chớp mắt và nhắm đôi mắt của mình lại khi bé ngủ. Bé vẫn sẽ tiếp tục tích mỡ và có sự tăng cân đều trong suốt những tuần thai còn lại của thai kì.

2. Thai nhi tuần 26 có sự phát triển như thế nào?

Thai nhi tuần 26
Thai nhi tuần 26

Không gian trong tử cung mẹ ngày càng trở nên chật hẹp đối với bé. Bé không thể tự do hoạt động như trước, nhưng vẫn đủ để bé luyện tập để bước ra thế giới bên ngoài. Lúc này các bé thường chọn được tư thế đầu quay xuống dưới để chuẩn bị chào đời, tuy nhiên cũng có một số bé nằm ngang bụng mẹ, tư thế này được gọi là ngôi ngang.

Trong tuần thai thứ 26 này, các chức năng của mạch máu và hệ tuần hoàn đã phát triển và thực hiện tốt các vai trò.

2.1. Phổi và não

Phổi tuy chưa hoàn toàn trưởng thành nhưng vẫn có khả năng hoạt động tốt nếu được trợ giúp từ các bác sĩ
Phổi tuy chưa hoàn toàn trưởng thành nhưng vẫn có khả năng hoạt động nếu được trợ giúp từ bác sĩ

Phổi tuy chưa hoàn toàn trưởng thành nhưng vẫn có khả năng hoạt động tốt nếu được trợ giúp từ các bác sĩ. Vì thế các bé được sinh non vẫn có khả năng sống bình thường. Nhưng tốt hơn hết là chúng ta hãy giúp bé có thêm thời gian được phát triển hoàn thiện về phổi và não bộ ở trong bụng mẹ, để có thể thực hiện tốt mẹ bầu nên hết sức lưu ý tránh trường hợp này xảy ra.

2.2. Dây rốn

Em bé của mẹ đã có thể hấp thụ tấc cả các dinh dưỡng tốt nhờ có dây dốn phát triển. Dây dốn lúc này sẽ khỏe hơn và dày hơn để giúp bé có thêm các dưỡng chất, chính vì thế mẹ luôn có cảm giác muốn ăn, nhưng mẹ bầu cần giữ cho mình chế độ ăn uống hợp lí, không nên ăn nhiều đồ ăn vặt và các đồ ăn ngọt. Thay vào đó, mẹ bầu nên tích cực ăn các loại rau xanh như bông cải xanh, dưa chuột… bên cạnh đó để có thêm sắt thì mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thịt nạc để tốt cho bé.

Xem thêm: Top 10 thực phẩm không thể thiếu cho bà bầu để có thêm các thông tin hữu ích nhé.

3. Tuần thai thứ 26 mẹ bầu có những thay đổi gì?

Thông thường trong tuần thai thứ 26 này mẹ bầu sẽ tăng cân, số cân tăng lên dao động từ 9-10,5kg và 9-13,6kg trong suốt thai kì. Mỗi ngày của thai kì theo ước tính trung bình mẹ bầu sẽ cần từ 2000 đến 2.500 kcal và mỗi ngày khi bé bú nhu cầu về năng lượng của mẹ sẽ tăng khoảng 500 kcal.

Mẹ nhớ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn này
Mẹ nhớ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn này

Mẹ nhớ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn này nhé.

Sau khi bé ra đời, mẹ sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn trong quá trình cho bé bú vì thế lượng cân thừa của mẹ cũng sẽ dần biến mất nên mẹ bầu đừng lo lắng nhé.

Lúc này, mẹ sẽ cảm giác khó chịu và ngứa ngáy ở da , rốn của mẹ bầu đã dần lồi ra ngoài. Vì thế mẹ bầu hãy chăm sóc cho làn da của mình thật tốt. Thường xuyên dưỡng ẩm để tăng tính đàn hồi cho da mẹ bầu nhé.

4. Mẹ bầu có những triệu chứng gì trong tuần thai thứ 26 này?

Vào tuần thai này mẹ bầu sẽ phải đi vệ sinh nhiều lần hơn. Bởi lúc này bé yêu của bạn đang dần gây áp lực lên bàng quang của mẹ nhiều hơn. Vì bé đang dần phát triển nhanh bên cạnh đó bé thường xuyên duỗi người trong dạ con. Vì thế mẹ bầu sẽ có cảm giác đau dưới sườn và lưng dưới.

Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau dưới sườn và lưng dưới
Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau dưới sườn và lưng dưới

Để bớt đau và mỏi, khi ngủ mẹ bầu hãy đặt gối ở dưới lưng mình và thay đổi tư thế khi nằm. Sẽ có cũng mẹ bị khó vào giấc ngủ bởi những cảm giác không mấy dễ chịu trong cơ thể. Bên cạnh đó cũng xuất hiện thêm một số chứng như đầy hơi, tăng tiết dịch âm đạo, giảm trí nhớ.

5. Lời khuyên cho mẹ khi bước vào tuần thai thứ 26

Trong thời gian này, mẹ đã có thể xác định được giới tính của con yêu của mình. Khi siêu âm bé sẽ có những lúc đáng yêu như che mặt mình lại, hay bé mút ngón tay… thật tuyệt đúng không nào?

5.1. Một số cơn đau

Nếu mẹ bầu cảm thấy đau nặng như đau sườn, đau ở phía lưng dưới hãy đến gặp bác sĩ. Mẹ bầu cũng nên liên lạc với bác sĩ nếu cảm thấy đau đầu một cách bất thường. Cổ chân, đầu gối có dấu hiệu sưng mà trước đây mẹ bầu chưa từng mắc phải.

5.2. Hãy uống nước

Hãy uống nước thường xuyên để có nước ối đầy đủ. Uống nước sẽ giúp mẹ không bị táo bón và cũng giúp cho mẹ bớt mệt. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ uống nước khi cảm thấy khát thôi nhé. Hạn chế uống nước vào ban đêm sẽ khiến giấc ngủ của mẹ không liền mạch. 

Uống nước sẽ giúp mẹ không bị táo bón và cũng giúp cho mẹ bớt mệt
Uống nước sẽ giúp mẹ không bị táo bón và cũng giúp cho mẹ bớt mệt

5.3. Tinh thần thoải mái

Trong những ngày tuần thai này, mẹ bầu nên nghỉ ngơi hợp lí trước khi đón bé chào đời. Hãy luôn để tinh thần lạc quan, thư thái bằng việc như đi dạo, mát xa, nghe nhạc… Mẹ bầu cũng nên tập những bài thể dục hàng ngày để giúp giảm các cơn đau đầu, đau lưng. Bên cạnh đó mẹ bầu hãy ăn uống hợp lí đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh . Hãy bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích dành cho mẹ bầu tuần thai thứ 26. Chúc mẹ bầu sẽ có thêm những kiến thức. Và có sự chuẩn bị thật tốt cho việc đón chào thiên thần nhỏ đến bên mình mẹ bầu nhé!

Xem thêm: Thai nhi tuần thứ 27

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-26/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tuần thai thứ 26 có sự phát triển thế nào ? Cùng tìm hiểu !”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0