Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mang thai 3 tháng đầu bị ngã: Kinh nghiệm từ mẹ bầu thông thái!

Mang thai 3 tháng đầu bị ngã là điều  không mẹ bầu nào muốn gặp phải. Tuy nhiên nếu gặp phải tình trạng này thì mẹ bầu thông thái cần xử lý như thế nào? Mẹ cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.

1. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ngã có nguy hiểm không?

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn vô cùng quan trọng với mẹ vì đây là lúc phôi thai vừa mới hình thành và phát triển trong tử cung. Đây cũng là lúc bé dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động nhất.

Vậy nếu trường hợp mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ngã, điều đó có nguy hiểm không chắc hẳn  là thắc mắc của nhiều mẹ bầu.

1.1. Trường hợp mẹ bầu 3 tháng đầu ngã nhẹ

Mẹ bầu mang thai bị ngã nhẹ sẽ không nguy hiểm 
Mẹ bầu mang thai bị ngã nhẹ sẽ không nguy hiểm

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ngã chỉ ở mức độ nhẹ, không có những tác động mạnh mẽ tới cả mẹ lẫn thai nhi thì mẹ hãy yên tâm mẹ nhé. Do phôi thai được hình thành và bảo vệ trong một túi nước ối cùng nhau thai, cũng như khung xương chậu của mẹ. Chính vì thế, nếu chỉ là những cú ngã nhẹ thì sự tác động sẽ không ảnh hưởng gì tới thai nhi cả.

Khi mang thai 3 tháng đầu bị té với những biểu hiện sau thì mẹ không cần lo lắng về sự an toàn cho thai nhi:

  • Mẹ bị ngã nhưng không bị quá đau, hay đau một cách dữ dội và kéo dài từng cơn không dứt.
  • Mẹ không có biểu hiện gì nguy hiểm như bị xuất huyết, hay chảy nước ối hoặc có những cơn đau bụng dưới.
  • Sau khi bị ngã mẹ không thấy những tác động lên cơ thể kéo dài.

1.2. Trường hợp mẹ bầu 3 tháng đầu ngã nặng

Bầu 3 tháng đầu bị ngã sẽ thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi nếu mẹ thấy những biểu hiện sau khi bị ngã:

  • Sau khi mẹ bị ngã mà thấy hiện tượng chảy máu ở phần âm đạo. Việc chảy máu, ra máu này có thể xảy ra ngay khi mẹ vừa ngã xong hoặc có thể sau một vài ngày hiện tượng này mới bị.
  • Phần bụng dưới bị đau hoặc đau dữ dội. Hoặc mẹ bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu có biểu hiện đau ở các nơi khác nhau trên cơ thể của mẹ.
  • Ngoài ra nếu mẹ thấy tử cung của mình đang bị co thắt bất thường, cảm giác khác thường hơn so với mọi khi thì rất có thể cú ngã đang ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
  • Nước ối nằm ở trong túi ối và là chất dịch lỏng rất giàu dinh dưỡng, cũng như có tác dụng bảo vệ thai nhi trong suốt hành trình 9 tháng 10 ngày. Vì thế nếu mẹ thấy nước ối bị rò rỉ sau khi ngã thì cần đi khám tại các cơ sở y tế ngay.

Đọc thêm: Siêu âm thai 3 tháng đầu quan trọng thế nào với mẹ bầu?

2. Vì sao mẹ mang thai 3 tháng đầu hay bị ngã?

2.1. Sự thay đổi trọng tâm của mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ bị ngã có thể do bị thay đổi trọng tâm khi mới mang thai
Mẹ bị ngã có thể do bị thay đổi trọng tâm khi mới mang thai

Mang thai 3 tháng đầu bị ngã là điều không mẹ bầu nào mong muốn. Tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến mẹ xảy ra tình trạng này. Đầu tiên chính là mẹ bị thay đổi trọng tâm. Việc mất trọng tâm có thể do mẹ có sự thay đổi về trọng lượng của cơ thể một cách nhanh chóng trong 3 tháng đầu này. Mẹ mang bầu thường sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể để giúp thai nhi phát triển toàn diện nên rất dễ bị tăng cân.

2.2. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ngã khi mang thai do rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố cũng khiến mẹ dễ bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu 
Rối loạn nội tiết tố cũng khiến mẹ dễ bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu

Mang thai bị ngã có thể xuất phát từ nguyên nhân là mẹ đang bị rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Khi thai nhi hình thành thì cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi thích hợp để thai nhi phát triển một cách tốt nhất đặc biệt các khớp. Chính điều này có thể làm khớp giãn ra quá mức và làm mẹ hay bị ngã khi có thai.

2.3. Mẹ bị ngã khi mang thai do lượng đường trong máu và huyết áp

Trong giai đoạn thai kỳ 3 tháng đầu tiên mẹ có thể bị thay đổi nội tiết, cũng như thay đổi các yếu tố khác như lượng đường trong máu và cả huyết áp cũng là một nguyên nhân làm mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ngã.

2.4. Tình trạng viêm khiến mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ngã

Tình trạng viêm khiến mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ngã
Tình trạng viêm khiến mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ngã

Mang thai khó tránh những biến đổi trong cơ thể người mẹ. Một nguyên nhân khác làm mẹ dễ ngã là tình trạng mẹ bị viêm. Lúc này có thể là một số bộ phận như chân hay cả cơ thể bị sưng hoặc viêm sẽ khiến mẹ bị đau, mất cân bằng do đó làm mẹ dễ bị ngã hơn khi bình thường không có thai. 

2.5. Cân bằng trọng lượng của cơ thể là nguyên nhân mẹ bị ngã

Cân bằng trọng lượng của cơ thể là nguyên nhân mẹ bị ngã
Cân bằng trọng lượng của cơ thể là nguyên nhân mẹ bị ngã

Tăng trọng lượng là điều khó tránh khi mang thai những tháng đầu vì lúc này mẹ bầu ăn uống đầy đủ để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi. Vì thế khi vùng bụng ngày càng lớn thì càng mất cân bằng tạo nên những cú ngã không mong muốn của mẹ.

3. Cần làm gì khi mang thai 3 tháng đầu bị ngã? 

3.1. Ngã nhẹ, mẹ bình tĩnh hoàn toàn tự xử lý được!

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ngã tùy vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra những biện pháp xử lý an toàn, phù hợp với cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên nếu mẹ chỉ bị ngã nhẹ, không va đập mạnh hay bị tác động lớn đến vùng của mình thì cần bình tĩnh và xử lý tình huống. 

Ngã nhẹ, mẹ bình tĩnh hoàn toàn tự xử lý được!
Ngã nhẹ, mẹ bình tĩnh hoàn toàn tự xử lý được!
  • Khi bị ngã chứng tỏ cơ thể mẹ đang gặp vấn đề nào đó mà chưa xác định được ngay nên mẹ đừng tự ý đứng dậy mà hãy ngồi yên tại vị trí. Mẹ hãy gọi những người gần nhất và xung quanh mình để được hỗ trợ và đỡ dậy. Mẹ đừng quá cố gắng tự đứng dậy một mình. 
  • Còn nếu mẹ bị ngã tại nơi ít người qua lại hoặc đang ở trong khu vực chỉ có một mình thì mẹ hãy ngồi nghỉ tại vị trí bị ngã. Đợi cho cơ thể hồi phục không còn cảm giác mệt mỏi hay đau nhức thì mới đứng lên. Tiếp theo là mẹ cần báo hiệu cho người xung mình để có thể được giúp đỡ mình di chuyển hoặc đi đến nơi theo ý muốn. 

3.2. Thấy những dấu hiệu này, đi khám bác sĩ ngay mẹ nhé!

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ngã sẽ rất nguy hiểm và cảnh báo những tình trạng xấu có thể xảy ra nếu mẹ thấy mình có những dấu hiệu bất thường sau đây. 

Mẹ cần đi khám bác sỹ nếu có dấu hiệu bất thường sau khi ngã 
Mẹ cần đi khám bác sỹ nếu có dấu hiệu bất thường sau khi ngã
  • Âm đạo của mẹ bị ra máu hoặc chảy máu có thể là ngay khi bị ngã hoặc sau khi bị ngã. Đây là dấu hiệu báo động về thai nhi trong bụng mẹ đang có vấn đề sau cũ ngã của mẹ. 
  • Mẹ bị đau bụng không ngừng hoặc đau bụng dữ dội theo cơn thì mẹ nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời. 
  • Ngoài 2 dấu hiện trên cần đi khám ngay thì mẹ cũng cảm thấy tử cung của mình bị co thắt hoặc có biểu hiện bất thường thì cũng không được chủ quan mà cần lưu ý và cần được điều trị. 
  • Điều cảnh báo cuối cùng khi mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ngã đang gặp phải biến chứng đó chính là mẹ cảm nhận được thai nhi của mình đang chuyển động bên trong bụng. Việc này là hiện tượng bất thường nguy hiểm chứng tỏ thai nhi đang gặp nguy hiểm hoặc bị ảnh hưởng nặng sau cú ngã của mẹ. Mẹ đừng chần chừ mà cần tới ngay các bác sĩ sản khoa. 

3 tháng đầu mẹ bị ngã rất dễ ảnh hưởng tới thai nhi, bởi thai nhi lúc này chưa ổn định và có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế khi bị ngã mẹ cần theo dõi và nếu cảm nhận được sự bất thường nào dù là nhỏ nhất cùng cần được tới khám tại cơ sở chuyên khoa sản để có những phương án xử lý kịp thời tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc xảy ra. 

4. Biến chứng của việc mang thai 3 tháng đầu bị ngã 

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ngã nếu ở tình trạng nhẹ thì sẽ không gặp phải tình trạng nguy hiểm hay biến chứng cần lo lắng. Tuy nhiên nếu mẹ mang thai nhưng lại gặp những cú ngã rất lớn và nặng, hay mẹ bị chấn thương và va chạm ở những bộ dễ bị thương tổn thì rất có thể sẽ bị những biến chứng để lại từ cú ngã đó. 

Mẹ mang thai 3 tháng bị ngã rất dễ gặp 1 số biến chứng 
Mẹ mang thai 3 tháng bị ngã rất dễ gặp 1 số biến chứng
  • Bong nhau thai: Nhau thai được biết đến là dây nối để truyền chất dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ tới thai nhi. Điều này giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt nhất trong suốt các kỳ tam cá nguyệt. Tuy nhiên nếu mẹ bị ngã khi mang thai nhất là lực tác động mạnh lên vùng bụng thì rất dễ khiến nhau thai bị bong dẫn đến tình trạng phải can thiệp các biện pháp y tế để giữ thai 3 tháng đầu.
  • Gãy xương: Mẹ mang thai bị ngã ngoài việc có thể gây ra tác động với thai nhi thì mẹ cũng rất dễ bị gãy xương. Bởi lúc này cơ thể của mẹ đang có thay đổi rất lớn về trọng lượng, đồng thời các phần khớp cũng được giãn ra để thai nhi có thể phát triển. Do đó nguy cơ mẹ bị gãy xương càng cao hơn so với người bình thường. p
  • Trạng thái thay đổi tâm thần: Những cú ngã khi mang thai dù nhẹ hay nặng đều sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng của người mẹ. Bởi mẹ sẽ rất lo lắng việc bị ngã có ảnh hưởng tới thai nhi hay không, có để lại di chứng gì không. Vì vậy không tránh được mẹ bầu khi bị ngã sẽ bị căng thẳng và lo lắng một thời gian. 
  • Tổn thương sọ thai nhi: Thai nhi trong 3 tháng đầu còn non nớt và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại lực. Chính vì thế mà mẹ bị ngã rất có thể để lại những di chứng trực tiếp tới bào thai, cũng như làm tổn thương các bộ phận trong cơ thể đặc biệt là phần hộp sọ. 

5. Biện pháp phòng tránh bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ mang thai cần chú ý và phòng tránh để không bị ngã, để tình trạng này không xảy ra mẹ nên lưu ý một số điều sau: 

Mẹ mang thai 3 tháng đầu cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Mẹ mang thai 3 tháng đầu cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng
  • Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ khi mang thai đó chính là nằm nghiêng sang một bên. Mẹ có thể sử dụng những chiếc gối để kê cao phần bụng để có tư thế nằm thoải mái. Như vậy sẽ giúp mẹ có những giấc ngủ ngon cũng như các mạch máu trong cơ thể không bị chèn ép từ đó mẹ hạn chế tình trạng hoa mắt hay máu không lưu thông nên não và giảm tình trạng bị ngã khi mang thai. 
  • Trọng suốt thời kỳ mẹ mang thai nên lựa chọn những đôi giày hoặc dép có đế bằng, đế phẳng cũng như có phần chống trơn tốt để nhằm hạn chế tình trạng trơn trượt khiến mẹ dễ bị ngã. 
  • Khi cơ thể mẹ thấy những biểu hiện như hoa mắt chóng mặt, khó chịu thì cần từ từ ngồi xuống, nghỉ ngơi tại chỗ không nên cố gắng di chuyển. 
  • Mẹ nên ăn uống một thực đơn cho bà bầu đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như các loại vitamin khoáng chất, và rau xanh để cơ thể khỏe mạnh. 
  • Để phòng tránh và hạn chế việc mang thai 3 tháng đầu bị ngã thì mẹ không nên đi lại quá nhanh hay đứng lên ngồi xuống một cách quá đột ngột. Mẹ cần có thời gian để cơ thể thích ứng với những thay đổi này. 

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ngã là điều không ai mong muốn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị ngã, do đó mẹ cần ăn uống đầy đủ, tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để tránh xảy ra tình trạng trên nhé!

Đọc thêm:

Bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng: 5+ cách cải thiện hiệu quả nhất dành cho mẹ

100+ Tên nước ngoài hay và ý nghĩa nhất cho bé

Tên con gái họ Phạm: 155+ Tên cho bé gái họ Phạm ý nghĩa mẹ chưa biết

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mang thai 3 tháng đầu bị ngã: Kinh nghiệm từ mẹ bầu thông thái!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0