Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Các vị trí dễ bị hăm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thời tiết nắng nóng, trẻ xuất mồ hôi nhiều trên cơ thể. Điều này làm các vùng hăm ở trẻ nhỏ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Mỗi vị trí hăm da đều có những đặc điểm riêng và cách xử lý riêng. Mẹ cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé!

1. Hăm da là gì?

Chứng hăm ở trẻ nhỏ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau
Chứng hăm ở trẻ nhỏ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

Hăm da bản chất là viêm da. Là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu của hăm ở trẻ nhỏ thường gặp ở các vùng da nếp gấp. Ban đầu có thể là hơi ửng đỏ. Sau xuất hiện nhiều hơn các nốt mẩn đỏ. Đây là các vị trí thường xuyên cọ sát. Để lâu ngày có thể tạo ra dịch, gây lở loét da. Vùng hăm da cũng có cảm giác nóng hơn các chỗ khác. Vì đau, rát nên bé sẽ khó chịu, dẫn đến khó ngủ và quấy khóc nhiều.

1.1. Nguyên nhân gây hăm ở trẻ nhỏ

Các nguyên nhân dẫn đến triệu chứng hăm ở trẻ có thể kể đến như:

  • Da bé bị đổ mồ hôi nhiều dẫn đến tình trạng ẩm ướt kéo dài. Đặc biệt là các vùng da có nếp gấp như cổ, nách, háng,…
  • Do tã để ướt quá lâu dẫn đến da bị nhiễm bẩn.
  • Do bé có cơ địa da nhạy cảm. Nên dễ bị dị ứng với quần áo hoặc loại tã bỉm đang sử dụng.

2. Các vị trí dễ bị hăm và cách xử lý

2.1. Vùng da tiếp xúc với tã bỉm

Hay còn gọi là hăm tã. Hăm tã thường do bé không được thay tã thường xuyên. Tã bị để trong tình trạng ẩm ướt quá lâu sẽ tạo điều kiện lí tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm sinh sôi và tấn công da bé. Một lí do thường gặp nữa là loại tã bé sử dụng không phù hợp. Tã quá chật, bí bách, thấm hút kém khiến da bé luôn ẩm. Hoặc chất liệu thô ráp cọ xát da bé gây hăm ở da. Vì vậy, mẹ cần quan tâm các tiêu chí để lựa chọn loại tã phù hợp nhất cho bé nhé.

Hăm tã không được xử lý sẽ lan ra các vùng da xung quanh
Hăm tã không được xử lý sẽ lan ra các vùng da xung quanh

Mẹ có thể áp dụng các cách sau để khắc phục tình trạng hăm ở trẻ nhỏ:

  • Cách 3 – 4 giờ kiểm tra tã cho bé. Thay tã thường xuyên giúp da bé luôn được giữ trong tình trạng sạch sẽ và thông thoáng.
  • Vệ sinh vùng da quanh mông đúng cách. Khi da bị hăm sẽ rất nhạy cảm, mẹ có thể dùng nước sạch lau nhẹ các vùng da quanh mông và háng. Mẹ không nên lau hoặc chà xát mạnh sẽ khiến da bị tổn thương thêm. Thay vì sử dụng khăn vải thông thường. Mẹ có thể dùng khăn ướt chuyên dụng giúp làm sạch chất bẩn và các vi khuẩn gây hại.
  • Thay loại tã bỉm đang sử dụng cho bé. Lưu ý chọn loại tã ôm vừa vặn với bé, để bé vừa thoải mái khi mặc mà không bị tràn ra ngoài. Mẹ nên chọn những loại tã được thiết kế phù hợp với khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt của Việt Nam mẹ nhé!

2.2. Các vùng da có nếp gấp trên cơ thể

Đặc biệt ở những em bé trộm vía bụ bẫm. Trên cơ thể sẽ có rất nhiều vùng nếp gấp hay ngấn. Những tháng đầu sau sinh, các bé thường nằm 1 chỗ, ít vận động. Nếu môi trường không đủ thoáng mát, các vị trị này dễ toát mồ hôi. Nếu không được vệ sinh cẩn thận sẽ trở thành môi trường lí tưởng cho bụi bẩn và các loại vi khuẩn. Từ đó dễ dẫn tới tình trạng hăm ở trẻ nhỏ.

2.2.1. Vùng da cổ

Vùng cổ dễ bị ứ đọng mồ hôi, nước và sữa
Vùng cổ dễ bị ứ đọng mồ hôi, nước và sữa

Các vết hăm ở vùng ngấn cổ nguyên nhân do mẹ không vệ sinh cẩn thận cho bé. Mồ hôi bị ứ đọng, hoặc nước, sữa và thức ăn thừa rơi vãi không được lau kĩ cũng gây ra vết hăm ở trẻ. Cổ và vải áo cọ xát thường xuyên với da cũng gây ra các vết hăm ở vùng này.

Để khắc phục các vết hăm ở cổ, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, từ chất liệu bông tự nhiên mềm mải để giảm cọ xát với da. Mẹ cũng cần thường xuyên lau sạch vùng da cổ cho bé bằng khăn mềm để giữ cho da bé luôn khô thoáng.

2.2.2. Các ngấn tay, ngấn chân

Mẹ nên dùng khăn ướt vệ sinh thường xuyên vùng ngấn tay, ngấn chân
Mẹ nên dùng khăn ướt vệ sinh thường xuyên vùng ngấn tay, ngấn chân

Như đề cập ở trên, phần ngấn này thường xuất hiện ở các bé phát triển cân nặng nhanh. Các ngấn tay, ngấn chân có thể tích tụ mồ hôi và cả các sợi vải từ quần áo bé mặc. Tuy nhiên mẹ thường không để ý đến vệ sinh vùng da này nhiều. Từ đó dễ phát triển các chứng hăm ở trẻ

Đối với vùng ngấn tay, ngấn chân, mẹ nên chú ý lau sạch da cho bé bằng khăn mềm hoặc khăn ướt sát khuẩn. Sau đó có thể bôi kem chống hăm hoặc sử dụng phấn rôm là cách phòng ngừa hăm ở trẻ hiệu quả nhất cho vùng da này. Mẹ nên nghiên cứu về các thành phần trong kem chống hăm. Tránh chọn phải các loại kem có chứa chất độc hại, gây kích ứng ngược cho da bé.

2.3. Phần vành tai

Do khó vệ sinh nên phần vành da thường bị đóng vảy và có mùi
Do khó vệ sinh nên phần vành da thường bị đóng vảy và có mùi

Phần vành tai của trẻ khá nhỏ nên khó vệ sinh. Nếu vệ sinh không kĩ thì phần mồ hôi, dầu tiết ra sẽ giữ các bụi bẩn, trở thành môi trường sống cho vi khuẩn và nấm. Dấu hiệu hăm ở vùng da này là vành tai bị đóng vảy và có mùi hôi khó chịu.

Với vành tai, mẹ có thể dùng tăm bông loại nhỏ, nhẹ nhàng lau để có thể vệ sinh tai kĩ nhất cho bé. Khu vực này mẹ không nên sử dụng kem chống hăm. Vì bé có thể chạm tay vào rồi lại ngậm vào miệng. Phấn rôm cũng không được khuyến khích sử dụng. Vì các hạt phấn có thể gây ra các chứng về hô hấp của trẻ. Mẹ có thể dùng dầu dừa tự nhiên để thay thế cho các sản phẩm trên. Dầu dừa vừa lành tính lại có thể tạo hàng rào bảo vệ tốt cho da bé.

3. Lưu ý thêm cho mẹ

Các cách xử lý chứng hăm ở trẻ nhỏ nêu trên đều là xử lý bên ngoài. Phòng ngừa hăm ở trẻ nhỏ từ bên trong cũng rất quan trọng để trẻ được bảo vệ toàn diện nhất. Khi trẻ có dấu hiệu bị hăm, bắt đầu nổi các nốt mẩn đỏ. Thêm 1 gợi ý, mẹ có thể tham khảo về thực đơn của bé. Giai đoạn này mẹ có thể hạn chế các loại quả có tính axit cao ví dụ như cam, chanh, mâm xôi, cà chua …

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Tuy nhiên mẹ cần nhớ. Hăm là 1 vấn đề ngoài da, thực sự không quá đáng lo. Thấu hiểu da bé và hiểu được đặc thù của những phần da bị hăm, mẹ hãy bình tĩnh và hoàn toàn có thể xử lý hăm cho bé trong thời gian sớm nhất nhé!

Afamily: Cộng đồng mẹ bỉm phát mê vì độ thấm hút và ngừa hăm của bỉm Mamamy 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Các vị trí dễ bị hăm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Quấn tã cho bé đến khi nào? Hai thời điểm mẹ cần nhớ
Quấn tã cho bé đến khi nào? Hai thời điểm mẹ cần nhớ
Mẹ băn khoăn không biết nên quấn tã cho bé đến khi nào? Mẹ lo lắng quấn tã lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé? Thực tế, mẹ nên bỏ tã vùng kín khi bé được một tháng tuổi và bỏ tã toàn thân khi bé được 2 tháng tuổi […]
Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm? 4 lưu ý khi dùng bỉm cho bé bị hăm
Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm? 4 lưu ý khi dùng bỉm cho bé bị hăm
Thấy bé bị hăm, mẹ sợ đóng bỉm sẽ làm tình trạng hăm của con nặng hơn, mà không đóng thì giặt giũ cũng vất vả. Vậy trẻ bị hăm có nên đóng bỉm? Câu trả lời ở ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé! 1. 3 lý do mẹ nên đóng bỉm khi […]
Quấn tã con nhộng là gì? Vì sao bé thích quấn nhộng đến vậy?
Quấn tã con nhộng là gì? Vì sao bé thích quấn nhộng đến vậy?
Chắc hẳn mẹ đã từng ít nhiều nghe về cách quấn tã con nhộng từ các bà, các mẹ bỉm có kinh nghiệm rồi đúng không ạ? Ngoài cảm giác ấm áp, còn lý do gì khiến bé yêu thích được mẹ quấn nhộng đến thế? Bài viết này sẽ trả lời mọi thắc mắc […]
2 cách quấn tã mùa đông giúp bé ngủ ngon suốt đêm dài
2 cách quấn tã mùa đông giúp bé ngủ ngon suốt đêm dài
Mùa đông – mùa của những cơn gió mùa lạnh giá cộng thêm thời tiết khắc nghiệt khiến mẹ lo lắng liệu con có bị lạnh không, có bị giật mình khi ngủ hay không, đặc biệt với những bé mới sinh, sức đề kháng còn yếu. Mẹo nhỏ cho mẹ đây ạ. 2 kỹ […]
Chia sẻ cách quấn tã vải cho người lần đầu làm mẹ
Chia sẻ cách quấn tã vải cho người lần đầu làm mẹ
Quấn tã vải cho bé không khó nhưng lại là thử thách với hầu hết những mẹ lần đầu lên chức. Bé không chịu nằm yên một chỗ nên khiến mẹ càng khó khăn hơn khi quấn tã. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, Góc của mẹ sẽ chia sẻ cách quấn tã vải cho […]
Cách chọn tã dán dưới 3kg không gây dị ứng cho bé sinh non
Cách chọn tã dán dưới 3kg không gây dị ứng cho bé sinh non
Tã dán dưới 3kg cho bé sinh non vừa đảm bảo vệ sinh, tiện lợi và cũng hiệu quả hơn so với tã vải thông thường. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bỉm lo lắng nếu mua phải size tã không phù hợp, chất lượng kém sẽ khiến con khó chịu, thậm chí dị ứng. Đừng […]
Giỏ hàng 0