Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón? Đặc biệt lưu ý 8 điều sau mẹ nhé!

Nỗi sợ táo bón luôn là kẻ thù đáng sợ với mẹ bầu, theo thống kê đã có hơn 50% mẹ bầu than phiền với bác sĩ về tình trạng này. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra táo bón ở mẹ bầu, nó có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không và mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón cần làm gì? Hãy cùng tìm hiểu mẹ nhé!

1. Dấu hiệu mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón khó đi ngoài
Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón khó đi ngoài

Mang thai 3 tháng đầu bị táo bón là một vấn đề tiêu hóa thường gặp. Một số triệu chứng nhận biết tình trạng này gồm:

  • Khó đi ngoài, phải rặn mạnh và nhiều lần mới có thể đẩy phân ra ngoài
  • Phân thường khô, cứng, bề mặt sần sùi nên dễ gây cảm giác đau khi đi vệ sinh
  • Phân có thể đóng thành nhiều cục nhỏ hoặc tạo thành một khối to có thể gây tắc nghẽn nhà vệ sinh
  • Phân có thể lẫn chất nhầy
  • Một số trường hợp đi ngoài ít phân hơn bình thường, nhưng đôi lúc lại có cảm giác đi đại tiện không hết.
  • Đau bụng, chuột rút ở bụng

2. Nguyên nhân mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón

2.1. Do sự thay đổi nội tiết tố

Mẹ mang thai bị bón do thay đổi nội tiết tố
Mẹ mang thai bị bón do thay đổi nội tiết tố

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe trong suốt thai kỳ, trong đó có tình trạng táo bón ở mẹ bầu 3 tháng đầu. Bởi lẽ thay đổi nội tiết tố sẽ gia tăng nồng độ progesterone làm giãn các cơ ở tử cung, bàng quang, ruột dẫn đến giảm nhu động ruột và giảm co thắt cơ trơn đường ruột, việc vận chuyển và đào thải phân ra ngoài bị đình gây táo bón.

2.2. Ít vận động

Thời gian mang thai trong 3 tháng đầu, mẹ thường khá cẩn thận trong việc đi lại. Đôi khi, do suy nghĩ như vậy, mẹ trở nên rất ít vận động, thay vào đó dành nhiều thời gian nằm nghỉ ngơi. Cơ thể nằm ì quá nhiều gây mỏi mệt, thiếu sự đàn hồi là nguyên nhân dẫn tới táo bón khi mang thai tháng đầu bị táo bón.

2.3. Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Trong thời gian này, hầu hết mẹ đều bị ốm nghén khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, các chất dinh dưỡng cũng vì thế mà được hấp thụ ít hơn, đặc biệt là chất xơ. Việc bổ sung quá nhiều chất đạm trong khi không cân bằng chất xơ cũng gây ra táo bón ở mẹ mang thai.

 Chế độ dinh dưỡng không khoa học
Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Ngoài ra, mẹ mang thai bị táo bón có thể nặng hơn do ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào, khó tiêu.

2.4. Bổ sung vi chất không đúng cách

Bổ sung vi chất không đúng cách
Bổ sung vi chất không đúng cách

Canxi và sắt rất cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi. Để có thể hấp thụ được 2 loại thuốc này cơ thể phải cần đến một lượng nước lớn. Nếu mẹ mang thai nạp quá nhiều 2 yếu tố vi lượng này nhưng không được hấp thụ hết, chúng sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường đại tiện dẫn đến chứng táo bón.

2.5. Tâm lý khi mới mang thai 

Tâm lý lo lắng về các vấn đề khi mang thai như sẩy thai, sinh non hay việc sẽ trở thành một người mẹ, hoặc bất cứ điều gì khác cũng có thể  là nguyên nhân gây ra táo bón. Tâm lý không thoải mái, đầu óc căng thẳng khiến mẹ chán nản, lơ là ăn uống … gián tiếp gây ảnh hưởng tới tiêu hóa, dẫn đến tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón.

2.6. Nôn nghén khiến cơ thể mất nước

Nôn nghén nhiều dẫn đến táo bón
Nôn nghén nhiều dẫn đến táo bón

Nôn mửa do bị nghén là vấn đề mà mẹ mang thai 3 tháng đầu thường gặp phải. Khi nôn nghén, cơ thể sẽ mất đi lượng nước lớn. Để bù đắp lượng nước thiếu hụt, ruột sẽ phải tái hấp thụ nước từ phân khiến phân trở nên khô hơn gây táo bón ở mẹ mang thai.

2.7. Tử cung bắt đầu phát triển

Tử cung phát triển là hiện tượng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Thai nhi càng lớn thì tử cung càng phải mở rộng ra để đáp ứng. Chính điều này có thể sẽ chèn ép và gây ra áp lực cho cơ quan tiêu hóa.

Tử cung phát triển chèn ép ảnh hưởng tới tiêu hóa
Tử cung phát triển chèn ép ảnh hưởng tới tiêu hóa

Sự chèn ép từ sự phát triển của tử cung sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời thức ăn cũng sẽ di chuyển chậm rãi hơn và gây ra tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón.

3. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón có nguy hiểm không?

3.1. Trường hợp mẹ không bị táo bón thường xuyên

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không biết cách cải thiện sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể đối với mẹ không bị táo bón thường xuyên thì sẽ gây ra một số tác hại như:

Khéo léo cải thiện, táo bón sẽ không gây ảnh hưởng cho mẹ 
Khéo léo cải thiện, táo bón sẽ không gây ảnh hưởng cho mẹ
  • Đau rát và chảy máu hậu môn khi đi ngoài: Tình trạng này do phải mất thời gian đi vệ sinh và khó đi ngoài, phải rặn mạnh mới có thể đưa phân ra ngoài nên gây tổn thương đến hậu môn.
  • Đau bụng, chướng bụng: Lượng phân lớn tích tụ lâu gây cảm giác đau bụng, khó chịu hay chướng bụng, đầy hơi.
  • Buồn nôn, chán ăn,…
  • Gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng, dễ cáu gắt.

Trong trường hợp này, mẹ mang thai nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, phù hợp hơn để tránh tình trạng táo bón trở nặng.

3.2. Táo bón gây nguy hiểm cho mẹ và bé nếu tình trạng nặng hơn

Nếu tình trạng táo bón trở nặng hơn có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ và bé:

  • Mẹ rặn nhiều, mạnh dễ tác động dẫn đến sảy thai hoặc sinh non,
  • Phân bị tích tụ trong ruột lâu sẽ khiến các chất độc như phenol, indol, amoniac…bị hấp thụ ngược lại cơ thể,
  • Táo bón làm tăng áp lực lên khu vực hậu môn trực tràng, khiến cho các tĩnh mạch bị phình giãn quá mức, từ đó dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai,
  • Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu làm nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, gây ra các cơn đau bụng, khó chịu, đại tiện ra máu, đau rát hậu môn…
  • Thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng hoặc giảm sức đề kháng,
  • Gây sưng, viêm mạch máu ở hậu môn
  • Phân khi táo bón bị khô ứ đọng trong ruột già lâu ngày gây ra biến chứng phình giãn đại trực tràng, tắc nghẽn ruột.
Táo bón nặng có thể gây nguy hiểm
Táo bón nặng có thể gây nguy hiểm

Trong trường hợp bị táo bón nặng, gây nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, mẹ bầu 3 tháng đầu cần khám bác sĩ để có phương pháp chữa trị kịp thời.

4. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón cần làm gì?

4.1. Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn

Tăng cường bổ sung chất xơ chính là giải pháp hữu hiệu cho mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón. Bởi lẽ chất xơ là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với hệ tiêu hóa, không chỉ giúp làm tăng trọng lượng phân, giữ nước trong đường ruột để làm mềm phân mà còn kích thích nhu động ruột co bóp để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng.

Mẹ hãy bổ sung thêm chất xơ
Mẹ hãy bổ sung thêm chất xơ

Để bổ sung chất xơ cho cơ thể, mẹ hãy tăng cường rau xanh và trái cây tươi vào chế độ ăn. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch cũng là những thực phẩm giàu chất xơ 

4.2. Uống nhiều nước

Một trong những cách chữa táo bón khi mang thai 3 tháng đầu đó là uống nhiều nước. Uống nhiều nước ngoài giúp làm mềm phân và dễ dàng đi ngoài hơn thì nước còn giúp đào thải độc tố, duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng và giúp tạo ối để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mỗi ngày, mẹ  nên uống từ 8 – 10 ly nước to nhưng không uống quá nhiều cùng một lúc. Ngoài ra, mẹ có thể uống nước ép trái cây, trà thảo mộc hay nước canh, nước luộc rau củ để bổ sung thêm dưỡng chất.

4.3. Ngâm mình trong bồn nước ấm

Tắm nước ấm có tác dụng làm thư giãn thần kinh, giúp ngủ ngon. Thói quen này cũng đặc biệt tốt cho mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón.

Ngâm mình trong nước ấm
Ngâm mình trong nước ấm

Khi ngâm mình trong bồn nước ấm, hơi nóng sẽ giúp kích thích lưu thông máu trong cơ thể, xoa dịu cảm giác khó chịu trong bụng, ngăn ngừa chuột rút ở bụng. Bên cạnh đó giúp tăng cường nhu động ruột co bóp để đẩy phân ra ngoài, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai.

4.4. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Ít vận động là một trong những nguyên nhân tác động khiến mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón. Chính vì vậy, kể cả khi mang thai, mẹ cũng nên duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày.

Tập thể dục mỗi ngày
Tập thể dục mỗi ngày

Vận động không chỉ ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón mà còn giúp mẹ  kiểm soát tốt cân nặng lấy lại vóc dáng, giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông khí huyết và dễ dàng sinh nở hơn sau này.

Để đảm bảo an toàn, mẹ nên lựa chọn tập luyện một số bộ môn thể dục, thể thao nhẹ nhàng như: Đi bộ, tập yoga, bơi lội hay thực hành các bài tập kegel… Mỗi ngày tập từ 20 – 30 phút là được. Không nên tham gia các hoạt động mạnh hoặc tập luyện quá sức gây mệt mỏi và làm tăng nguy cơ bị động thai.

4.5. Bổ sung Probiotics bằng cách ăn nhiều sữa chua

Probiotics là lợi khuẩn có ích cho đường ruột. Chúng giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Khi mang thai bị táo bón, việc bổ sung probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón.

Bổ sung Probiotics từ sữa chua
Bổ sung Probiotics từ sữa chua

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón nên ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày để bổ sung Probiotics cho cơ thể. Hoặc có thể thay đổi khẩu vị bằng kim chi hay dưa bắp cải để tăng cường các loại vi khuẩn có ích cho đường ruột.

4.6. Chia nhỏ các bữa ăn

Thiết lập 1 thói quen đi vệ sinh
Thiết lập 1 thói quen đi vệ sinh

Ăn liên tục, ăn nhiều có thể làm dạ dày phải làm việc quá tải và hệ thống tiêu hóa sẽ khó tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, do hormone thai kỳ thay đổi và tử cung phát triển to hơn đã làm quá trình tiêu hóa trở nên chậm hơn, gây táo bón. Vì vậy, mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón nên chia nhỏ các bữa ăn hơn  giúp dạ dày không phải làm việc thêm giờ, giảm tải áp lực, quá trình di chuyển của thức ăn trong đường ruột thật suôn sẻ. Từ đó, tránh được tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

Xem thêm: 5 thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia dinh dưỡng 

4.7. Thiết lập thói quen đi vệ sinh

Mẹ mang thai tuyệt đối không được “nhịn” đi đại tiện quá lâu sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, dần dần làm mất cảm giác của não bộ đối với việc đi đại tiện. Đồng thời, phân cũng sẽ trở nên khô cứng, gây ra tình trạng táo bón.

Mẹ mang thai bị táo bón hãy cố gắng tập đi đại tiện vào giờ nhất định, thường vào buổi sáng là tốt nhất. Bởi sau một đêm đường ruột được nghỉ ngơi, sau khi dậy sẽ có phản xạ sẽ là một thói quen tốt.

4.8. Kiểm soát căng thẳng, stress

Kiểm soát căng thẳng, stress
Kiểm soát căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress là kẻ thù tâm lý đối với mẹ trong giai đoạn mang thai. Chúng gây ra rất nhiều các vấn đề bất thường của sức khỏe, là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Nếu mang thai 3 tháng đầu bị táo bón, mẹ cần học cách kiểm soát căng thẳng để khắc phục và ngăn chặn bệnh tiếp tục chuyển biến sang giai đoạn nặng. Mẹ hãy:

  • Tránh làm việc quá sức, hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn
  • Thư giãn đầu óc bằng cách ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc, massage, xông hơi, tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm, chia sẻ với người thân,…
  • Nếu bị căng thẳng quá mức, mẹ đến gặp chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này 

5. Lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu bị táo bón

Để tránh mang thai 3 tháng đầu bị táo bón, mẹ nên lưu ý một số điều sau:

Hãy lưu ý mẹ nhé
Hãy lưu ý mẹ nhé
  • Mẹ nên đi khám bác sĩ nếu triệu chứng ngày càng nặng hơn để có phương pháp chữa trị kịp thời
  • Chỉ nên sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi thuốc hay theo quan niệm của mọi người xung quanh
  • Mang thai 3 tháng đầu bị táo bón, mẹ cần ăn uống khoa học hơn. Đừng chỉ tập trung vào chất xơ, bổ sung thêm rau quả và sữa chua rất tốt cho tiêu hóa, giúp cân bằng các chất dinh dưỡng.
  • Tránh lạm dụng thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng có thể mang đến hậu quả không tốt nếu bạn không sử dụng đúng cách, hậu quả có thể làm ruột bị viêm nặng dẫn đến nhiều rối loạn đường tiêu hóa.
  • Nạp quá nhiều canxi và sắt là nguyên nhân gây táo bón. Bởi lẽ việc bổ sung quá nhiều canxi và sắt có thể làm cho mẹ bị ợ nóng, táo bón, đầy hơi, khó tiêu

6. Câu hỏi thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu bị táo bón

6.1. Chữa táo bón cho bà bầu bằng mật ong có hiệu quả không?

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong mật ong có nhiều chất xơ và các enzym có khả năng kích thích quá trình tiêu hóa ở đường ruột đặc biệt là tiêu hóa tinh bột và đường. Chính vì vậy, mật ong sẽ giúp giảm tình trạng phân khô cứng, lổn nhổn mà ở trạng thái mềm, đủ nước và dễ dàng tống ra ngoài qua hậu môn. Đây sẽ là “thần dược” cho mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón.

Mẹ có thể uống nước mật ong chanh ấm để giảm tình trạng táo bón:

Nước mật ong chanh ấm chữa táo bón hiệu quả
Nước mật ong chanh ấm chữa táo bón hiệu quả

Chuẩn bị:

  • 1 quả chanh tươi
  • 20ml mật ong
  • 1/4 thìa muối

Cách làm:

  • Bước 1: Đầu tiên mẹ mang rửa chanh tươi cho thật sạch. Sau đó pha khoảng 2 thìa cà phê muối ăn vào một chiếc chậu nước sạch, rồi tiến hành ngâm chanh trong nước dung dịch nước muối khoảng 30 phút.
  • Bước 2: Cắt chanh thành các lát chanh thật mỏng, để nguyên vỏ nhé.
  • Bước 3: Xếp chanh vào trong lọ thủy tinh. Cứ một lớp chanh tươi ta lại đổ một lớp mật ong lên trên, và xếp xen kẽ nhau.
  • Bước 4: Cuối cùng, mẹ hãy đậy nắp lọ lại, bảo quản lọ chanh mật ong trong tủ lạnh và dùng dần.

Tuy nhiên, mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên uống ấm. Vì vậy, sau khi bảo quản từ tủ lạnh mẹ nên pha 1 chút nước ấm vào mẹ nhé.

6.2. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón nên ăn trái cây gì?

Những loại trái cây này sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng táo bón:

Lựa chọn loại quả tốt cho tiêu hóa
Lựa chọn loại quả tốt cho tiêu hóa
  • Quả sung: Ngoài chứa nhiều loại vitamin,  chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào thì sung có nhiều enzym tiêu hóa mang tên proteolytic có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm tình trạng táo bón ở mẹ mang thai
  • Chuối: Chuối rất giàu chất xơ giúp nhuận tràng, tránh táo bón, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu mà mẹ bầu 3 tháng đầu 3 tháng nên ăn.  Me hãy nhớ chỉ nên ăn chuối chín hoặc chuối đã nấu chín, tránh ăn chuối xanh nhé.
  • Táo: Quả táo chứa khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan,… Ngoài ra còn chứa chất xơ không hòa tan chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol, giúp nhuận tràng.
  • Đu đủ chín: Phần thịt của đu đủ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, chứa papain – một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón.
  • Quả lê: Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ cao mà bên trong quả lê chứa rất nhiều nước. Do rất giàu nước, cùng với đó là các chất như kali, folate, vitamin C, cũng giống như chuối nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ, nhờ đó mà lê có thể giúp chữa trị bệnh táo bón.

6.3. Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón hoàn toàn không nên rặn bởi các lý do sau:

  • Nếu mẹ rặn sẽ kích thích các cơn co tử cung, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai sớm ở 3 tháng đầu.
  • Khi rặn để cố đẩy phân ra ngoài, mẹ bầu 3 tháng đầu phải đối mặt với nguy cơ nứt kẽ hậu môn, đi cầu ra máu. Do đó có thể gây nhiễm trùng hậu môn, tiền đề của bệnh trĩ, ung thư đại tràng
Mẹ bầu 3 tháng bị táo bón không nên rặn
Mẹ bầu 3 tháng bị táo bón không nên rặn

Mong rằng bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp mọi ẩn số về vấn đề mang thai 3 tháng đầu bị táo bón. Mẹ hãy theo dõi các bài viết của Góc của mẹ để có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!

Tham khảo thêm:

Bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng: 5+ cách cải thiện hiệu quả nhất dành cho mẹ

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng cần lưu ý điều gì?

Bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng

Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón? Đặc biệt lưu ý 8 điều sau mẹ nhé!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0