Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

2 cách quấn tã tam giác cho trẻ sơ sinh mẹ nào cũng làm được!

Tã tam giác là cái tên quen thuộc với các bà, các mẹ có nhiều kinh nghiệm. Thế nhưng mẹ bỉm lần đầu làm mẹ, có bé sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi thường gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện phương pháp quấn này. Vậy đâu là cách quấn tã tam giác cho trẻ sơ sinh cảm giác an toàn, ấm áp như trong bụng mẹ? Khi chọn tã cần lưu ý điều gì? Câu trả lời cho mẹ có ngay đây ạ!

Cách quấn tã tam giác cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất
Cách quấn tã tam giác cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

1. Cách quấn tã tam giác cho vùng kín của trẻ sơ sinh 

1.1. Chuẩn bị

1 – Nước ấm: khoảng 36 – 38 độ

2 – Khăn giấy khô Mamamy / Khăn ướt chuyên dụng: Mẹ bỉm hiện đại có xu hướng vệ sinh cho bé bằng khăn ướt/ khăn khô thay cho khăn xô, khăn vải truyền thống bởi sự tiện dụng và độ an toàn cho bé. Hơn nữa, khăn ướt của những thương hiệu uy tín còn được bổ sung các thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp, không chỉ sạch bẩn mà còn sạch khuẩn, bảo vệ làn da con.

Ưu đãi mua 1 tặng 1 khăn ướt, khăn khô duy nhất trong tháng, nhanh tay kẻo lỡ mẹ ơi!

3 – Xịt chăm sóc da: Các sản phẩm xịt chăm sóc da cao cấp có tác dụng dưỡng ẩm, diệt khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây mẩn ngứa, hăm đỏ bất cứ lúc nào. Mẹ yên tâm sử dụng hàng ngày để dưỡng ẩm cho bé và sử dụng ngay cả khi con gặp các vấn đề về da mẹ nhé! 

Xịt chống hăm ngăn ngừa nổi mẩn, làm dịu da và bảo vệ da bé
Xịt chống hăm ngăn ngừa nổi mẩn, làm dịu da và bảo vệ da bé

4 – Tã vải sạch: Để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho con, mẹ chuẩn bị tã đã được giặt sạch sẽ, không bị rách, tránh phân hoặc nước tiểu tràn ra ngoài trong quá trình sử dụng.  

1.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Mẹ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi quấn tã, tránh nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang cơ thể bé.

Bước 2: Đặt bé nằm lên giường, nhẹ nhàng nhấc chân bé lên, tháo miếng tã bẩn ra. Với bé chưa đóng tã trước đó, mẹ bỏ qua bước này và thực hiện bước 3 luôn nhé. 

Bước 3: Sử dụng khăn vải đa năng thấm nước ấm hoặc khăn ướt để vệ sinh vùng quấn tã, đặc biệt các vùng bẹn, mông, thắt lưng và hai bên đùi cho bé. 

Sử dụng khăn vải đa năng để làm khô vùng kín trước khi quấn tã cho con
Sử dụng khăn vải đa năng để làm khô vùng kín trước khi quấn tã cho con

Bước 4: Gấp tã.

  • Đối với tã chéo: Mẹ không cần gấp, chỉ cần trải phẳng tã.
  • Đối với tã vuông, tã xô: Mẹ gấp đôi tã thành hình tam giác sao cho các cạnh của hai mặt tã khít vào nhau.

Bước 5: Đặt mông bé vào giữa tã.

Bước 6: Sau khi vùng quấn tã được vệ sinh từ 5 đến 10 phút, làn da con có đủ thời gian “thở” và hoàn toàn khô ráo, mẹ sử dụng xịt dưỡng ẩm da con trước khi cố định tã.

Bước 7: Mẹ cố định tã cho bé bằng 1 trong 3 cách dưới đây: 

  • Cách 1: Cố định bằng nút buộc: Buộc hai đầu tã ở bên phải và bên trái lại với nhau sao cho nút buộc nằm trước bụng bé. Kéo phần đuôi tã lên, che bộ phận sinh dục và cột lại với phần vải dư của nút buộc ban nãy.
  • Cách 2: Cố định bằng nút bấm hoặc miếng dán: tã vải với thiết kế hiện đại được may kèm nút bấm và miếng dán. Mẹ cố định tã bằng cách gài nút hoặc dán lại sao cho các nút bấm và miếng dán được cố định đúng vị trí. 
  • Cách 3: Cố định bằng ghim: Lần lượt xếp 3 đầu tã chồng lên nhau, giao nhau tại vị trí ngay dưới rốn bé, sau đó ghim lại. 
Cách quấn tã tam giác và cố định tã cho bé sơ sinh
Cách quấn tã tam giác và cố định tã cho bé sơ sinh

Bước 8: Mẹ bế bé lên và kiểm tra độ chặt, lỏng của tã bằng cách đặt bàn tay vào giữa vị trí tiếp xúc giữa tã và cơ thể bé. Tay mẹ cử động thoải mái chứng tỏ tã không bị lỏng, hoặc quá chặt khiến bé khó thở.

Cực dễ thực hiện mẹ nhỉ! Nếu mẹ vẫn chưa tự tin vào khả năng quấn tã của mình, hoặc nếu thấy vất vả khi thường xuyên phải thay giặt sau khi con đi vệ sinh. Mẹ cân nhắc sử dụng tã dán dành cho bé sơ sinh thay tã vải, vừa tiện lợi, an toàn, hạn chế chất bẩn chảy ra ngoài, vừa đảm bảo vệ sinh cho con. 

2. Cách quấn tã tam giác toàn thân cho bé sơ sinh 

2.1. Chuẩn bị

Với cách quấn tã tam giác cho trẻ sơ sinh này, mẹ chuẩn bị tương tự những đồ dùng khi quấn tã từ vùng kín cho bé bao gồm: nước ấm, khăn vải đa năng (hoặc khăn ướt), xịt chăm sóc da và tã sạch.

2.2. Các bước thực hiện

Bước 1 đến bước 3: mẹ thực hiện tương tự các bước từ 1 đến 3 như cách quấn tã từ bụng trở xuống, bao gồm: vệ sinh tay trước khi thay tã, loại bỏ tã bẩn và vệ sinh vùng kín cho bé bằng khăn vải đa năng hoặc khăn ướt.

Mẹ vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho con trước khi quấn tã tam giác
Mẹ vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho con trước khi quấn tã tam giác

Bước 4: Gấp tã.

  • Với tã chéo: Mẹ chỉ cần trải phẳng tã, không cần gấp. 
  • Với tã vuông: Mẹ trải phẳng và gấp một góc tã thành hình tam giác. 

Bước 5: Đặt bé nằm giữa tã, vai nằm ngang bằng với mép trên cùng của tã. 

Bước 6: Đặt một miếng khăn khô lên vùng mông hoặc bẹn của bé. Nếu khăn không bị dính trên da, chứng tỏ vùng quấn tã đã khô ráo hoàn toàn, mẹ tiến hành xịt sản phẩm chăm sóc và bảo vệ da cho con nhé. 

Bước 7: Đặt một cánh tay bé song song và sát cơ thể, khuỷu tay hơi cong để bé thoải mái, dễ cử động. Quấn phần tã cùng bên với cánh tay qua ngực bé rồi cố định đầu tã dưới lưng. 

Bước 8: Duỗi thẳng chân bé và gấp phần đuôi tã lên trên sao cho tã phủ kín chân, sau đó cố định đầu tã dưới lưng. 

Bước 9: Mẹ thực hiện tương tự bước 6 với bên tã còn lại

Bước 10: Bế bé lên, kiểm tra độ chặt, lỏng của tã tương tự như khi mẹ quấn tã vùng kín.

Quấn tã tam giác toàn thân cho bé
Quấn tã tam giác toàn thân cho bé

3. 5 lưu ý khi quấn tã tam giác cho trẻ sơ sinh 

Tã vải là người bạn gắn bó với con trong suốt 1 đến 2 tháng đầu đời, nếu mẹ quấn tã không đúng cách sẽ làm con không thoải mái, thậm chí ngứa ngáy, viêm nhiễm vùng kín đó ạ. Mẹ ghi lại những lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn – vệ sinh cho bé nhé.

1 – Trong quá trình thay tã mẹ nói chuyện với bé bằng những ngôn từ tích cực, yêu thương để bé vui vẻ, thoải mái và hợp tác hơn.

Trò chuyện để bé hợp tác với mẹ hơn 
Trò chuyện để bé hợp tác với mẹ hơn

2 – Quấn tã quá chặt gây gò bó, khó cử động, thậm chí làm tổn thương đến xương khớp và sự phát triển của con. Do đó, mẹ đừng quên bước kiểm tra độ chặt lỏng của tã để con được thoải mái nhất.

3 – Nếu dùng ghim cố định tã, mẹ nhớ kiểm tra vị trí đầu ghim cẩn thận trước khi ghim lại, tránh làm trầy xước hoặc tổn thương da bé.

4 – Với bé sơ sinh chưa rụng rốn, mẹ quấn tã vùng kín dưới rốn để rốn thông thoáng, đáy rốn mau khô và không bị nhiễm trùng. Khi rốn bé đã rụng và lành, mẹ quấn tã cao hơn rốn từ 2-3 cm,tránh tã bị tụt khi con giãy đạp.

Kiểm tra cơ thể con trước và sau khi quấn tã 
Kiểm tra cơ thể con trước và sau khi quấn tã

5 – Bé quá nóng sẽ quấy khóc, da mặt bé hồng đỏ hơn bình thường và đổ mồ hôi. Ngược lại, bé quá lạnh da sẽ tái hơn, chân tay lạnh, bé ậm ọe, ngủ không ngon. Vì vậy, thường xuyên kiểm tra cơ thể bé trước và sau khi quấn tã để cởi bớt một lớp quần áo hoặc đắp thêm chăn cho con, cũng như điều chỉnh nhiệt độ phòng cho phù hợp mẹ nhé!.

4. Ưu và nhược điểm của tã tam giác 

4.1. Ưu điểm 

1 – Dễ dàng sử dụng: chỉ cần trải phẳng tã, đặt bé lên sao cho cơ thể bé nằm trong tã và cột tã lại là đã hoàn thành rồi. Mẹ bỉm nào mới sinh em bé, chưa có kinh nghiệm chăm con cũng dễ dàng thực hiện được đó ạ. 

2 – Sử dụng được nhiều lần: Tương tự như quần áo, mẹ chỉ cần giặt sạch tã và phơi khô, sấy khô là sử dụng lại được. Tuy nhiên, mẹ nên thay tã vải 3 tháng/ lần và thay mới ngay nếu tã bị khô, xơ, nhớt và có mùi hôi để hạn chế các vấn đề về da như nổi mẩn, ngứa ngáy mẹ nhé.  

3 – Tiết kiệm chi phí: Giá của một miếng tã tam giác chỉ dao động trong khoảng từ 6000 – 10.000 đồng/chiếc, cực “kinh tế” đúng không mẹ! 

Tã tam giác giúp mẹ dễ dàng vệ sinh, thay rửa
Tã tam giác giúp mẹ dễ dàng vệ sinh, thay rửa

4.2. Nhược điểm  

1 – Hiệu quả không cao: Tã dễ bị tuột khi bé đạp nhiều, làm tràn nước tiểu hoặc phân ra ngoài gây mất vệ sinh. 

2 – Nguy cơ mất vệ sinh: Tã vải không có khả năng thấm hút vượt trội như tã dán hoặc tã quần nên chỉ cần tè thôi là con đã bị bẩn và bị lạnh rồi. Chất liệu vải làm tã cũng khó giặt sạch khi dính chất thải, không loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn, rất mất vệ sinh. 

3 – Khó tìm sản phẩm chất lượng: Vì được sử dụng phổ biến nên tã tam giác có rất nhiều mẫu mã khác nhau, thậm chí một số sản phẩm còn không có tên tuổi, thương hiệu, được gia công ở các xưởng may chưa có thẩm quyền sản xuất sản phẩm cho bé sơ sinh. Sử dụng những sản phẩm như thế không hề đảm bảo sức khỏe cho con đâu mẹ ạ. 

Mẹ chọn tã vải chất lượng để bé yêu luôn thoải mái nhé
Mẹ chọn tã vải chất lượng để bé yêu luôn thoải mái nhé

Mẹ nên sử dụng tã nào cho bé yêu? 

  • Nếu mẹ không ngại giặt giũ, điều kiện kinh tế có giới hạn, gia đình có các bà, các cô có kinh nghiệm chọn tã, mẹ sử dụng tã tam giác cho bé là phù hợp nhất. 
  • Nếu mẹ muốn nhanh gọn mà vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn cho con, cân nhắc sử dụng tã dán sơ sinh không chỉ bởi sự tiện lợi mà còn đỡ đần mẹ rất nhiều trong giai đoạn chăm sóc bé sơ sinh. Đây cũng chính là xu hướng sử dụng của mẹ bỉm hiện đại ngày nay, cực tiện, con lại được thông thoáng, thoải mái hơn rất nhiều. Để tìm hiểu sâu hơn về “người bạn” tuyệt vời này, tham khảo Cách lựa chọn tã dán phù hợp nhất cho bé mẹ nhé!

5. 4 lưu ý khi chọn tã tam giác cho trẻ sơ sinh

1 – Chọn chất vải cotton mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi: giúp bé luôn khô thoáng, thoải mái. Mẹ nên tránh những loại tã nilon, hoặc pha nilon vì những chất liệu này rất bí, khiến bé đổ nhiều mồ hôi, dễ gây cảm lạnh, rôm sảy và các vấn đề ngoài da khác cho con

2 – Chọn kích thước tã phù hợp với chiều cao và cân nặng: Đối với bé từ 0 – 3 tháng tuổi, mẹ nên chọn tã quấn vùng kín size tối thiểu 45 x 30 cm và tã quấn toàn thân size tối thiểu 70 x 70cm,đảm bảo con không bị gò bó, khó chịu.

Chọn size tã phù hợp khi quấn tã tam giác 
Chọn size tã phù hợp khi quấn tã tam giác

3 – Chọn địa chỉ mua uy tín: mẹ nên lựa chọn thương hiệu uy tín, được nhiều mẹ bỉm tin dùng như: Betiti, TutiCare, Kidsplaza, shoptretho… để đảm bảo mua được sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. 

4 – Sử dụng kèm với miếng lót sơ sinh, tã xô hay miếng lót phân xu: vừa tiện lợi, sạch sẽ và tiết kiệm thời gian dọn dẹp. Mẹ chỉ cần đặt đặt miếng lót bên trong, tã chéo bên ngoài và quấn bé như các bước hướng dẫn bên trên. 

Hy vọng bài viết đã giúp mẹ biết cách quấn tã tam giác cho trẻ sơ sinh thoải mái vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn hay cần tư vấn thêm bất cứ vấn đề gì, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúc mẹ và bé luôn vui vẻ, mạnh khỏe!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “2 cách quấn tã tam giác cho trẻ sơ sinh mẹ nào cũng làm được!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Review tã Mamamy từ các mẹ bỉm sữa và diễn viên nổi tiếng
Review tã Mamamy từ các mẹ bỉm sữa và diễn viên nổi tiếng
Mẹ đang muốn tìm các review tã Mamamy để xem có tốt không, có nên dùng cho bé nhà mình không? Câu trả lời cho mẹ đây ạ! Bài viết tổng hợp rất nhiều review chân thực từ mẹ bỉm về chất lượng tã Mamamy. Mẹ tham khảo nhé! 1. Review hiệu quả thực tế […]
5 điểm khác nhau giữa tã dán và tã quần giúp mẹ chọn loại phù hợp cho bé
5 điểm khác nhau giữa tã dán và tã quần giúp mẹ chọn loại phù hợp cho bé
Tã dán và tã quần là hai cánh tay đắc lực của mẹ trong việc chăm sóc bé. Vậy khi nào nên dùng tã dán, khi nào nên dùng tã quần mẹ nhỉ? Tham khảo bài viết để có câu trả lời chính xác nhất nhé! 1. Mẹ có biết tã dán là gì? Tã […]
Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh – Tất tần tật các bước cho mẹ bỉm
Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh – Tất tần tật các bước cho mẹ bỉm
Làm thế nào để quấn tã cho trẻ sơ sinh? Quấn tã cho trẻ sơ sinh làm sao để bé ngủ ngon? Đây là những vấn đề mà mẹ luôn quan tâm để chăm sóc con tốt nhất. Cùng tìm hiểu rất nhiều loại tã cho bé sơ sinh và cách sử dụng của từng […]
Giỏ hàng 0