Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tim thai yếu 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Đừng bỏ qua 4 lưu ý sau!

Tim là một trong những cơ quan phát triển sớm nhất của thai nhi. Dựa vào nhịp tim thai mẹ co thể biết được bé có đang phát triển bình thường hay không? Vậy tim thai như thế nào là yếu? Tim thai yếu 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Mẹ sẽ được giải đáp tất cả ở bài viết này!

1. Dấu hiệu tim thai yếu 3 tháng đầu? 

Dấu hiệu tim thai yếu 3 tháng đầu
Dấu hiệu tim thai yếu 3 tháng đầu

Theo các bác sĩ cho biết, nhịp tim thai dao động trong khoảng 140-160 nhịp/phút và giảm dần theo thời gian phát triển của thai nhi. Vào tuần thai thứ 14, nhịp tim thai sẽ là khoảng 150 nhịp/phút. Tuần thứ 20 là 140 nhịp/phút và ở những tháng cuối thai kỳ thì giảm còn 130 nhịp/phút. Nếu nhịp tim thai rơi xuống dưới 110 nhịp/phút thì sẽ được coi là dấu hiệu tim thai yếu 3 tháng đầu, là điều vô cùng nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm:

Tim thai và những điều mẹ nhất định cần biết

Siêu âm thai 3 tháng đầu quan trọng thế nào với mẹ bầu?

2. Tim thai yếu có nguy hiểm không?

Mẹ không được chủ quan nếu có dấu hiệu tim thai yếu 3 tháng đầu, bởi đây có thể là dấu hiệu dự báo nguy cơ sảy thai sớm. Mẹ theo dõi nếu tốc độ nhịp tim của thai nhi dưới 70 nhịp/ phút  tại tuần thứ 6-8 thì tỷ lệ sảy thai lên đến 100%. Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, mẹ có 50% nguy cơ sảy thai.

Tim thai yếu gây nguy hiểm cho thai nhi
Tim thai yếu gây nguy hiểm cho thai nhi

Không chỉ vậy, tim thai yếu 3 tháng đầu làm cho quá trình lưu thông máu, oxy và các dinh dưỡng thiết yếu từ cơ thể tới thai nhi kém. Tác động ảnh hưởng đến quá trình hình thành các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, thậm chí thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, hiện tượng tim thai yếu còn gây ra những bất thường ở nhau thai, có thể dẫn đến vỡ tử cung. Biểu hiện là mẹ bầu thường xuyên bị tụt huyết áp, nguy cơ dẫn đến sảy thai cao hơn bình thường.

3. Nguyên nhân của hiện tượng tim thai yếu 3 tháng đầu

Hiện tượng tim thai yếu là dấu hiệu nguy hiểm đối với cả mẹ và thai nhi. Vậy nguyên nhân cụ thể là do đâu?

Ốm nghén - nguyên nhân gây ra tim thai yếu
Ốm nghén – nguyên nhân gây ra tim thai yếu
  • Mẹ bị ốm nghén quá lâu làm chán ăn liên tục. Do đó, cơ thể mẹ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất nên không thể nuôi lớn bào thai, dẫn đến tim thai bị suy yếu.
  • Mẹ bầu mắc các bệnh mãn tính như suy tim, suy thận, tiểu đường, khả năng lưu thông máu kém.
  • Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu làm việc quá sức, không nghỉ ngơi đầy đủ có thể khiến quá trình thai nhi phát triển bị ảnh hưởng dẫn đến tim thai yếu 3 tháng đầu.
  • Chế độ dinh dưỡng kém phù hợp, thiếu dưỡng chất quan trọng trong quá trình phát triển thai nhi như sắt, canxi, đạm…
  • Mẹ gặp va chạm mạnh như tai nạn xe có thể gây vỡ tử cung
  • Tâm lý xúc động, suy nghĩ nhiều cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

4. Mẹ bầu 3 tháng đầu cần làm gì khi tim thai yếu?

4.1. Mẹ bầu nên tránh tâm lý căng thẳng, lo lắng

Tâm lý căng thẳng, lo âu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tim thai yếu 3 tháng đầu. Mẹ cần cố gắng giữ bình tĩnh và hãy suy nghĩ tích cực lên mẹ nhé. Bởi tâm trạng của mẹ bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tim thai nhi, vì vậy khi suy nghĩ tích cực mẹ luôn thoải mái, yêu đời. Điều này vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, vừa hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi và chắc chắn  bé sinh ra sẽ khỏe mạnh.

Từ đó, mẹ có thể hiểu rằng: tâm lý lo lắng và căng thẳng của mẹ sẽ ảnh hưởng xấu tơi bé, có thể thể tăng nguy cơ sảy thai, sinh non…Điều mẹ cần làm bây giờ:

Hãy giữ tinh thần thật thoải mái nhé
Hãy giữ tinh thần thật thoải mái nhé
  • Không tham khảo quá nhiều thông tin trên mạng: Các thông tin tràn lan trên mạng xã hội thường có nhiều nội dung không chính xác, điều này có thể khiến mẹ lo lắng và hoang mang hơn. Mẹ nên lựa chọn trang web uy tín để tìm hiểu mẹ nhé
  • Tin tưởng vào bác sĩ: Bác sĩ là người có chuyên môn và kinh nghiệm nên lời khuyên của bác sĩ là điều đáng tin nhất
  • Tâm sự với bố bé: Mẹ hãy mở lòng, là chia sẻ nhiều hơn để vơi đi những lo âu. Tâm sự với bố của bé để hiểu nhau và cùng nhau vượt qua.

4.2. Đi khám thai theo chỉ định của bác sĩ trong 3 tháng đầu

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, thai nhi sẽ có sự phát triển kèm theo những thay đổi không giống nhau. Khám thai định kỳ đúng lịch khám thai chuẩn cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ, sẽ giúp cho các mẹ có thể  đảm bảo được tình trạng sức khỏe của mình một cách tốt nhất, từ lúc mang thai cho đến khi sinh nở. 

Tim thai yếu 3 tháng đầu, mẹ nên đi khám theo chỉ định của bác sĩ
Tim thai yếu 3 tháng đầu, mẹ nên đi khám theo chỉ định của bác sĩ

Hơn nữa, việc khám thai đúng lịch còn giúp cho bác sĩ có thể kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn của thai nhi như tim thai yếu, dị tật…để có giải pháp khắc phục kịp thời trước khi tình trạng chuyển biến xấu. Theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ bầu cần phải khám thai 8 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

4.3. Chế độ ăn uống hợp lý giúp tim thai 3 tháng đầu phát triển khỏe mạnh

4.3.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tim thai phát triển khỏe mạnh

Mẹ hãy tham khảo các loại thực phẩm dưới đây để tránh hiện tượng tim thai yếu 3 tháng đầu nhé:

  • Ăn các loại thực phẩm giàu sắt như gan, thịt đỏ, cá hồi… để đảm bảo cơ thể sản sinh đủ máu cho mẹ bầu nuôi thai nhi.
  • Ăn nhiều rau xanh giup cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết như chất xơ, sắt và nhiều loại vitamin thiết yếu cho cơ thể.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu đạm: thịt gà, thịt heo, cá tươi…
  • Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó cũng mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. 
  • Ăn nhiều hoa quả như: cam, táo, xoài, bơ chuối… đây đều là các loại quả thân thuộc, dễ mua không chỉ cung cấp lượng vitamin C cao mà còn các dưỡng chất cần thiết khác như folate, tinh bột, chất xơ…
  • Trong trường hợp tim thai yếu, sữa là nguồn dinh dưỡng rất toàn diện cho sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ nên chọn những loại sữa dành riêng cho mẹ bầu, an toàn, vệ sinh và được sản xuất bởi thương hiệu uy tín.

4.3.2. Mẹ nên kiêng gì để tránh tim thai yếu 3 tháng đầu

Chế độ ăn uống hợp lý giúp tim thai 3 tháng đầu phát triển khỏe mạnh
Chế độ ăn uống hợp lý giúp tim thai 3 tháng đầu phát triển khỏe mạnh

Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng các thực phẩm này nếu không muốn tim thai yếu 3 tháng đầu:

  • Chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, thuốc lá, caffeine, bia, các loại đồ uống có ga…  cũng nằm trong danh sách mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn
  • Gia vị cay nóng: Mẹ bầu cũng cần kiêng các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, giấm, tỏi, mù tạt,… kể cả ăn riêng hay sử dụng nhiều vào các món ăn khác
  • Những thực phẩm co bóp tử cung: mướp đắng, dứa, nhãn, rau ngót, rau răm, đu đủ xanh, ngải cứu, chùm ngây,… đều là các thực phẩm gây ra co bóp tử cung. Như vậy sẽ dễ gây ra hiện tượng tim thai yếu, sinh non hoặc dẫn đến sảy thai

4.4. Xây dựng chế độ sinh hoạt trong 3 tháng đầu

Bên cạnh chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, mẹ bầu tim thai yếu 3 tháng đầu cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để đảm bảo sức khỏe:

Dành nhiều thời gian thư giãn hơn
Dành nhiều thời gian thư giãn hơn
  • Khi bụng bắt đầu to lên, mẹ đừng cố mặc đồ chật, hãy chuẩn bị sắm đồ đạc rộng hơn.
  • Hãy ngủ đủ giấc vì thiếu ngủ có thể gây đau đầu, tâm lý khó chịu cho mẹ
  • Tập thể dục đều đặn để duy trì sức khỏe bằng cách đi bộ, bơi lội, yoga hoặc đạp xe tại chỗ.
  • Trong thời gian này, mẹ dễ mắc một số bệnh như khó tiêu, táo bón… Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây tươi để ngăn ngừa tình trạng này. 
  • Hãy sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn: nghe nhạc, đọc sách…

5. Phòng ngừa tim yếu 3 tháng đầu như thế nào?

Để phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng tim thai yếu 3 tháng đầu, mẹ cần có những kiến thức, chuẩn bị và thực hiện đúng đắn những điều sau đây:

Phòng ngừa tim yếu 3 tháng đầu như thế nào?
Phòng ngừa tim yếu 3 tháng đầu như thế nào?
  • Mẹ nhớ chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu axit folic. Bởi lẽ đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh – nguyên nhân gây ra hiện tượng tim thai yếu.
  • Thực hiện tiêm phòng theo quy định trước khi mang thai để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật như suy thận, tiểu đường… gây ảnh hưởng đến thai nhi. 
  • Rèn luyện thân thể, tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng trong khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc một cách bừa bãi mà cần theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Khám thai định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi

Hy vọng nhờ bài viết này, Góc của mẹ đã giúp mẹ có thêm thông tin về tim thai yếu 3 tháng đầu những điều quan trọng mẹ cần biết để tránh xảy ra hiện tượng này. Chúc mẹ có một thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh!

Xem thêm:

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón? Đặc biệt lưu ý 8 điều sau mẹ nhé

Bầu 2 tháng nên ăn gì để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh

Bầu 3 tháng đầu khó thở có nguy hiểm không? 6 cách xử lý cực hiệu quả cho mẹ!

Mang thai 3 tháng đầu có nên đi khám phụ khoa: Hoạt động quan trọng trong thai kỳ!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tim thai yếu 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Đừng bỏ qua 4 lưu ý sau!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

10 mẹo cai sữa cho bé hiệu quả và thành công nhất
10 mẹo cai sữa cho bé hiệu quả và thành công nhất
Việc cai sữa cho bé vẫn luôn là một thách thức cho mẹ. Cùng tìm hiểu tại sao cần ngừng cho bé bú. Cũng như những mẹo để cai sữa thành công và nhanh chóng hơn nhé! 1.Vì sao mẹ nên cai sữa cho bé?  Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho […]
Giỏ hàng 0