Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Khám thai lần đầu – Những điều mẹ cần nằm lòng

Khám thai lần đầu rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi. Vậy mẹ đã biết nên đi khám thai lần đầu khi nào hay chưa? 

1. Mẹ nên khám thai lần đầu khi nào?

Mẹ nên khám thai lần đầu khi nào?
Mẹ nên khám thai lần đầu khi nào?

Nhờ vào sự phát triển của khoa học kĩ thuật, việc khám thai ngày càng trở nên đơn giản và phổ biến. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khá nhiều mẹ bầu không biết khi nào nên đi khám thai lần đầu.

Trên thực tế, trong vòng hai tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ. Lúc này nó sẽ thực hiện các hoạt động phân bào. Sau đó khoảng 2 – 3 ngày, hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đó. Và ngay khi nhận biết được mình có thai là mẹ có thể đi siêu âm thai lần đầu. Việc này giúp mẹ xác định xem mình có thai thực sự hay không? Mẹ đang mang đơn thai hay đa thai? Thai đang này trong hay ngoài tử cung? Hay để xác định xem mẹ có kèm theo các vấn đề gì khác hay không? 

Tuy nhiên không phải ai cũng đi khám thai ngay sau khi biết mình có bầu. Mỗi lần khám thai tương ứng với mỗi tuổi thai đều có mục đích chuyên biệt khác nhau. Do đó, để trả lời cho câu hỏi “ khi nào nên đi khám thai lần đầu?” trước tiên mẹ cần xác định mục đích và nhu cầu khám thai của bản thân.

Mẹ có thể tham khảo: 10 mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ

2. Khám thai lần đầu như thế nào?

Khám thai lần đầu như thế nào?
Khám thai lần đầu như thế nào?

Quá trình khám thai lần đầu bao gồm 5 trình tự căn bản không thể thiếu:

Bước 1: Hỏi – đáp tiền sử bệnh và sức khỏe của mẹ

Để việc đi khám thai lần đầu đạt hiệu quả tối đa, mẹ cần cung cấp các thông tin chi tiết về tiền sử bệnh. Cũng như sức khỏe của mình:

  • Tiền sử đau ốm
  • Bệnh mãn tính (nếu có)
  • Các loại thuốc thường sử dụng
  • Có tiền sử bị dị ứng hay không?
  • Có gặp vấn đề về sinh sản hay bị bệnh di truyền của gia đình không?

Bước 2: Hỏi về lần mang thai

Bước 3: Khám chi tiết về tình trạng sức khỏe hiện tại

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình sức khỏe của mẹ bầu, cụ thể là:

  • Kiểm tra hệ tim mạch, hô hấp, bầu ngực và khoang bụng.
  • Đo huyết áp.
  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao.
  • Một số trường hợp, mẹ sẽ được kiểm tra kỹ hơn về cơ quan sinh sản và vùng xương chậu.

Bước 4: Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết

Tùy vào từng cơ sở y tế mà mẹ có thể phải thực hiện các xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, các xét nghiệm căn bản của một mẹ bầu trong khám thai lần đầu bao giờ cũng gồm một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nhóm máu và mức độ thiếu máu của mẹ, xét nghiệm beta HCG
  • Siêu âm
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Những mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường hoặc đang mắc phải căn bệnh này sẽ phải xét nghiệm thêm về tiểu đường

Bước 5: Bác sĩ giải đáp thắc mắc của mẹ bầu

3. Chi phí khám thai lần đầu là bao nhiêu?

rong suốt thai kỳ, tùy vào tình hình sức khỏe của mẹ và bé mà bác sĩ sẽ chỉ định số lần khám thai tương ứng
Trong suốt thai kỳ, tùy vào tình hình sức khỏe của mẹ và bé mà bác sĩ sẽ chỉ định số lần khám thai tương ứng

Trong suốt thai kỳ, tùy vào tình hình sức khỏe của mẹ và bé mà bác sĩ sẽ chỉ định số lần khám thai tương ứng. Thông thường, trong thai kỳ các mẹ sẽ có khoảng  từ 11-15 lần khám thai và từ 5-8 lần siêu âm thai. Chi phí mỗi lần cho việc khám thai và siêu âm thai là không hề nhỏ, tùy vào từng bệnh viện mà chi phí có thể khác nhau.

Ngoài ra chi phí khám thai lần đầu còn phụ thuộc vào loại hình siêu âm mà mẹ lựa chọn. Cụ thể: 

  • Khám thai và đo tim thai bằng Doppler hay siêu âm thường sẽ rơi vào khoảng 150.000 VND
  • Siêu âm 3D – 4D vào khoảng 300.000 đồng.

Bên cạnh đó, nếu mẹ lựa chọn thăm khám tại các phòng khám tư nhân thì mức chi phí này dao động từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng/lần. Chi phí khám và siêu âm thai trong suốt thai kỳ có thể lên tới 10 triệu. Do đó bố mẹ nên cân nhắc, xem xét để có thể dự trù ngân sách và tài chính trước khi mang bầu.

4. Lưu ý cho việc nên khám thai lần đầu khi nào

Lưu ý cho việc nên khám thai lần đầu khi nào
Lưu ý cho việc nên khám thai lần đầu khi nào

Ngoài việc lưu ý về mặt thời gian hay có những kiến thức nhất định về việc khám thai lần đầu nên khám những gì. Mẹ cũng nên ghi nhớ một số điểm sau đây:

  • Mẹ cần lựa chọn bác sĩ. Hoặc những cơ sở y tế uy tín để việc khám thai diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt hiệu quả cao.
  • Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân bằng cách liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại. Qua đó có được những giải đáp tốt nhất từ bác sĩ.
  • Lưu ý giữ lại kết quả để làm cơ sở chẩn đoán. Và theo dõi cho những lần khám thai sau.
  • Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ lập kế hoạch khám thai định kỳ cho mẹ. Bao gồm tư vấn chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, thể dục thể thao và sinh hoạt vợ chồng. Cũng như kê các loại thuốc, vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
  • Đặc biệt, trong trường hợp thai phụ có các bệnh lý kèm theo. Hoặc tình trạng thai nhi không được khỏe thì việc theo dõi và điều trị ngay từ đầu là vô cùng cần thiết và ý nghĩa cho người mẹ.

Xem thêm:

Khi đi sinh cần mang theo giấy tờ gì? – TOP 3 nhất định không được quên

Khám sàng lọc thai nhi chính xác là làm những gì?

Tham khảo: https://baosonhospital.com/giat-minh-chi-phi-kham-thai-suot-ca-thai-ky-me-bau-can-biet

Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý rằng giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Do đó các mẹ bầu nên hạn chế đi lại nhiều, làm các việc nặng. 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Khám thai lần đầu – Những điều mẹ cần nằm lòng”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các loại rau tốt cho bà bầu với hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất chính là nhóm thực phẩm rất cần thiết để tham khảo đưa ngay […]
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
Pháp danh là tên gọi của người Phật tử, thể hiện lý tưởng và nguyện vọng của người tu hành. Do đó, đặt tên pháp danh cho con gái thể hiện mong ước con có cuộc sống thanh tịnh, hạnh phúc, tránh được mọi sự ưu phiền. Nếu mẹ còn loay hoay chưa tìm được […]
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất béo có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc chọn lựa các loại hạt giàu dinh dưỡng là một giải pháp hữu ích, giúp bổ sung năng lượng, chất xơ, các dạng vitamin và khoáng chất mà không tăng cao […]
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Lá lốt là một loại rau khá quen thuộc, tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho rất nhiều món ăn. Đặc biệt, chúng còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, với bà bầu, việc bổ sung bất kỳ loại thực […]
Các dấu hiệu đặc trưng nhất để mẹ nhận biết mình mang thai con trai hay con gái
Các dấu hiệu đặc trưng nhất để mẹ nhận biết mình mang thai con trai hay con gái
Trong hành trình mang thai diệu kỳ, việc nhận biết giới tính của em bé là một trong những điều tò mò và đặc biệt quan trọng đối với nhiều mẹ bầu. Dấu hiệu xuất hiện trong quá trình mang thai có thể là những gợi ý tiêu biểu, khiến cho việc đoán giới tính […]
55 tên đệm hay cho tên Hòa hay – nhiều ý nghĩa mới nhất 2023
55 tên đệm hay cho tên Hòa hay – nhiều ý nghĩa mới nhất 2023
Hòa là tên gọi thể hiện sự an lành, bình yên, con có cuộc đời tươi đẹp, nhưng mẹ không biết nên đặt tên đệm hay cho tên Hòa như thế nào để vừa ý nghĩa vừa đẹp. Đừng lo quá mẹ nhé, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi đó […]
Giỏ hàng 0