Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chia sẻ cách quấn tã vải cho người lần đầu làm mẹ

Quấn tã vải cho bé không khó nhưng lại là thử thách với hầu hết những mẹ lần đầu lên chức. Bé không chịu nằm yên một chỗ nên khiến mẹ càng khó khăn hơn khi quấn tã. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, Góc của mẹ sẽ chia sẻ cách quấn tã vải cho bé chuẩn nhất, để con được thoải mái, ngủ ngon. Cùng tìm hiểu mẹ nhé!

Cách quấn tã vải đơn giản cho mẹ lần đầu lên chức
Cách quấn tã vải đơn giản cho mẹ lần đầu lên chức

1. Mẹ cần chuẩn bị

1 – Tã vải sạch

  • Tã khô ráo: Mẹ nên phơi khô tã dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô bằng máy sấy quần áo để loại bỏ vi khuẩn, hạn chế ẩm mốc. 
  • Tã không có vết rách: Tránh tay hoặc chân của con bị kẹt vào giữa các khe rách, gây cản trở lưu thông máu, thậm chí làm con đau khi cọ vào. 
  • Giặt sạch sẽ với nước giặt chuyên dụng dành cho bé: Tã nên được giặt sạch với sản phẩm giặt xả có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chứa hương liệu hóa học, chất tẩy rửa mạnh, hay chất bảo quản paraben, hạn chế việc da con bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
Nước giặt xả thiên nhiên, mùi hương dịu nhẹ, an toàn với làn da của bé sơ sinh
Nước giặt xả thiên nhiên, mùi hương dịu nhẹ, an toàn với làn da của bé sơ sinh

2 – Nước ấm khoảng 36 – 38 độ và khăn vải đa năng: Khăn vải đa năng có thành phần tự nhiên, không chứa chất tạo mùi hóa học, chất bảo quản paraben, được tiệt trùng từng tờ, cực đảm bảo vệ sinh. Con không bị dị ứng, ngứa ngáy, mẹ cũng không phải lụi hụi phơi, giặt như khi dùng khăn xô. 

Mách mẹ: Khi mẹ và bé đang ở ngoài, ưu tiên sử dụng khăn ướt cho trẻ sơ sinh để thay thế hoàn toàn bước lau rửa bằng khăn vải và nước ấm, tiện lợi hơn rất nhiều. Các sản phẩm khăn ướt cao cấp không gây kích ứng, lại còn chứa thành phần dưỡng ẩm, kháng khuẩn, ngừa hăm và mẩn đỏ cho bé. Da con vừa sạch bẩn, sạch khuẩn, mềm mịn, mẹ đỡ vất vả hơn.

Khăn khô đa năng đảm bảo an toàn cho bé và tiện lợi cho mẹ khi vệ sinh
Khăn khô đa năng đảm bảo an toàn cho bé và tiện lợi cho mẹ khi vệ sinh

4 – Xịt chăm sóc da: Ngay cả khi bé không gặp các vấn đề về da, mẹ cũng nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có tác dụng dưỡng ẩm, diệt khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây mẩn ngứa, hăm đỏ bất cứ lúc nào. 

Xịt chống hăm “đánh bay” mọi vấn đề ngoài da của bé
Xịt chống hăm “đánh bay” mọi vấn đề ngoài da của bé

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng trên, cùng thực hiện 2 cách quấn tã vải cho bé dưới đây mẹ nhé! 

2. 2 cách quấn tã vải cho bé yêu

2.1. Cách quấn tã vải tam giác và tã xô 

Kỹ thuật quấn tã vải tam giác và tã xô phần lớn được mẹ sử dụng với mục đích quấn vùng kín, tã sẽ được định hình theo hình tam giác. Cùng tìm hiểu các bước thực hiện cũng như ưu, nhược điểm của loại tã này mẹ nhé.

2.1.1. Hướng dẫn cách quấn tã vải tam giác và tã xô 

1 – Bước 1: Mẹ rửa tay sạch trước khi quấn tã, tránh nhiễm khuẩn ngược từ tay mẹ sang bé.

2 – Bước 2: Cho bé nằm lên giường, nhẹ nhàng nhấc chân bé lên, tháo miếng tã bẩn ra. Với bé chưa đóng tã trước đó, mẹ bỏ qua bước này và thực hiện bước 3 luôn.

3 – Bước 3: Sử dụng khăn vải đa năng thấm nước ấm hoặc khăn ướt để vệ sinh vùng quấn tã, đặc biệt các vùng bẹn, đùi, mông và phần thắt lưng cho bé. Mẹ nhớ dùng hai khăn riêng biệt lau hai bên bẹn của bé bởi đây là vị trí rất nhạy cảm, dễ dính nước tiểu hoặc phân. Tránh sử dụng khăn bẩn để lau các bộ phận còn lại khiến vi khuẩn xâm nhập, làm viêm nhiễm và tổn thương vùng kín.  

Cách quấn tã tam giác, tã xô
Cách quấn tã vải tam giác, tã xô

4 – Bước 4: Gấp tã.

  • Đối với tã chéo: tã đã được thiết kế sẵn hình tam giác rồi nên mẹ không cần gấp. 
  • Đối với tã hình vuông, tã xô: Mẹ gấp đôi tã thành hình tam giác sao cho các cạnh của hai mặt tã khít vào nhau.

5 – Bước 5: Đặt mông bé vào giữa tã.

6 – Bước 6: Sau bước lau rửa (bước 3), mẹ để da con khô thoáng trong khoảng 5 phút và sử dụng xịt chăm sóc da để chống hăm, dưỡng ẩm cho bé.

Mẹ sử dụng xịt xử lý các vấn đề về da cho bé khi vùng kín của con đã hoàn toàn khô ráo
Mẹ sử dụng xịt xử lý các vấn đề về da cho bé khi vùng kín của con đã hoàn toàn khô ráo

7 – Bước 7: Mẹ chọn 1 trong 3 cách sau để cố định tã cho bé:

  • Cách 1: Cố định bằng nút buộc: Buộc hai đầu tã bên phải và bên trái lại và thắt nút trước bụng bé. Mẹ kéo đuôi tã lên, che vùng kín và cột lại chung với phần vải dư của nút thắt ở bụng.
  • Cách 2: Cố định bằng nút bấm hoặc miếng dán: Tã vải hiện đại được thiết kế với các nút bấm và miếng dán. Mẹ cố định tã bằng cách gài nút hoặc dán lại sao cho các nút bấm và miếng dán nằm đúng vị trí. 
  • Cách 3: Cố định bằng ghim: Mẹ đặt 3 góc tã tại một vị trí ngay dưới rốn của bé và ghim lại thật nhẹ nhàng để không làm da con bị xước.
Cách quấn tã tam giác và cố định tã cho bé sơ sinh
Cách quấn tã vải tam giác và cố định tã cho bé sơ sinh

8 – Bước 8: Cuối cùng, mẹ bế bé lên, kiểm tra độ chặt, lỏng của tã và điều chỉnh lại cho phù hợp. Mẹ cho 1 – 2 ngón tay vào giữa cạp tã và cơ thể bé, tay mẹ di chuyển thoải mái trong tã chứng tỏ tã đã vừa vặn với con rồi . 

Mẹ tham khảo bài viết 2 cách quấn tã tam giác cho trẻ sơ sinh để xem hướng dẫn quấn tã tam giác toàn thân cho bé nhé.

2.1.2. Ưu nhược điểm của cách quấn tã vải tam giác và tã xô

1 – Ưu điểm

  • Dễ thực hiện: Các bước quấn tã tam giác, tã xô cực đơn giản mẹ nhỉ. Mẹ chỉ cần đặt tã thẳng trên mặt giường, sau đó đặt mông bé lên, cột tã lại là được. 
  • Chất liệu mềm mại: Tã được làm từ chất liệu vải cotton hoặc muslin mềm mại, an toàn với làn da nhạy cảm của bé yêu.
  • Chi phí phải chăng: Tã tam giác giá chỉ dao động từ 6000 – 10000 đồng/chiếc, có thể dùng lại nhiều lần, rất tiết kiệm. 
Tã tam giác giá rẻ, sử dụng được nhiều lần
Tã tam giác giá rẻ, sử dụng được nhiều lần

2 – Nhược điểm

  • Khả năng thấm hút và giữ chất bẩn kém: Chất bẩn dễ bị tràn ra ngoài, mẹ phải thay tã liên tục, rất tốn thời gian, công sức. Đặc biệt bất tiện khi mẹ cho bé đi chơi .
  • Tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh: Chất vải làm tã rất bám bẩn, khó giặt sạch, khó loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn, rất mất vệ sinh. Chưa kể mùa nồm hay mùa đông tã vải giặt rất khó khô, có mùi hôi khó chịu, ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây hại cho da con. 

Nếu mẹ muốn nhanh gọn mà vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn, cân nhắc sử dụng tã dán sơ sinh có nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp vì càng nhiều hạt này, khả năng thấm hút càng cao, “khóa chặt chất lỏng” càng hiệu quả. Hạt SAP có khả năng thấm hút lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng hạt, sau khi thấm hút sẽ chuyển sang dạng gel, ngăn chất lỏng thấm ngược. Da bé luôn thông thoáng, hạn chế hăm tã và mẩn đỏ, mẹ không phải giặt giũ vất vả, cũng không sợ con yêu khó chịu. 

Tán dán cho trẻ sơ sinh không gây kích ứng da cho bé, chống tràn hiệu quả
Tán dán cho trẻ sơ sinh không gây kích ứng da cho bé, chống tràn hiệu quả

2.2. Cách quấn tã nhộng cho bé

Khác với quấn tã tam giác, quấn nhộng là phương pháp quấn toàn thân, được dùng cho bé dưới 2 tháng và hay giật mình. Loại tã sử dụng cho phương pháp này có kích thước lớn hơn và dày hơn tã tam giác. Cách thực hiện cũng không quá khó đâu mẹ ạ.

2.2.1. Hướng dẫn cách quấn tã nhộng cho bé

1 – Bước 1: Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ, trải tã lên mặt phẳng. 

2 – Bước 2: Đặt bé nằm lên khăn quấn sao cho vai của bé ngang bằng phần mép trên của tã. Không để tã quá cao, khi bé cựa quậy tã bị kéo lên che mất miệng, mũi, mắt gây sợ hãi, khó thở. 

3 – Bước 3: Đặt tay phải của bé song song và sát thân người. Sau đó quấn góc khăn bên phải qua ngực bé rồi luồn chặt vào bên dưới mạn người sườn trái. 

4 – Bước 4: Gập đuôi tã lên, trùm lên chân bé. 

5 – Bước 5: Ướm thử 1 bàn tay lên người bé và áp tã vào. Nếu tay của mẹ cử động thoải mái,con cũng sẽ thoải mái hoạt động. Mẹ bỏ tay ra và quấn góc trái của tã quanh người bé cho đến khi hết chiều dài tã, sau đó cố định đầu tã.

Nguồn: Kính Xám

Xem thêm: Cách quấn tã nhộng bằng khăn quấn chuyên dụng

2.2.2. Ưu, nhược điểm của cách quấn tã nhộng

1 – Ưu điểm

Tương tự như quấn tã tam giác, cách quấn tã nhộng cũng có những ưu điểm: dễ thực hiện, chất liệu vải mềm mại và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, quấn nhộng còn mang lại cho bé những trải nghiệm tuyệt vời sau:

  • Giúp bé ngủ ngon giấc: Theo các chuyên gia, bé quấn tã con nhộng sẽ ngủ ngon giấc hơn, ít khi bị giật mình bởi âm thanh và tiếng động bên ngoài. Quấn tã tái hiện môi trường tử cung, giúp cơ thể con được bao bọc, mang lại cảm giác yên tâm như trong bụng mẹ.
  • Đảm bảo an toàn cho bé trong lúc ngủ: Quấn tã con nhộng giúp làm giảm Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), bởi khi quấn tã, con ngủ ở tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng, hạn chế tình trạng bé bị lật gây chèn ép đường thở, đảm bảo an toàn tối đa. 
  • Mẹ bế bé dễ hơn: Quấn tã con nhộng quanh cơ thể giống như một chiếc kén giúp hạn chế cử động chân tay, mẹ bế bé dễ dàng hơn, con ít cựa quậy và quấy khóc. 
  • Tạo phản xạ có điều kiện cho con: Việc quấn tã thường xuyên trước khi đi ngủ sẽ hình thành thói quen được quấn tã là sẽ đi ngủ. Bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ mà không cần mẹ dỗ dành, bế ẵm quá lâu. 
Ưu điểm của quấn tã nhộng
Ưu điểm của quấn tã nhộng

2 – Nhược điểm: Tương tự như cách quấn tã tam giác, quấn tã nhộng cũng có một số nhược điểm sau: dễ khiến chất bẩn tràn ra ngoài, khiến mẹ tốn công giặt sau khi sử dụng và tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, gây hại cho da bé.

3. 5 điều mẹ cần nhớ khi quấn tã vải cho bé

Tã vải hạn chế tình trạng giật mình, cho con ngủ sâu giấc và ít quấy khóc hơn nhưng đôi khi cũng khiến bé không thoải mái. Khi đang chơi hoặc đang ngủ, thay tã cũng khiến bé bị “làm phiền”, không thích chút nào. Chính vì vậy, để con có trải nghiệm quấn tã an toàn, thoải mái nhất, mẹ lưu ý 5 điều sau: 

1 – Tôn trọng cảm xúc của con: Quấn tã giúp bé ngủ ngon hơn nhưng không phải bé nào cũng thích được quấn tã mẹ nhé. Khi bé cáu gắt, quấy khóc, không chịu ngủ, mẹ cân nhắc bỏ quấn tã để bé được thoải mái hoạt động.

Quấn tã giúp bé ngủ sâu giấc hơn nhưng không bắt buộc
Quấn tã giúp bé ngủ sâu giấc hơn nhưng không bắt buộc

2 – Quấn tã vải cho bé đúng cách

  • Không quấn quá chặt: Quấn tã quá chặt sẽ khiến con khó chịu, nóng, mồ hôi đọng lại dễ dẫn tới viêm da và viêm phổi, cản trở hô hấp, khó lưu thông máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Vì vậy, sau khi quấn xong, mẹ kiểm tra độ chặt lỏng của tã để con yêu luôn thoải mái. 
  • Không để mép tã cao quá cổ bé: khi ngủ bé hay cựa quậy, làm tã bị kéo lên, dễ khiến con bị trùm kín đầu, khó thở ngạt khí. Mẹ nên để mép tã ngang với vai bé thôi nhé. 

3 – Bỏ tã cho bé đúng thời điểm

  • Bỏ quấn tã vùng kín khi bé được 1 tháng tuổi: Khi được 1 tháng tuổi, những chiếc tã vải vướng víu sẽ khiến bé khó vận động, thậm chí chống đối, quấy khóc. Mẹ nên thay thế bằng tã dán mỏng, nhẹ, giúp con thoải mái hơn, ngăn ngừa hăm tã, mẩn đỏ. Mẹ cũng đỡ vất vả giặt giũ, tiết kiệm thời gian chăm sóc con.
  • Bỏ tã toàn thân khi bé được 2 tháng tuổi: Giai đoạn này, bé nhà mình đã bắt đầu biết lật người, phản xạ Moro dần biến mất, con không còn giật mình khi ngủ nữa. Mẹ nên để cơ thể bé thoải mái, không bị gò bó giúp xương khớp được phát triển toàn diện. 

Xem thêm: Quấn tã cho bé đến khi nào? Hai thời điểm mẹ cần nhớ

4 – Quan sát cơ thể của con khi quấn tã: Bé quá nóng sẽ quấy khóc, vặn vẹo liên tục, da mặt bé hồng đỏ hơn và khô lại. Bé quá lạnh da sẽ tái hơn, chân và tay lạnh hơn bình thường. Mẹ để ý đến cử động của bé để cởi bớt quần áo hoặc đắp thêm chăn cho con mẹ nhé.

Thường xuyên quan sát bé khi quấn tã mẹ nhé
Thường xuyên quan sát bé khi quấn tã mẹ nhé

5 – Thay tã ngay cho bé sau khi đi vệ sinh: Bé sơ sinh dưới 2 tháng tuổi một ngày đi vệ sinh  tới 8 – 10 lần. Bé từ 4 đến 5 tháng tuổi, tần suất đi vệ sinh ít hơn khoảng 4 – 7 lần mỗi ngày. Vì vậy, mẹ nên cách 2 tiếng thay tã 1 lần, tránh da con bị tiếp xúc với phân, nước tiểu trong thời gian dài, gây khó chịu, ẩm ướt, thậm chí mẩn đỏ, hăm tã. 

Với 2 cách quấn tã vải trên, chắc hẳn mẹ sẽ không còn bối rối khi quấn tã cho con nữa rồi. Giai đoạn đầu bỡ ngỡ một chút thôi, bình tĩnh một chút, mẹ sẽ là mẹ bỉm chuyên nghiệp trong việc quấn tã cho bé yêu nhà mình thôi ạ! 

Nếu mẹ còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận để được giải đáp nhé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chia sẻ cách quấn tã vải cho người lần đầu làm mẹ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Quấn tã cho bé đến khi nào? Hai thời điểm mẹ cần nhớ
Quấn tã cho bé đến khi nào? Hai thời điểm mẹ cần nhớ
Mẹ băn khoăn không biết nên quấn tã cho bé đến khi nào? Mẹ lo lắng quấn tã lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé? Thực tế, mẹ nên bỏ tã vùng kín khi bé được một tháng tuổi và bỏ tã toàn thân khi bé được 2 tháng tuổi […]
Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm? 4 lưu ý khi dùng bỉm cho bé bị hăm
Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm? 4 lưu ý khi dùng bỉm cho bé bị hăm
Thấy bé bị hăm, mẹ sợ đóng bỉm sẽ làm tình trạng hăm của con nặng hơn, mà không đóng thì giặt giũ cũng vất vả. Vậy trẻ bị hăm có nên đóng bỉm? Câu trả lời ở ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé! 1. 3 lý do mẹ nên đóng bỉm khi […]
Quấn tã con nhộng là gì? Vì sao bé thích quấn nhộng đến vậy?
Quấn tã con nhộng là gì? Vì sao bé thích quấn nhộng đến vậy?
Chắc hẳn mẹ đã từng ít nhiều nghe về cách quấn tã con nhộng từ các bà, các mẹ bỉm có kinh nghiệm rồi đúng không ạ? Ngoài cảm giác ấm áp, còn lý do gì khiến bé yêu thích được mẹ quấn nhộng đến thế? Bài viết này sẽ trả lời mọi thắc mắc […]
2 cách quấn tã mùa đông giúp bé ngủ ngon suốt đêm dài
2 cách quấn tã mùa đông giúp bé ngủ ngon suốt đêm dài
Mùa đông – mùa của những cơn gió mùa lạnh giá cộng thêm thời tiết khắc nghiệt khiến mẹ lo lắng liệu con có bị lạnh không, có bị giật mình khi ngủ hay không, đặc biệt với những bé mới sinh, sức đề kháng còn yếu. Mẹo nhỏ cho mẹ đây ạ. 2 kỹ […]
Cách chọn tã dán dưới 3kg không gây dị ứng cho bé sinh non
Cách chọn tã dán dưới 3kg không gây dị ứng cho bé sinh non
Tã dán dưới 3kg cho bé sinh non vừa đảm bảo vệ sinh, tiện lợi và cũng hiệu quả hơn so với tã vải thông thường. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bỉm lo lắng nếu mua phải size tã không phù hợp, chất lượng kém sẽ khiến con khó chịu, thậm chí dị ứng. Đừng […]
Tạm biệt hăm tã với 2 cách quấn tã cho trẻ sơ sinh mùa hè của mẹ thông thái!
Tạm biệt hăm tã với 2 cách quấn tã cho trẻ sơ sinh mùa hè của mẹ thông thái!
Quấn tã sai cách khiến bé khó chịu, thậm chí gây hăm, nổi mẩn vùng kín, đặc biệt vào những ngày mùa hè nóng nực. Mẹ muốn bỏ quấn tã để cơ thể con thông thoáng hơn nhưng sợ con yêu giật mình, ngủ không ngon giấc? 2 cách quấn tã cho trẻ sơ sinh […]
Giỏ hàng 0