Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng: 5+ cách cải thiện hiệu quả nhất dành cho mẹ

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ phải “đối mặt” với rất nhiều triệu chứng khó chịu do sự gia tăng của hormone progesterone. Trong đó, bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng là hiện tượng thường gặp nhất, khiến mẹ mệt mỏi, ăn không ngon, bị ợ nóng, ợ chua… Để biết rõ hơn về tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ đừng bỏ lỡ những thông tin được Góc của mẹ tiết lộ ngay sau đây!

1. Nguyên nhân bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng, trong đó, phải kể đến những lý do cơ bản sau đây:

1.1. Chế độ ăn uống chưa hợp lý

Đây chính là nguyên nhân lớn nhất khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng khó tiêu. Thông thường, trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ hay thèm ăn và thưởng thức rất nhiều món khác nhau, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm. Bên cạnh đó, những món ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, gia vị, đồ uống có gas, cà phê, đường và tinh bột sẽ khiến mẹ bị đầy bụng rất nghiêm trọng.

Chế độ ăn uống không khoa học dễ khiến mẹ bị đầy bụng
Chế độ ăn uống không khoa học dễ khiến mẹ bị đầy bụng

1.2. Mẹ bầu bị táo bón

Trong thai kỳ, thai nhi hấp thụ rất nhiều nước từ thức ăn trong cơ thể của mẹ, khiến phân bị khô và khó đào thải hơn. Khi phân tích tụ lại quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng chướng bụng và đầy hơi.

1.3. Mẹ bầu tăng cân nhanh

Khi mang thai, mẹ thường xuyên đói bụng do nhu cầu bổ sung chất dinh dưỡng để nuôi bào thai ngày càng lớn, lúc này cân nặng của mẹ cũng sẽ tăng nhanh chóng. Đây chính là nguyên nhân cơ bản khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng.

Mẹ bầu tăng cân nhanh thường xuyên gặp tình trạng đầy bụng
Mẹ bầu tăng cân nhanh thường xuyên gặp tình trạng đầy bụng

1.4. Do thai nhi lớn lên

Thai nhi lớn nhanh khiến cơ thể mẹ chưa thích nghi kịp cũng là nguyên nhân dẫn đến đầy bụng
Thai nhi lớn nhanh khiến cơ thể mẹ chưa thích nghi kịp cũng là nguyên nhân dẫn đến đầy bụng

Khi thai nhi lớn lên, tử cung sẽ chiếm một diện tích rất lớn ở vùng chậu, từ đó gây áp lực lên các cơ quan khác, trong đó có hệ tiêu hóa. Nếu cơ thể của mẹ chưa thích nghi kịp thời, dễ gặp phải hiện tượng đầy bụng.

1.5. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường ăn uống khó tiêu
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường ăn uống khó tiêu

Tiểu đường thai kỳ khiến mẹ gặp những khó khăn nhất định trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Mẹ thường chán ăn, khó chịu do ăn uống không tiêu và bị ợ hơi thường xuyên.

2. Bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng có nguy hiểm không?

2.1. Bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng là bình thường

Bà bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng là hiện tượng bình thường nếu nguyên nhân được xác định rõ ràng. Cụ thể, nếu mẹ bị đầy hơi, chướng bụng do chế độ ăn uống chưa hợp lý, khi điều chỉnh lại tình trạng này sẽ khỏi ngay. Hay mẹ bị đầy bụng do sự lớn lên của thai nhi, sau một thời gian cơ thể mẹ sẽ thích nghi kịp, hiện tượng trên tự động biến mất.

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng thường không gây nguy hiểm
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng thường không gây nguy hiểm

2.2. Bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng cần đi gặp bác sĩ

Bầu 3 tháng đầu hay bị đầy hơi là bất thường nếu hiện tượng này kéo dài và không khắc phục được sau một thời gian. Bên cạnh đó, mẹ gặp phải những triệu chứng như chán ăn, khó tiêu, táo bón, đi đại tiện ra máu, cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Lúc này, mẹ cần đến bác sĩ để thăm khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể gây chướng bụng và đầy hơi, sau đó tiến hành điều trị.

Mẹ bị đầy bụng kéo dài cần gặp bác sĩ để thăm khám
Mẹ bị đầy bụng kéo dài cần gặp bác sĩ để thăm khám

Trên thực tế, nếu tình trạng đầy bụng kéo dài khiến mẹ khó chịu và ăn uống không được sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

3. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị đầy bụng cần làm gì?

Bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng phải làm sao? Dưới đây là những “tuyệt chiêu” hữu ích dành cho mẹ, mẹ hãy “bỏ túi” ngay nhé!

  • Uống nhiều nước lọc ấm: Mỗi ngày mẹ nên uống ít nhất 2 lít nước lọc, nhằm bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Đồng thời, nước sẽ hỗ trợ đẩy thức ăn nhanh xuống ruột và làm phân mềm ra, từ đó dễ đào thải hơn.
  • Mặc trang phục thoải mái: Trong tam cá nguyệt đầu tiên, kích thước bụng của mẹ chưa có nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, mẹ cần ưu tiên những trang phục thoải mái, không mặc đồ bó sát gây khó chịu ở phần bụng.
  • Sử dụng trà thảo mộc: Những loại trà thảo mộc thiên nhiên như trà bạc hà, trà lá mâm xôi… giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và hạn chế được tình trạng đầy bụng rất hiệu quả.
  • Vận động nhẹ nhàng: Mẹ có thể lựa chọn đi bộ hoặc tập yoga để kích thích hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn, tăng cường chức năng của dạ dày.

Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu có nên tập yoga?

Bộ môn yoga hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Bộ môn yoga hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Mẹ cần ưu tiên các loại rau có màu xanh đậm, cà rốt, bí đỏ, táo, lê, yến mạch… Những thực phẩm này giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé, đồng thời giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, hạn chế đầy hơi, chướng bụng trong thai kỳ.
  • Uống nước hạt cỏ cà ri: Đây là phương pháp chữa đầy bụng ở mẹ bầu đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Mẹ chỉ cần ngâm khoảng 1 muỗng cà phê hạt cỏ cà ri vào ly nước, để trong vài giờ sau đó lọc bỏ hạt rồi thưởng thức.
  • Uống nước chanh ấm: Loại thức uống này rất quen thuộc với mẹ bầu, giúp trị đầy bụng nhanh chóng. Mẹ sử dụng nước cốt của một quả chanh cho vào ly nước ấm, cho thêm ½ muỗng canh baking soda, khuấy đều rồi thưởng thức.
Nước chanh trị đầy bụng ở mẹ bầu rất tốt
Nước chanh trị đầy bụng ở mẹ bầu rất tốt

Mẹ tham khảo thêm: 5 thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia dinh dưỡng

4. Nguyên tắc ăn uống và sinh hoạt giúp mẹ bầu 3 tháng đầu tránh đầy bụng

Khi mẹ mang thai 3 tháng đầu bị đầy bụng, hãy áp dụng những nguyên tắc ăn uống và sinh hoạt sau đây:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì mẹ chỉ ăn 3 bữa chính trong ngày như trước đây, bây giờ mẹ hãy chia thành 6 bữa/ngày. Việc giảm khối lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, ngăn ngừa hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.
Mẹ bầu nên ăn nhiều bữa trong ngày để thức ăn tiêu hóa tốt hơn
Mẹ bầu nên ăn nhiều bữa trong ngày để thức ăn tiêu hóa tốt hơn
  • Ưu tiên thức ăn mềm: Khi bầu 3 tháng bị đầy bụng, mẹ hãy lựa chọn những thức ăn lỏng như súp và cháo. Ưu điểm của những loại thức ăn này là mềm và dễ tiêu hóa, giúp bụng của mẹ không bị khó chịu.
  • Ăn chậm, nhai kỹ: Mẹ hãy duy trì thói quen “ăn chậm, nhai kỹ” để hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, hạn chế nuốt không khí vào ruột. Nếu mẹ có thói quen ăn nhanh, lượng khí vào ruột sẽ rất lớn và dẫn đến tình trạng đầy hơi. Bên cạnh đó, sau mỗi bữa ăn mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Không nằm sau khi ăn: Khi ăn xong, mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn. Mặt khác, mẹ không được nằm ngay sau mỗi bữa ăn vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng co bóp của dạ dày, thức ăn có thể bị ứ đọng và gây nên hiện tượng đầy bụng.
  • Các loại thực phẩm mẹ cần tránh: Khi có thai 3 tháng đầu bị đầy bụng, mẹ không nên ăn đồ ăn lên men (kim chi, dưa muối, cà muối…), đồ ăn nhanh, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đường tinh luyện, thức uống có gas, bắp cải, hành, bông cải xanh, các loại đậu… Những thực phẩm này sẽ khiến tình trạng đầy bụng của mẹ trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Đồ ăn lên men không tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Đồ ăn lên men không tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Trên đây là tất tần tật thông tin về nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục tình trạng mẹ bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng. Mong rằng, những kiến thức này thực sự hữu ích, giúp mẹ hết băn khoăn và lo lắng khi gặp phải hiện tượng khó chịu trên. Mẹ hãy theo dõi thêm những bài viết từ Góc của mẹ để bổ sung những kinh nghiệm cần thiết mẹ nhé!

Đọc thêm:

Bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng: 5+ cách cải thiện hiệu quả nhất dành cho mẹ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0