Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mang thai 3 tháng đầu bị ra máu: Mẹ cần lưu tâm!

Mang thai 3 tháng đầu bị ra máu có nguy hiểm không? Mẹ bầu cần làm gì khi gặp phải tình trạng này. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết thông tin qua bài viết sau đây. 

1. Nguyên nhân mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ra máu

Mẹ mang thai 3 tháng đầu có thể bị ra máu vì nhiều nguyên nhân
Mẹ mang thai 3 tháng đầu có thể bị ra máu vì nhiều nguyên nhân

Thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn rất quan trọng của mẹ bầu. Ở giai đoạn này mẹ có thể bị ra máu. Vậy mẹ hãy cùng xem nguyên nhân mang thai 3 tháng đầu bị ra máu là gì nhé!

1.1 Chảy máu màng

Nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ có thai 3 tháng đầu ra máu đó chính là hiện tượng chảy máu màng. Điều này khiến mẹ sẽ bị ra một ít máu hoặc vài giọt. Lớp màng này chính là một phần của nội mạc tử cung và bị bong ra khi mẹ mang thai làm nội tiết tố trong người bị thay đổi. Khi màng rụng sẽ khiến mẹ bị ra máu. 

1.2. Trứng được thụ tinh

Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu ra máu là do hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng và quá trình thụ tinh thành công. Theo cách gọi của dân gian thì đây chính là máu báo khi có thai. Tình trạng này có thể làm mẹ bị chảy máu vài giọt có thể là 1 vài ngày.

1.3 Một thai đôi bị mất

Việc này chủ yếu gặp phải nếu mẹ đang có thai đôi. Mẹ bị ra máu có thể là một thai trong số thai đôi này đã bị sảy hoặc có vấn đề. Do đó mẹ cần lưu ý và tới bệnh viện thăm khám.

1.4. Sảy thai

Say thai cũng được coi là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ra máu. Sảy thai là lúc phôi thai không phát triển, phôi thai đã chết. Lúc này cơ thể mẹ sẽ ra máu để báo hiệu cho mẹ nhận thấy. 

1.5. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là phôi thai sau khi hình thành không di chuyển vào bên trong tử cung để làm tổ và phát triển. Thai vẫn ở đang phát triển ở bên ngoài. Điều này cũng là nguyên nhân làm mẹ có bầu 3 tháng bị ra máu. 

1.6.Tụ máu nhau thai

Tình trạng này thường gặp và phổ biến hơn ở các thai phụ mang thai lúc lớn tuổi. Khi gặp hiện tượng này rất dễ khiến thai bị sảy hoặc chết lưu. 

1.7. Nhiễm trùng vùng kín

Nguyên nhân nữa khiến mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ra máu đó chính là nhiễm trùng vùng kín. Khi vùng kín bị nhiễm trùng sẽ làm âm đạo và cổ tử gặp các tổn thương như bị viêm loét từ đó khiến mẹ bị ra máu. 

Đọc thêm: Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì để thai nhi khỏe mạnh?

2. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ra máu có nguy hiểm không?

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ra máu là hiện tượng nhiều mẹ gặp phải. Đây có thể coi là tình trạng phổ biến với tỷ lệ các mẹ bị ra máu lên tới 15% – 25%. Nếu mẹ bị ra máu ít, không quá nhiều hay ồ ạt kèm theo các triệu chứng khác thì là điều bình thường. Vì vậy mẹ có thai 3 tháng đầu bị ra máu không cần quá lo lắng mẹ nhé. 

Mẹ mang thai 3 tháng đầu ra máu là hiện tượng khá phổ biến
Mẹ mang thai 3 tháng đầu ra máu là hiện tượng khá phổ biến

3. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ra máu cần làm gì?

Hiện tượng mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ra máu xảy ra khá phổ biến và phần lớn không đáng lo. Tuy nhiên thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên rất quan trọng nên mẹ cần làm những việc sau khi bị ra máu. 

  • Chủ động theo dõi và kiểm tra thường xuyên lượng máu bị ra trong 3 tháng đầu. Lúc này mẹ bầu nên dùng băng vệ sinh mỏng hàng ngày để theo dõi.
  • Khi bị ra máu dù không nguy hiểm nhưng cũng báo hiệu một vấn đề nào đó đang xảy ra với mẹ có bầu 3 tháng đầu. Vì thế mẹ nên tránh những hoạt động mạnh như thể dục, trò chơi mạo hiểm… mà cần vận động một cách nhẹ nhàng. Tốt nhất là mẹ hạn chế tối đa việc di chuyển hoặc đi lại của mình. 
  • Có thai 3 tháng đầu bị ra máu thì mẹ bầu nên tránh việc quan hệ tình dục. Bởi quan hệ tình dục sẽ khiến việc tử cung co bóp do đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong lúc này. 
  • Việc ra mang thai 3 tháng đầu ra máu đôi lúc là cảnh báo của các trường hợp nguy hiểm. Vì vậy nếu tình trạng ra máu vẫn diễn ra thường xuyên và không dừng lại, hoặc có kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì mẹ cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. 
Mẹ mang thai 3 tháng đầu ra máu cần theo dõi thường xuyên 
Mẹ mang thai 3 tháng đầu ra máu cần theo dõi thường xuyên

4. Khi nào mẹ bầu 3 tháng đầu bị ra máu cần đến bác sĩ?

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ra máu nếu có xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm sau đây thì cần tới bác sĩ hoặc cơ sở khám chữa bệnh sản khoa để được khám và điều trị. 

  • Đau bụng: phần bụng dưới của mẹ bị đau từng cơn hoặc đau liên tục. Cảm giác đau bụng như sắp đến ngày hành kinh hoặc nhẹ hơn. 
  • Sốt: khi cơ thể bị sốt báo hiệu sức khỏe của mẹ đang bị ảnh hưởng. Lúc này mẹ nên tới cơ sở và không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà.
  • Chuột rút: mẹ bầu bị chuột rút có thể do tử cung to chèn ép từ đó tăng áp lực nên mạch máu, hoặc cơ thể bị mất nước hay thiếu canxi. Do đó mẹ nên đi khám nếu có kèm theo hiện tượng ra máu khi có bầu 3 tháng đầu
  • Ớn lạnh: đây là triệu chứng báo hiệu có thể mẹ đang bị thiếu máu hoặc nhiễm trùng. Vì thế mẹ không nên bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này. 
  • Nếu tình trạng ra máu vài giọt và ít là tương đối an toàn với mẹ có bầu 3 tháng thì việc ra máu cục hoặc kèm lợn cợn là lúc mẹ đang gặp phải vấn đề nguy hiểm hơn. 
  • Mẹ bị choáng váng hay bị ngất rất dễ ảnh hưởng tới thai nhi trong 3 tháng đầu. 
  • Máu ra quá 2 ngày sẽ là cảnh báo cho các trình trạng nguy hiểm tới thai nhi trong 3 tháng đầu.
  • Mẹ bị ra máu có màu đỏ tươi thì có thể tình trạng sảy thai đang xảy ra. 
  • Ốm nghén biến mất một cách bất thường khi mẹ đang mang thai 3 tháng đầu là việc hết sức đáng lo do hiện tượng này thường từ từ biến mất trong một khoảng thời gian nhất định. 
  • Nếu mẹ đang chuyển sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 mà vẫn còn tình trạng ra máu thì nên gặp lập tức nên đi khám. 
Mẹ mang thai 3 tháng đầu ra máu cần gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường
Mẹ mang thai 3 tháng đầu ra máu cần gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường

5. Cách phòng ngừa khi mẹ bầu 3 tháng đầu bị ra máu

Mẹ có bầu 3 tháng đầu cần ăn đủ dinh dưỡng để khỏe mạnh
Mẹ có bầu 3 tháng đầu cần ăn đủ dinh dưỡng để khỏe mạnh

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn vô cùng quan trọng của mẹ và bé. Do vậy mẹ cùng tham khảo những cách phòng tránh khi mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ra máu.  

  • Ngay khi biết mình có thai đặc biệt là có bầu 3 tháng đầu mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi. 
  • Mẹ nên hạn chế các hoạt động mạnh trong sinh hoạt hàng ngày như các trò chơi thể thao mạo hiểm như leo núi hay các vận động mạnh như chạy bộ, đạp xe…
  • Một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng với 4 nhóm: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin & khoáng chất là điều mẹ mang thai 3 tháng đầu cần thực hiện thường xuyên. Mẹ nên bổ sung thêm nhiều rau quả và trái cây để tăng lượng vitamin và giảm tình trạng táo báo khi thai kỳ. 
  • Điều quan trọng giúp mẹ phòng tránh mang thai 3 tháng đầu bị ra máu là phải vệ sinh vùng kín của mình sạch sẽ. Bởi nếu vùng kín bị viêm nhiễm vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, vừa là tác nhân không tốt cho sự phát triển của thai nhi. 

Mẹ tham khảo sản phẩm Dung dịch vệ sinh phụ nữ Mamamy

Mang thai 3 tháng đầu ra dịch màu vàng có đáng lo không?

Bầu 3 tháng đầu ra nhiều khí hư có làm sao không? Chuyên gia giải đáp

Mang thai 3 tháng đầu bị ra máu là hiện tượng phổ biến của nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của thai nhi. Do đó khi mẹ bầu 3 tháng gặp hiện tượng trên cần theo dõi và đến cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/baby/guide/premature-labor#1

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mang thai 3 tháng đầu bị ra máu: Mẹ cần lưu tâm!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0