Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bà bầu bị ho có nguy hiểm cho sức khỏe không?

Bà bầu bị ho khi mang thai là một trong những vấn đề thường gặp trong thai kỳ. Tuy bị ho là tình trạng thường thấy và dễ điều trị. Tuy nhiên khi mang thai, nếu ho không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm mẹ bầu nhé!

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho khi mang thai

Đôi khi nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn ở cổ họng, xoang, tai hoặc ngực của bạn có thể dẫn đến cảm lạnh
Đôi khi nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn ở cổ họng, xoang của bạn có thể dẫn đến cảm lạnh

Đôi khi nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn ở cổ họng, xoang, tai hoặc ngực của bạn có thể dẫn đến cảm lạnh. Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể cần dùng kháng sinh, vì vậy hãy đến gặp bác sĩ gia đình nếu các triệu chứng của bạn tiếp tục tồi tệ hơn. Luôn luôn gặp bác sĩ của bạn nếu bạn bị sốt cao hoặc khó thở nghiêm trọng khi bạn đang mang thai.

2. Bà bầu bị ho có thể là dấu hiệu của cảm lạnh hay cảm cúm

Có hơn 200 loại vi-rút gây ra các triệu chứng của cảm lạnh thông thường
Có hơn 200 loại vi-rút gây ra các triệu chứng của cảm lạnh thông thường

Có hơn 200 loại vi-rút gây ra các triệu chứng của cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng kéo dài khoảng một tuần, mặc dù ho có thể kéo dài đến ba tuần. Cảm lạnh và cúm có nhiều triệu chứng, chẳng hạn như ho và sổ mũi, sốt nhẹ hoặc nặng,… 

Tuy nhiên, sốt, ho kèm theo ớn lạnh và mệt mỏi thường liên quan đến bệnh cúm. Vì cảm cúm  là do vi rút gây ra chứ không phải do vi khuẩn nên thuốc kháng sinh sẽ không giúp bạn khỏi bệnh. 

Những biến chứng này có thể bao gồm: viêm phế quản, nhiễm trùng xoang.,, Bệnh cúm đến nhanh hơn, gây sốt cao hơn, nhức đầu, đau cơ, đổ mồ hôi và có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức. 

3. Cần làm gì lúc bà bầu bị ho lâu ngày lâu ngày?

Mẹ bầu tốt nhất nên tránh dùng tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu của thai kỳ
Mẹ bầu tốt nhất nên tránh dùng tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu của thai kỳ

Trước đây, nếu bị cảm lạnh hoặc cúm bạn có thể đã dùng thuốc không kê đơn (thường mua ở nhà thuốc tây). Nhưng bây giờ bạn có thể tự hỏi liệu nó có an toàn không? Mặc dù thuốc có thể làm giảm các triệu chứng ho của bạn. Nhưng nó sẽ ảnh hưởng lớn tới thai nhi.

Mẹ bầu tốt nhất nên tránh dùng tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Vì đây là thời điểm quan trọng đối với sự phát triển của em bé. Vì vậy nếu muốn dùng bất kỳ loại thuốc nào khi mang thai hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Một số loại thuốc được coi là an toàn sau 12 tuần của thai kỳ khi mẹ bầu bị cảm,ho. 

  • Tinh dầu bạc hà xoa lên ngực, thái dương và dưới mũi để tránh ho, sổ mũi,..
  • Miếng dán mũi, là miếng dính giúp mở đường thở bị tắc nghẽn
  • Thuốc nhỏ hoặc viên ngậm ho
  • Dùng Acetaminophen (Tylenol) để giảm đau nhức, đau và sốt (bao gồm cả ho)
  • Các lọ siro ho đơn giản, siro ho dextromethorphan (Robitussin) và dextromethorphan-guaifenesin (Robitussin DM)
Mẹ bầu tốt nhất nên tránh dùng tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu của thai kỳ
Mẹ bầu tốt nhất nên tránh dùng tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu của thai kỳ

Mẹ cũng nên tránh các loại thuốc sau đây khi đang mang thai trừ khi được bác sĩ khuyến cáo. 

  • Aspirin (Bayer): nguy cơ cao xuất hiện tiền sản giật
  • Ibuprofen (Advil, Motrin): gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung/
  • Naproxen (Aleve, Naprosyn): giảm lượng máu lưu thông tới bào thai.
  • Codeine, bactrim.

4. Mẹ bầu mang thai bị ho nên gọi cho bác sĩ khi nào?

Bệnh cúm có thể là do tác động bên ngoài bởi virus đường hô hấp gây ra (Influenza)
Bệnh cúm có thể là do tác động bên ngoài bởi virus đường hô hấp gây ra (Influenza)

Cả cảm lạnh và cảm cúm đều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bệnh cúm cần được coi trọng hơn. Bởi mức độ nguy hiểm mà nó mang lại là không thể lường trước được. Bệnh cúm có thể là do tác động bên ngoài bởi virus đường hô hấp gây ra (Influenza). Có rất nhiều loại virus cúm nguy hiểm khác như: H5N1, H1N1, H7N9, Rubella,…  Người mắc bệnh cúm trung bình sẽ khỏi hẳn sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên với những người có bệnh lý về tim mạch, đường hô hấp hay hệ miễn dịch kém. Cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng và gây tử vong. Có thể làm tăng nguy cơ sinh non và dị tật bẩm sinh ở mẹ đang mang thai. 

Triệu chứng: sốt rét, ớn lạnh (có thể kèm theo đau họng, ho khan,..), sốt cao dẫn đến rét run, đổ mồ hôi, chóng mặt, khó thở, đau ngực hoặc áp lực, chảy máu âm đạo, giảm chuyển động của thai nhi. Phụ nữ mang thai có các triệu chứng giống như cúm nên được điều trị ngay lập tức bằng thuốc kháng vi-rút. 

5. Các biện pháp khắc phục cảm lạnh và cúm khi mang thai

Nhiều phụ nữ mang thai cũng sử dụng máy làm ẩm phòng để giúp thông mũi và giảm ho có đờm
Nhiều phụ nữ mang thai cũng sử dụng máy làm ẩm phòng để giúp thông mũi và giảm ho có đờm
  • Nếu bạn bị đau họng hoặc ho hãy súc miêng bằng nước muối ấm.
  • Nhỏ mũi bằng thuốc xịt nước muối để làm lỏng chất nhầy, dịu mô mũi bị viêm.
  • Hít thở không khí ấm để giúp nới lỏng tắc nghẽn.
  • Mật ong pha cùng nước chanh hay một tách trà ấm đã khử caffeine giúp giảm đau ho.
  • Sử dụng túi chườm nóng và lạnh để giảm đau xoang.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Nhiều phụ nữ mang thai cũng sử dụng máy làm ẩm phòng để giúp thông mũi và giảm ho có đờm. Chườm ấm cũng được áp dụng cho đầu, xoang và vai để giảm đau và tắc nghẽn.
  • Tập trung vào việc ăn nhiều loại thực phẩm tươi có thể giúp đảm bảo cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Tìm kiếm một loại vitamin trước khi sinh bao gồm kẽm và vitamin C cũng có thể giúp hỗ trợ thêm hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa cảm lạnh

Tìm hiểu thêm: Đâu là cách trị cảm cho bà bầu hiệu quả

6. Bà bầu bị ho có nên dùng thuốc?

Thuốc giảm ho như dextromethorphan thường được tìm thấy trong các loại thuốc không kê đơn
Thuốc giảm ho như dextromethorphan thường được tìm thấy trong các loại thuốc không kê đơn

Thuốc giảm ho như dextromethorphan thường được tìm thấy trong các loại thuốc không kê đơn. Các loại thuốc này thường được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai với liều lượng chính xác, nhưng các lựa chọn không dùng thuốc luôn được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên.

Mẹ đọc thêm Những bí kíp chăm sóc mẹ bầu hiệu quả nhất nhé

Ho sẽ không nguy hiểm nếu mẹ bầu bị cảm lạnh và biết cách chăm sóc bản thân. Ngược lại nếu triệu chứng ho kéo dài lâu ngày và chuyển biến xấu có thể bạn đã bị cảm cúm. Hãy quan sát cơ thể thường xuyên để hiểu rõ vấn đề bạn gặp phải. Nếu không an tâm hãy đến gặp ngay bác sĩ của bạn để được hỗ trợ.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bà bầu bị ho có nguy hiểm cho sức khỏe không?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Táo bón là một trong những hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ. Táo bón sẽ gây ra những tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi. Thế nên việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng này là rất […]
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các loại rau tốt cho bà bầu với hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất chính là nhóm thực phẩm rất cần thiết để tham khảo đưa ngay […]
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
Pháp danh là tên gọi của người Phật tử, thể hiện lý tưởng và nguyện vọng của người tu hành. Do đó, đặt tên pháp danh cho con gái thể hiện mong ước con có cuộc sống thanh tịnh, hạnh phúc, tránh được mọi sự ưu phiền. Nếu mẹ còn loay hoay chưa tìm được […]
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất béo có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc chọn lựa các loại hạt giàu dinh dưỡng là một giải pháp hữu ích, giúp bổ sung năng lượng, chất xơ, các dạng vitamin và khoáng chất mà không tăng cao […]
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Lá lốt là một loại rau khá quen thuộc, tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho rất nhiều món ăn. Đặc biệt, chúng còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, với bà bầu, việc bổ sung bất kỳ loại thực […]
Các dấu hiệu đặc trưng nhất để mẹ nhận biết mình mang thai con trai hay con gái
Các dấu hiệu đặc trưng nhất để mẹ nhận biết mình mang thai con trai hay con gái
Trong hành trình mang thai diệu kỳ, việc nhận biết giới tính của em bé là một trong những điều tò mò và đặc biệt quan trọng đối với nhiều mẹ bầu. Dấu hiệu xuất hiện trong quá trình mang thai có thể là những gợi ý tiêu biểu, khiến cho việc đoán giới tính […]
Giỏ hàng 0