Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Nấu bún măng vịt đơn giản mà siêu ngon mà mẹ không thể bỏ qua

Bún măng vịt là món ăn thanh mát để mở đầu cho một ngày dài. Hôm nay, mẹ cùng Góc của mẹ bắt tay vào bếp để cùng nấu bún măng vịt đơn giản mà siêu ngon nhé!

1. Những lợi ích sức khỏe của món bún măng vịt:

Những lợi ích sức khỏe của món bún măng vịt
Những lợi ích sức khỏe của món bún măng vịt

Theo Sở Y tế Nam Định, thịt vịt chứa lipit, protit, P, Ca, Fe và các vitamin (B1, B2, A, D, E). Theo y học cổ truyền, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, bổ huyết, lợi thấp nhiệt, hòa ngũ tạng, giải độc,… Những món ăn làm từ thịt vịt có thể chữa mồ hôi trộm, suy nhược nóng trong, miệng khô, khát, đại tiểu tiện kém, ít kinh nguyệt.

Theo Thầy thuốc Việt Nam, măng có tác dụng giúp giảm cân, kiểm soát cholesterol, tốt cho tim mạch, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch,… Tuy nhiên, loại thực phẩm này không phù hợp với phụ nữ có thai, người bị bệnh thận, đau dạ dày, bệnh gout.

2. Cách nấu bún măng vịt đơn giản mà siêu ngon:

2.1. Nguyên liệu bún măng vịt:

Nguyên liệu bún măng vịt
Nguyên liệu bún măng vịt
  • Vịt: 1/2 con (khoảng 700gam)
  • Măng tươi: 250 gam
  • Nấm rơm: 500 gam
  • Tiết vịt: 100 gam
  • Bún tươi: 1kg
  • Rượu trắng: 100ml
  • Gừng: 2 nhánh
  • Hành tím: 4 củ
  • Tỏi: 1 củ
  • Hành lá: 2 nhánh
  • Rau mùi: 10 gam
  • Rau răm: 10 gam
  • Ớt: 2 trái
  • Dầu ăn hoặc mỡ
  • Rau ăn kèm (rau quế, rau muống, bắp chuối bào, hoa thiên lý,…)
  • Gia vị thông dụng (đường, tiêu, hạt nêm, bột ngọt, muối, nước mắm,…)

2.2. Cách chọn vịt và măng trong món bún măng vịt:

Cách chọn vịt và măng trong món bún măng vịt
Cách chọn vịt và măng trong món bún măng vịt

2.2.1. Cách chọn vịt:

  • Đối với vịt sống:

Khi mua vịt, mẹ nhớ chú ý lông vịt. Vịt ngon có bộ lông bóng mướt, vạch bên trong thấy không còn lông tơ, lông vũ bên ngoài mọc dài đầy đủ. Nếu mẹ thấy vịt lông xù, có mùi hôi, vịt ủ rũ thì không nên chọn vì đây có thể là vịt ốm bệnh.

Lúc mua, mẹ cũng nên nắm vào ức vịt. Nếu thấy ức vịt tròn đầy, mập mạp, da cổ và da bụng dày là vịt ngon.

Mẹ nên chọn vịt trưởng thành vì nhiều thịt và dễ nhổ lông. Mẹ để ý thấy hai cánh vịt có thể đan chéo vào với nhau là đạt chuẩn.

  • Đối với vịt làm sẵn

Đối với vịt đã làm sẵn, mẹ nên chọn vịt có màu vàng nhạt, da vịt đều màu, cảm giác tươi mới. Không chọn vịt quá sậm màu hoặc có vết bầm, loang lổ. Mẹ có thể ấn vào thịt vịt để kiểm tra độ đàn hồi. Nếu ấn vào thấy săn chắc, có độ đàn hồi là vịt ngon. Nếu thấy mềm nhũn, có mùi hôi ươn, chảy nước thì mẹ không nên chọn vì có thể là vịt để lâu, không ngon.

2.2.2. Cách chọn măng:

Nếu chọn măng tươi còn vỏ thì mẹ nên chọn măng có dáng thắng, màu sắc tươi mới, bề mặt không có đốm, không bị héo. Còn nếu chọn măng luộc sẵn mẹ nên chọn măng có vỏ mỏng, giòn, không nên chọn măng quá trắng, màu măng vàng nâu, có những đường vân. Những ngọn măng bé thường dày cơm và đậm vị hơn măng to.

2.3. Sơ chế thịt vịt:

Mẹ sơ chế thịt vịt bằng cách rửa sạch thịt vịt với nước sau đó thoa muối lên cả bên trong lẫn bên ngoài vịt. Mẹ có thể khử bớt hôi của thịt vịt bằng cách dùng muối, rượu trắng, gừng đập dập chà xát lên khắp mình vịt trong vài phút và rửa lại với nước hoặc dùng muối chà xát đều lên mình vịt, sau đó dùng chanh xát đều lên vịt lần nữa và rửa sạch lại với nước. Sau khi khử sạch mùi hôi của thịt vịt, mẹ chặt vịt thành từng miếng vừa ăn rồi để ráo. Bước này sẽ làm món bún măng vịt trở nên hoàn hảo hơn.

Mẹ bóc vỏ hành, tỏi, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Gừng mẹ cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi thái sợi. Sau đó, mẹ trộn đều thịt vịt cùng gừng thái sợi, 1/2 lượng tỏi băm nhuyễn, 1/2 lượng hành tím băm nhuyễn, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu.

Mẹ lưu ý ướp thịt vịt trong khoảng 15 – 30 phút trước khi nấu cho vịt đậm vị, ăn ngon hơn.

2.4. Sơ chế măng:

Sơ chế măng
Sơ chế măng

Để nấu bún măng vịt ngon, việc sơ chế măng rất quan trọng. Sơ chế măng có thể giúp măng bớt vị đắng và bớt độc.

Măng tươi mua về mẹ nhớ rửa sạch, sau đó luộc với nước và ít muối. Khoảng 30 phút sau, vớt măng ra, rửa lại với nước mát, cắt măng thanh từng miếng nhỏ vừa ăn.

Để măng bớt độc và bớt đắng trong món bún măng vịt, mẹ có thể sơ chế măng bằng cách cho vào nồi luộc ngập nước luộc 2 – 3 lần, mỗi lần 15 phút, sau đó rửa sạch hoặc với nước. Mẹ cũng có thể sơ chế măng bằng cách ngâm măng ngập trong nước vo gạo sau khi đã luộc nhiều lần. Với cách này, mẹ nhớ chú ý thay nước vo gạo 2 lần 1 ngày để măng không bị lên men và bốc mùi hôi. Lúc chế biến mẹ chỉ cần lấy măng ra rửa lại là có thể sử dụng.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể luộc măng với nước bồ ngót. Khi măng đã chín, mẹ chỉ nhấc xuống chắt hết nước rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá bồ ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.

2.5. Cách nấu măng, vịt:

Cách nấu măng, vịt
Cách nấu măng, vịt

Để nấu bún măng vịt, mẹ bắc nồi lên, đun nước cho sôi rồi cho tiết vịt vào luộc. Sau khi tiết vịt chín, mẹ vớt ra và thái miếng vừa ăn.

Mẹ tiếp tục nấu sôi một nồi nước khác, cho bún vào trụng khoảng 1 phút, đổ bún ra rổ, để ráo. Mẹ không nên dùng luôn nồi đun tiết để bún được trắng hơn.

Hành lá, rau răm, nấm mẹ nhặt rồi rửa sạch. Các loại rau ăn kèm mẹ cũng nhặt sạch, sau đó rửa với nước muối loãng.

Mẹ xào măng trước để măng ngấm gia vị. Mẹ phi thơm hành sau đó cho măng vào xào. Khi nào măng mềm, mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn rồi để riêng.

2.6. Cách nấu nước dùng:

Cách nấu nước dùng bún măng vịt
Cách nấu nước dùng bún măng vịt

Mẹ tiếp tục cho vào nồi dầu ăn hoặc mỡ. Khi dầu hoặc mỡ nóng lên, mẹ trút thịt vịt vào đảo đến khi thịt vịt săn lại. Mẹ nấu nước dùng bằng cách cho thêm 2 lít nước vào nồi xào thịt, khuấy đều. Lúc mới cho nước vào, mẹ nhớ để lửa lớn đun cho  đến lúc nước sôi rồi mới hạ lửa nhỏ hầm khoảng 30 phút để thịt vịt chín mềm. Lúc này mẹ cho nấm rơm, huyết, măng vào nồi. Khi nào nước sôi lại lần nữa mẹ chỉ cần nêm nếm vừa ăn là có thể tắt bếp.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nấu bún măng vịt đơn giản mà siêu ngon mà mẹ không thể bỏ qua”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

2 cách xào măng tây nhanh chóng, ngon miệng cho ngày bận rộn
2 cách xào măng tây nhanh chóng, ngon miệng cho ngày bận rộn
Phụ nữ hiện đại vừa đảm việc nước, vừa giỏi việc nhà nên nhiều khi thời gian hạn chế. Trong những ngày bận rộn như vậy, Mamamy chia sẻ với mẹ 2 cách xào măng tây nhanh chóng nhưng vẫn ngon miệng và bổ dưỡng dưỡng cho cả gia đình. 1. Giá trị dinh dưỡng […]
Top 5 món xào ngon đơn giản mà hao cơm ngay tại nhà
Top 5 món xào ngon đơn giản mà hao cơm ngay tại nhà
Trong bữa cơm gia đình hàng ngày không thể thiếu được món xào. Món ăn này vừa dễ làm mà lại cực hao cơm. Sau đây là top 5 món xào ngon nhức nách mà Góc của mẹ muốn giới thiệu để các mẹ vào bếp thể hiện đãi cả nhà. Dưới đây là phần […]
Cách xào khoai tây với thịt bò giúp bé ngon miệng
Cách xào khoai tây với thịt bò giúp bé ngon miệng
Khoai tây xào thịt bò tuy là món ăn khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết chế biến món ăn này sao cho đúng cách. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay Mamamy xin chia sẻ với các mẹ cách xào khoai tây với thịt bò đúng chuẩn nhé. 1. Nguyên liệu và […]
Cách xào cà tím bắt cơm lại đơn giản dễ làm
Cách xào cà tím bắt cơm lại đơn giản dễ làm
Cà tím không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn có hương vị rất đặc biệt, vì vậy được rất nhiều bà nội trợ lựa chọn khi vào bếp. Cùng Mamamy tham khảo ngay 2 cách xào cà tím dễ làm ăn với cơm ngon tuyệt. 1. Cách xào cà tím với […]
Giỏ hàng 0