Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chuyển dạ ngưng tiến triển – Nguy hiểm cho mẹ bầu hay không?

Chuyển dạ ngưng tiến triển là gì? Có nguy hiểm hay không? Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Chuyển dạ ngưng tiến triển là gì?

Chuyển dạ ngưng tiến triển là gì?
Chuyển dạ ngưng tiến triển là gì?

Chuyển dạ ngưng tiến triển (hay còn gọi là chuyển dạ kéo dài) là sự tăng của cơn co tử cung nhưng thai nhi vẫn không thể lọt qua khỏi khung xương chậu của mẹ. Do vậy, tiến trình này dẫn đến các dấu hiệu: chồng khớp so với bướu huyết thanh. Sự chuyển dạ này còn được gọi là đẻ khó. Mẹ bầu sẽ phải vượt qua giai đoạn chuyển dạ này lâu hơn có thể hơn 12h.

2. Các dấu hiệu của chuyển dạ ngưng tiến triển

Các dấu hiệu của chuyển dạ ngưng tiến triển
Các dấu hiệu của chuyển dạ ngưng tiến triển

Khi mẹ bầu có các dấu hiệu sau đây có thể chuẩn đoán mẹ bầu đang trong giai đoạn chuyển dạ ngưng tiến triển:

  • Khi nhận thấy đường mở cổ tử cung cắt sang bên phải đường báo động. Hoạt động này diến ra trên biều đồ chuyển dạ.
  • Cổ tử cung không tiến triển luôn là dấu hiệu của chuyển dạ ngưng tiến triển
  • Cơn co tử cung dồn dập với tần suất lớn 5 cơn trong 10 phút.
  • Độ lọt của ngôi không thấy dấu hiệu tiến triển
  • Có những dấu hiệu chồng khớp sọ
  • Có dấu hiệu bướu huyết thanh
  • Pha tiềm tàng kéo dài quá 8 giờ, pha tích cực kéo dài quá 7 giờ.

Mẹ có thể xem thêm: Hiện tượng đau đẻ – Mẹ thực sự đã nắm rõ?

3. Nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ ngưng tiến triển?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ ngưng tiến triển. Nhưng có những nguyên nhân chủ yếu như do cơ địa của người mẹ, các bệnh tiềm ẩn trước đó hoặc có thể do khối u. Ngoài ra, sự phát triển của bé quá lớn cũng có thể là nhân tố gây ra chuyển dạ dừng tiến triển.

3.1. Nguyên nhân do mẹ bầu

Chuyển dạ ngưng tiến triển do cơ địa mẹ bầu
Chuyển dạ ngưng tiến triển do cơ địa mẹ bầu
  • Chuyển dạ ngưng tiến triển do mẹ bầu có khung xương chậu bất thường khiến thai nhi không thể lọt qua. Do vậy, gây khó khăn và mất rất nhiều thời gian trong quá trình chuyển dạ.
  • Mẹ bầu mắc các bệnh như lao, chấn thương, bại liệt hoặc để lại các di chứng ở vùng sinh sản. Điều này cũng gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dạ của mẹ bầu.
  • Mẹ bầu mang thai ở tuổi thiếu niên, khung xương chậu chưa phát triển toàn diện. Ngoài ra xương chậu có thể bị thiếu vitamin D, ít tiếp xúc với ánh nắng…có thể khiến bé không lọt qua được.
  • Cổ tử cung quá nhỏ, lực quá yếu hoặc không giãn nở bởi mắc các bệnh tiềm ẩn hoặc có khối u.
  • Mẹ bầu mắc các bệnh như u xơ tử cung hay u nang buồng trứng gây ra cổ tử cung co bóp không đồng nhất. Điều này dẫn tới cổ tử cung không tiến triển. Vì vậy, mẹ bầu sẽ gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ.

3.2. Nguyên nhân do thai nhi

Nguyên nhân do thai nhi
Nguyên nhân do thai nhi
  • Chuyển dạ ngưng tiến triển do dị dạng ở thai nhi, bé có những bộ phận quá cỡ bất thường như trán, mông, mặt, vai…Điều này khiến bé không thể dịch chuyển xuống dưới vùng xương chậu của mẹ.
  • Thai nhi bị não úng thủy, bụng cóc…cũng gây ảnh hưởng lớn tới quá trình chuyển dạ
  • Thai nhi phát triển nhanh và quá to, vượt quá 3,5kg khiến quá trình chuyển dạ trở lên khó khăn hơn
  • Dây rốn quá ngắn có thể gây ra chuyển dạ dừng tiến triển
  • Các ngôi bất thường: ngôi ngang, ngôi trán, ngôi mặt cằm sau.
  • Ối vỡ non, ối vỡ sớm.
  • Rau tiền đạo, rau bong non.

4. Chuyển dạ ngưng tiến triển có ảnh hưởng như thế nào?

Chuyển dạ ngưng tiến triển có ảnh hưởng như thế nào?
Chuyển dạ ngưng tiến triển có ảnh hưởng như thế nào?

Khi chuyển dạ ngưng tiến triển xuất hiện, mẹ bầu là người bị ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất:

  • Thời gian rút ngắn oxy cần thiết gây ra khó khăn trong hô hấp. Mẹ bầu có thể bị ngạt thở thậm chí nêu phát hiện muộn có thể bị tử vong. Ngoài ra, bé ở quá lâu sẽ gây ra chậm phát triển của trẻ hoặc có thể gây ra tử vong.
  • Có khả năng bị vỡ nước tử cung
  • Có khả năng bị nhiễm trùng máu
  • Có khả nặng bị chảy máu sau sinh
  • Có thể bị lỗ rò sản khoa
  • Suy thai trong chuyển dạ.

5. Cách xử lý chuyển dạ ngưng tiến triển

Cách xử lý chuyển dạ dừng tiến triển
Cách xử lý chuyển dạ dừng tiến triển

Khi mẹ bầu có những dấu hiệu chuyển dạ, mẹ nên đến bệnh viện gần nhất để theo dõi. Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý chuẩn đoán và thực hiện các mẹo dân gian để tránh trường hợp chuyển dạ ngưng tiến triển . Bác sĩ sẽ theo dõi cơn chuyển dạ cơn co thắt và nhịp tim của trẻ. Dựa vào tình trạng tiến triển của mẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phương án giải quyết. Nếu mẹ chưa có dấu hiệu sinh bé có thể tiếp tục ở lại theo dõi và ăn uống bình thường. Ngược lại, dấu hiệu chuyển dạ tích cực, bác sĩ sẽ kết các phương pháp sinh để thúc sinh. Tuy nhiên, với những trường hợp thai nhi ngược có dấu hiệu bất ổn, bác sĩ sẽ đề mổ lấy bé.

5.1. Chỉ định mổ lấy thai trong những trường hợp sau

  • Ngôi bất thường, nghiệm pháp lọt thất bại
  • Cơn co tử cung cường tính
  • Cổ tử cung mở hết, đầu chưa lọt, thai suy
  • Cổ tử cung mở hết > 01 h đầu không lọt
  • Dọa vỡ tử cung khi cổ tử cung chưa mở hết

5.2. Chỉ định lấy thai đường dưới can thiệp forceps khi:

  • Dọa vỡ tử cung, cổ tử cung mở hết, đầu lọt thấp
  • Cổ tử cung mở hết, thai suy hoặc mẹ rặn yếu, đầu lọt thấp

6. Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa chuyển dạ ngưng tiến triển

Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa chuyển dạ ngưng tiến triển
Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa chuyển dạ ngưng tiến triển
  • Mẹ bầu sẽ và đang trong quá trình mang thai cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết.
  • Mẹ nên thường xuyên đi khám thai định kỳ để phát hiện kịp thời những biến chứng bất thường. Để có một thai kỳ khỏe mạnh,  cần ghi nhớ những mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ. Các mốc khám thai sẽ liên quan đến việc giúp bác sĩ phát hiện được những nguy cơ của thai kỳ, đưa ra những lời khuyên hữu ích về tình trạng của mẹ bầu hiện tại, từ đó có thể có những phương án dự phòng tối ưu cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Đặc biệt, mẹ nên ăn uống điều độ theo chế độ dinh dưỡng hợp lý và lựa chọn những thực phẩm an toàn cho bé và mẹ. Tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng quá nhiều cafe.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi hoặc suy nghĩ tiêu cực trong thai kỳ, tìm cho mình những niềm vui như đọc sách, trồng cây, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc trò chuyện với bạn bè, người thân…
  • Mẹ nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, đáng tin cậy để có biện pháp cứu chữa.
  • Ngoài ra, mẹ nên đăng ký một khóa học hướng dẫn sinh bé để có kinh nghiệm.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về chuyển dạ ngưng tiến triển của mẹ bầu? Hy vọng rằng bài viết này sẽ đồng hành cùng mẹ trong quá trình vượt cạn. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để có phương pháp phù hợp. Đừng quên theo dõi Góc của mẹ để cập nhật những bài viết hữu ích tiếp theo nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.parents.com/pregnancy/giving-birth/labor-and-delivery/when-labor-stalls/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chuyển dạ ngưng tiến triển – Nguy hiểm cho mẹ bầu hay không?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả là hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nhưng liệu mẹ đã hiểu rõ về hiện tượng chuyển dạ giả này chưa? Đặc điểm của chuyển dạ giả là gì? Sau đây là TOP 6 thông tin cơ bản về các cơn đau chuyển dạ giả mà bất […]
Cẩm nang mang thai và sinh con, tất cả những điều mẹ cần biết
Cẩm nang mang thai và sinh con, tất cả những điều mẹ cần biết
Mang thai và sinh con là một trong những trải nghiệm khó khăn và cũng là thiêng liêng nhất của người làm mẹ. Chín tháng của thai kỳ cũng là quãng thời gian thú vị đối với mẹ và những người thân trong gia đình. Họ có thể tìm được mọi cảm xúc từ bất […]
Ra máu báo chuyển dạ như thế nào là dấu hiệu an toàn?
Ra máu báo chuyển dạ như thế nào là dấu hiệu an toàn?
Mẹ bầu vào những tháng cuối thai kì thường gặp nhiều dấu hiệu báo sắp “lâm bồn” khác nhau. Một trong số đó là hiện tượng ra dịch hồng báo chuyển dạ. Ra máu báo chuyển dạ như thế nào? Những dấu hiệu nguy hiểm đi kèm ra máu mẹ bầu nên lưu tâm? Hãy […]
Đau bụng đẻ và tất tần tật các biện pháp giảm đau cho mẹ
Đau bụng đẻ và tất tần tật các biện pháp giảm đau cho mẹ
Đau bụng đẻ là trải nghiệm không mấy dễ dàng cho các mẹ bầu. Do đó, luôn có các biện pháp giúp mẹ khắc phục và làm dịu các cơn đau đẻ ấy. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho mẹ tất tần tật các phương pháp giảm đau cho mẹ trong suốt quá […]
Giỏ hàng 0