Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thai thấp nên nằm ngủ như thế nào? Tư thế ngủ bảo vệ 2 mẹ con

Lần đầu trải nghiệm “thiên chức” mới, mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm, khi gặp tình trạng thai thấp thì lo lắng, bồn chồn không yên. Từ chuyện đi lại, sinh hoạt đến chuyện ăn uống, ngủ nghỉ. Đặc biệt, lúc nằm ngủ – khoảng thời gian nghỉ ngơi mà cứ canh cánh không rõ thai thấp nên nằm ngủ như thế nào (hay túi thai thấp nên nằm ngủ như thế nào) sẽ tốt cho thai nhi, con không gặp trở ngại trong quá trình phát triển. Để mẹ yên tâm ngủ ngon hơn. Góc của mẹ chia sẻ tư thế nằm ngủ chuẩn không cần chỉnh an toàn cho thai nhi ngay dưới đây, lưu lại và áp dụng mẹ nhé!

Mẹ mang thai thấp
Thai thấp nên nằm ngủ như thế nào? Tư thế ngủ bảo vệ 2 mẹ con

1. Tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu thai thấp

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện quận Bình Thạnh, nằm nghiêng sang trái là tư thế “chuẩn chỉnh” nhất mà mẹ nên áp dụng trong suốt thai kỳ của mình để giúp ngôi thai trở về đúng vị trí ban đầu, loại trừ nguy cơ sinh non, sinh thiếu tháng, bé vừa ra đời đã nhẹ cân, thiếu năng lượng,…

Nằm nghiêng sang trái tốt cho mẹ bầu và thai nhi
Nằm nghiêng sang trái là tư thế tốt nhất cho mẹ đang băn khoăn thai thấp nên nằm ngủ như thế nào

Nằm nghiêng với đầu gối hơi cong còn hỗ trợ thai kỳ phát triển khỏe mạnh, thúc đẩy hoạt động của tim, giữ trọng lượng của em bé ở mức ổn định, không tạo áp lực lên tĩnh mạch lớn (gọi là tĩnh mạch chủ dưới), quá trình lưu thông máu từ tim đến bàn chân diễn ra trơn tru, dễ dàng.

Tư thế nằm tốt cho mẹ bầu và thai nhi
Tư thế này giúp lưu thông, điều hòa máu huyết

2. 4 lợi ích của tư thế nằm nghiêng sang trái với mẹ bầu túi thai thấp

Mẹ lo lắng thai thấp nên nằm ngủ như thế nào thì các tư thế nằm nghiêng sẽ là giải pháp tốt nhất. Tư thế nằm nghiêng sang trái đã được nhiều chuyên gia kiểm định và khuyên mẹ bầu thực hiện theo. Tư thế này không chỉ hỗ trợ hệ thống tim mạch, đường huyết hoạt động hiệu quả, giúp mẹ dễ thở hơn mà còn có công dụng “đáng gờm” trong việc cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, loại bỏ độc tố, giúp gan, hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Để tìm hiểu chi tiết, mẹ tham khảo nội dung bên dưới nhé!

Lợi ích của tư thế nằm nghiêng bên trái cho mẹ bầu
4 lợi ích của tư thế nằm nghiêng sang trái với mẹ bầu thai thấp

2.1. Giúp mẹ dễ thở hơn

Bác sĩ phụ sản thường khuyên mẹ nằm ngủ nghiêng sang trái, bởi tư thế này giảm áp lực lên tử cung, tăng cường lưu thông máu, giúp mẹ bầu dễ thở hơn. Bên cạnh đó, ngủ nghiêng sang trái còn cải thiện lưu thông dịch bạch huyết. Đây là chất lỏng có mặt khắp mọi nơi trong cơ thể con người, đóng vai trò thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ đẩy lùi những căn bệnh liên quan đến tim mạch, đường huyết.

Mẹ dễ thở hơn khi nằm nghiêng trái
Giúp mẹ có túi thai thấp dễ thở hơn và thoải mái hơn

2.2. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con

Nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi gặp hiện tượng thai thấp thường nhiều hơn thai nhi bình thường. Bởi thai thấp sẽ làm bụng của mẹ trễ xuống, kích thước vùng bụng tăng lên, tạo áp lực lên tĩnh mạch chủ nhiều hơn, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu cũng như cung cấp dinh dưỡng đến bánh nhau, rồi từ bánh nhau chuyển đến thai nhi.

Nếu cung cấp không đủ dưỡng chất, mẹ sẽ dễ sinh non, sảy thai hoặc sau khi bé ra đời sẽ thấp còi, thiếu chất so với các bạn đồng trang lứa,…

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi
Bên cạnh tìm hiểu thai thấp nên nằm ngủ như thế nào mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé

Vì vậy, mẹ nên nằm nghiêng sang trái khi thai thấp để có giấc ngủ trọn vẹn, giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non, thai lưu…. Chưa hết, tư thế này còn cho phép lưu lượng máu và chất dinh dưỡng đến bánh nhau nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi, giúp giảm áp lực lên tử cung, hạn chế tình trạng chèn ép, cản trở quá trình trao đổi chất.

Nằm nghiêng trái hỗ trợ trao đổi chất
Hỗ trợ quá trình trao đổi chất

2.3. Loại bỏ độc tố trong cơ thể mẹ

Nằm nghiêng sang trái sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc trơn tru, giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày, ợ nóng, khó chịu. Bởi dạ dày nằm bên trái phần bụng trên, nhờ vậy thức ăn cùng enzym tiêu hóa sẽ đi từ ruột non đến ruột già thuận tiên gấp nhiều lần.

Thai thấp nên nằm ngủ như thế nào?
Loại bỏ độc tố trong cơ thể mẹ

Từ đó, quá trình trao đổi chất được thực hiện đồng bộ, lượng chất thải sẽ bài tiết ra ngoài dễ dàng, loại bỏ cặn bã tồn dư ảnh hưởng đến mẹ và bé. Ngoài ra, tư thế nằm này còn tăng cường chức năng thận, giảm thiểu tình trạng sưng phù ở bàn chân, mắt cá chân và bàn tay, giúp cơ thể mẹ đỡ nặng nhọc, mệt mỏi.

Lợi ích của nằm nghiêng trái với mẹ bầu
Giảm thiểu tình trạng sưng phù ở bàn chân, mắt cá chân và bàn tay

2.4. Giúp gan của mẹ hoạt động tốt hơn

Như mẹ đã biết, gan đóng vai trò “tiên phong” giúp cơ thể tiêu độc, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Một khi gan gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến bộ máy làm việc của toàn bộ cơ thể, đình trệ việc cung cấp dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Gan nằm ở bên phải bụng nên tư thế ngủ nằm nghiêng sang trái sẽ hạn chế tình trạng tử cung chèn ép lên gan, hỗ trợ chức năng gan hoạt động tốt hơn.

Gần mẹ hoạt động tốt hơn khi nằm nghiêng trái
Giúp gan của mẹ hoạt động tốt hơn

Mẹo nhỏ cho mẹ: Nếu muốn đổi mới với tư thế ngủ truyền thống, mẹ có thể kết hợp nằm nghiêng với việc tận dụng những chiếc gối có sẵn trong nhà. Theo đó, mẹ đặt một chiếc gối dưới bụng hoặc giữa hai chân để tạo cảm giác êm ái; sử dụng thêm chăn bông lót ở phần lưng nhằm giảm bớt áp lực khi mang thai. 

Ngoài ra, sử dụng gối chùm hoặc cuộn nhỏ chăn, đặt ở phần lưng cũng góp phần giảm bớt áp lực của em bé lên cơ thể mẹ. Hiện nay có rất nhiều loại gối mẹ bầu từ các thương hiệu như Likado, Hahuma, Tomibaby, mẹ cân nhắc mua ngay hoặc tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để giấc ngủ được trọn vẹn hơn!

Mẹo nhỏ giúp mẹ thai thấp ngủ ngon hơn
Mẹo nhỏ giúp mẹ thai thấp có giấc ngủ ngon

3. 4 tư thế mẹ nên tránh khi thai thấp

Tránh những tư thế sau để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ bầu thai thấp và quá trình phát triển của thai nhi mẹ nhé!

3.1. Tư thế nằm ngửa

Khi mẹ nằm ngủ ngửa, trọng lượng của thai nhi và tử cung sẽ chèn ép lên các cơ quan nội tạng (ruột, cột sống, cơ lưng,…), khiến máu khó lưu thông đến nhau thai, giảm lượng oxy, dinh dưỡng cần thiết gây nguy hiểm cho em bé. Ngoài ra, sự dồn ép này còn làm mẹ dễ mắc một số bệnh như trĩ, đau lưng, các vấn đề về tiêu hóa và lưu thông máu. Nằm ngửa cũng dẫn đến tụt huyết áp, làm mẹ lâng lâng, chóng mặt.

Tư thế nằm ngửa
Tư thế nằm ngửa

3.2. Tư thế nằm gục trên bàn

Những hôm mệt lả người, mẹ chỉ muốn nghỉ ngơi, chợp mắt một tí, thế là mẹ gục xuống bàn làm việc và thiếp đi. Mẹ biết không, đây là một trong những tư thế ngủ ảnh hưởng nhiều nhất đến thai nhi đó ạ. Bởi khi gục xuống bàn, bụng mẹ sẽ gập lại theo hình vòng cung, chèn ép thai nhi. Tư thế cong lưng này khiến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi gặp nhiều cản trở, mẹ sẽ thấy khó thở hoặc thở dốc đầy mệt mỏi.

Tư thế nằm gục trên bàn
Nhiều mẹ không biết túi thai thấp nên nằm ngủ như thế nào nên rất hay mắc phải lỗi này khi làm việc mệt mỏi

Một khi hệ hô hấp của mẹ gặp vấn đề thì quá trình vận chuyển oxy đến thai nhi cũng gặp trục trặc. Đặc biệt, mẹ thai thấp càng phải lưu ý hơn, việc gập người thường xuyên sẽ khiến bào thai bị trễ xuống mỗi lúc một nhiều, khiến mẹ sinh non hoặc con không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, dễ nhiễm bệnh và sức khỏe yếu.

3.3. Tư thế nằm nghiêng sang bên phải

Suốt quá trình mang bầu, bào thai nằm sẽ nằm chếch về phía bên phải ổ bụng của mẹ. Nếu mẹ nằm nghiêng sang phải sẽ tạo áp lực lên thai nhi. Ngoài ra, tư thế này còn dẫn đến hiện tượng vặn xoắn các mạch máu trong tử cung, chèn ép mạch máu, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Nằm sang phải sẽ cản trở quá trình lưu thông máu trong khi nhu cầu về tuần hoàn máu của mẹ trong thời kỳ mang thai là cao hơn bao giờ hết.

Tư thế nằm nghiêng bên phải
Tư thế nằm nghiêng sang phải mẹ nên áp dụng khi không biết thai thấp nên nằm ngủ như thế nào

3.4. Tư thế nằm sấp

Theo các khuyến cáo của bác sĩ phụ sản và chuyên gia, trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ có thể nằm sấp khi ngủ. Tuy nhiên trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, mẹ thai thấp tránh ngủ với tư thế này, đây cũng là giải pháp khuyên nên áp dụng với những mẹ có túi thai thấp nên nằm ngủ như thế nào. Bởi nằm sấp sẽ tạo thêm áp lực lên tử cung đang có dấu hiệu giãn nở, từ đó tác động mạnh mẽ đến ổ bụng, ảnh hưởng quá trình tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, nằm sấp còn khiến cột sống mẹ bầu buộc phải duỗi thẳng, đầu và cổ bị ngoẹo sang một bên, gây nhức mỏi cơ xương sau khi thức dậy.

Nằm sấp khiến phổi không thể hít đủ khí oxy và thải ra khí carbon dioxide, dẫn đến tình trạng tức ngực, khó thở, suy hô hấp ở mẹ và thiếu oxy ở bé. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến em bé vốn không khỏe do thai thấp nay lại đối mặt với tình trạng suy thai.

Mẹ bầu nằm sấp không hề tốt cho thai nhi
Mẹ nằm sấp ảnh hưởng đến thai nhi

4. 3 lưu ý khi mang bầu thai thấp mẹ cần biết

Để quá trình mang bầu trở nên nhẹ nhàng hơn, Góc của mẹ lưu ý mẹ 3 điều khi gặp tình trạng túi thai thấp nên nằm ngủ như thế nào ngay dưới đây.

4.1. Mẹ chú trọng chế độ dinh dưỡng

Điều đầu tiên mẹ cần làm là thiết lập chế độ ăn uống cân bằng với thực đơn dinh dưỡng khoa học. Theo đó, mẹ ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, sữa chua, đu đủ, bơ,… ăn nhiều rau xanh và trái cây như súp lơ, bí ngòi, cà rốt, các loại hạt,… Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm, vitamin thiết yếu như gạo, mì ống, bánh mì nguyên hạt,… để cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo đủ 6 nhóm chất cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng dành riêng cho mẹ bầu
Mẹ chú trọng chế độ dinh dưỡng

Mẹ tránh ăn những thực phẩm chua cay làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, ợ nóng, ảnh hưởng đến thai nhi như dưa chua, kim chi, măng…. Đồng thời, mẹ tăng cường bổ sung sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc ăn những thực phẩm giàu sắt như các loại đậu, thịt đỏ (lợn, bò,…), cải bó xôi. Tình trạng thai thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn hoàn máu, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, việc bổ sung sắt là vô cùng cần thiết, giúp kích thích quá trình tạo máu, điều hòa đường huyết, hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ bầu nên bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng
Ngoài thai thấp nên nằm ngủ như thế nào mẹ cũng cần bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm

4.2. Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh

Khi thai thấp, mẹ nên dành thời gian để nghỉ ngơi, không nên vận động quá sức, thường xuyên luyện tập thể dục với cường độ nhẹ. Cụ thể, mẹ tránh đi xe máy, xe đạp để hạn chế tình trạng xuất huyết âm đạo; tập những bài yoga dành riêng cho mẹ bầu và có sự hướng dẫn của bác sĩ; không nhồi nhét hay tập luyện quá sức khiến tình trạng thai thấp nặng thêm. Mẹ nên chọn những trang phục thoải mái, tránh mặc quần áo bó sát để máu huyết lưu thông dễ dàng.

Mẹ bầu cần duy trì lối sống lành mạnh để tốt cho thai nhi
Duy trì lối sống lành mạnh là điều mẹ quan trong không chỉ là thai thấp nên nằm ngủ như thế nào

Mẹ lưu ý ngủ đủ giấc và không thức khuya, bắt đầu từ 23h trở đi là khoảng thời gian lý tưởng nhất để loại bỏ độc tố và tạo máu để nuôi cơ thể. Nếu mẹ bầu đi ngủ muộn sẽ khiến quá trình đó bị gián đoạn, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, đặc biệt là thai nhi gặp tình trạng thai thấp.

4.3. Mẹ kết hợp thai giáo cho con

Mẹ thai thấp thường có nguy cơ sinh non, thiếu chất dinh dưỡng, em bé sinh ra thấp còi hơn những bé cùng tuổi khác. Thai giáo là giải pháp tốt nhất giúp mẹ hạn chế tình trạng này đó ạ!

Cụ thể, thai giáo là hoạt động giáo dục cho bé từ lúc còn trong bụng mẹ, sử dụng thơ ca, ngôn ngữ, âm nhạc, hoặc những cử chỉ vuốt ve để phát triển các giác quan và trí não cho bé, từ đó giúp tăng chỉ số IQ và nâng cao các tố chất cho bé sau khi sinh.

Mẹ bầu thai giáo cho con
Mẹ kết hợp thai giáo cho con

Phương pháp thai giáo rất phổ biến ở các nước Châu Âu như Úc, Mỹ, Anh, Hà Lan và đã được nghiên cứu thực nghiệm bởi nhiều chuyên gia uy tín trong ngành. Thế nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách thực hiện phương pháp này sao cho “chuẩn không cần chỉnh”.  Nếu mẹ cũng muốn bé yêu được giáo dục đúng cách ngay từ trong bụng mẹ, tham khảo bài viết Thai giáo là gì mẹ nhỉ? 6 sai lầm 99% mẹ mắc phải khi thai giáo mẹ nhé. Đảm bảo mẹ sẽ khám phá được nhiều điều thú vị đó ạ!

Tư thế nằm đúng chuẩn cho mẹ bầu
Tư thế ngủ đúng cách giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh

Với bài viết này, mẹ chắc hẳn đã có lời giải đáp cho câu hỏi thai thấp nên nằm ngủ như thế nào cũng như những lưu ý khi gặp tình trạng “đau đầu” này. Đừng lo lắng quá mẹ nhé, nếu áp dụng đúng tư thế ngủ và kết hợp chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, ngôi thai của mẹ sẽ sớm trở về vị trí bình thường. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và “mẹ tròn con vuông”

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thai thấp nên nằm ngủ như thế nào? Tư thế ngủ bảo vệ 2 mẹ con”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

[Giải Đáp] Đau xương chậu khi mang thai có gì nguy hiểm?
[Giải Đáp] Đau xương chậu khi mang thai có gì nguy hiểm?
Khi chị em mang thai cơ thể sẽ có những thay đổi để nâng đỡ thai nhi trong cơ thể mẹ. Đau xương chậu là tình trạng phổ biến mà hơn 70% phụ nữ mắc phải. Các khớp xương trở nên ít ổn định và gây đau vào 3 tháng cuối mang thai là nhiều. […]
10 điều cần biết khi mang thai không phải mẹ nào cũng rõ
10 điều cần biết khi mang thai không phải mẹ nào cũng rõ
Để có một thai kỳ khoẻ mạnh, chuẩn bị trước khi mang thai là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Góc của mẹ gửi đến các bạn những điều cần biết khi mang thai để rõ hơn, không bỡ ngỡ khi mang bầu. Mục đích cuối cùng vẫn là có một thai kỳ […]
Giỏ hàng 0