Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm mẹ cần chăm sóc như thế nào cho đúng

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là một biểu hiện phát triển bình thường của con. Tuy nhiên trong quá trình mọc con có thể bị khó chịu dẫn đến ăn kém và sụt cân. Vì vậy mẹ cần phải quan tâm chăm sóc nhiều hơn để bé có thể thoải mái và yên tâm vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

1. Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là muộn hay sớm?

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là muộn hay sớm?
Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là muộn hay sớm?

Quá trình thay răng của con sẽ diễn ra từ khi con 5 tuổi và kết thúc khi con được 12 tuổi. Tuy nhiên quá trình này có thể sớm hoặc muộn hơn đôi chút tùy từng bé. Theo đó răng hàm số 6 có thể mọc sớm khi con mới chỉ 5 tuổi. Lúc này có thể chưa chiếc răng sữa nào rụng cả. Khi đó sẽ có hai trường hợp xảy ra. Một là con bị sâu răng sữa. Hai là răng đang chen nhau mọc lên dẫn đến bị lệch khớp cắn. Vì vậy mẹ cần quan sát để xác định đúng nguyên nhân. Nếu là do các răng chen nhau mọc thì nên đến gặp nha sĩ để nắn lại tránh răng con yêu bị lệch vĩnh viễn.

2. Biểu hiện trẻ 5 tuổi mọc răng hàm

2.1. Sốt nhẹ

Thời điểm mọc răng hàm bé sẽ thường sốt nhẹ từ 38-38, 5 độ. Nướu bé cũng bị sưng lên dẫn đến cảm giác đau đớn, khó chịu. Ngoài ra con yêu có thể bị chảy dãi nhiều hơn bình thường. 

2.2. Thích nhai đồ chơi

Thích nhai đồ chơi
Thích nhai đồ chơi

Khi mầm răng chuẩn bị nhú lên trẻ 5 tuổi mọc răng hàm sẽ thấy khó chịu và kèm theo chút ngứa. Vì vậy bé thường sẽ gặm đồ chơi để giảm đi cảm giác khó chịu trên. Mẹ nên vệ sinh đồ chơi sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con yêu. 

2.3. Khó ngủ 

Bé yêu sẽ khó ngủ hơn bình thường và hay tỉnh giấc vì bị cơn đau làm phiền. Bình thường con có thể ngủ rất nhiều, ban đêm thì ngủ thẳng một giấc sâu. Nhưng khi mọc răng hàm bé sẽ ngủ ít đi và hay tỉnh giấc bất chợt. 

2.4. Chán ăn

Việc bị cơn đau nhức hành hạ có thể khiến bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi dẫn đến không ăn được nhiều và sút cân. 

3. Đặc điểm răng hàm của trẻ 5 tuổi

Đặc điểm răng hàm của trẻ 5 tuổi
Đặc điểm răng hàm của trẻ 5 tuổi

Hàm răng của bé mọc rất đều và đẹp như thứ tự mọc của răng sữa. Tức là răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước. Thông thường thứ tự mọc của hàm răng trên của bé sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng tiền cối, răng nanh, răng hàm và cuối cùng là răng cối lớn. Còn thứ tự của hàm răng dưới sẽ mọc như sau: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là răng cối. Thời gian thay răng dài hay ngắn phụ thuộc vào tính chất của răng, thứ tự răng mọc và thói quen của bé. 

4. Cách xử trí đúng của mẹ khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm

Nếu quá trình mọc răng của con bình thường không lệch thì không cần đến gặp nha sĩ. Thay vào đó bố mẹ hãy tập trung vào việc chăm sóc bé để con vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách thoải mái nhất.

4.1. Chải răng 

Mẹ mua cho con bàn chải răng phù hợp dành riêng cho bé. Và mẹ chọn mua loại kem đánh răng có chứa chất fluor cho bé. Hướng dẫn con chải răng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Mẹ chỉ bé cách chải răng theo chiều dọc hướng từ trên xuống dưới và chải răng ít nhất 2 phút.

Chải răng
Chải răng

4.2. Massage lợi

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm thường thấy khó chịu ở lợi. Mẹ rửa tay sạch và đeo gạc sau đó massage lợi cho con. Hành động này sẽ giúp bé bớt khó chịu hơn. Trong lúc làm mẹ có thể nói những câu động viên, khích lệ hoặc khen ngợi để giúp bé quên đi nỗi đau của mình. 

4.3. Dinh dưỡng

Ngoài ra bé đang mọc răng hàm nên nướu rất yếu và bị tổn thương. Mẹ hãy cho con ăn thức ăn mềm hoặc xay nhuyễn để giảm áp lực lên nướu. Và mẹ không nên ép buộc con phải ăn quá nhiều một lúc mà nên chia nhỏ bữa ăn. Nếu trước con ăn ngày 3-4 lần thì giờ điều chỉnh thành 6-8 lần. 

4.4. Lưu ý khác

Nếu bé sốt cao trên 38,5 độ mẹ có thể dùng khăn mát chườm lên trán cho con dễ chịu hơn. Khi muốn dùng thuốc giảm đau hoặc miếng dán hạ sốt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn. Hạn chế việc cho con đưa tay vào miệng. Hành động này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến các bệnh lý khác. 

5. Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm nên ăn thức ăn thế nào?

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm nên ăn thức ăn thế nào?
Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm nên ăn thức ăn thế nào?
  • Trong thời gian con yêu mọc răng hàm, mẹ hạn chế cho con ăn đồ thô, cứng. Thay vào đó mẹ hãy xay nhuyễn hoặc nấu kỹ một chút cho mềm.
  • Thay vì cho con ăn hoa quả như bình thường, mẹ có thể đem hoa quả đi ép lấy nước để bé uống tăng sức đề kháng. Sau khi ép mẹ có thể để nước vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút để nước mát hơn. Nước mát sẽ giúp cơn đau của con giảm đi một chút. 
  • Hạn chế cho con yêu ăn đồ ngọt lúc bé đang mọc răng hàm

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là giai đoạn đánh dấu sự phát triển sang một nấc mới của bé. Trong thời gian này hãy đồng hành cùng với con và giúp đỡ để con vượt qua được. Hy vọng các kiến thức trên sẽ giúp mẹ có thêm hiểu biết và kỹ năng chăm con tốt hơn. Hãy luôn theo dõi và ủng hộ Góc của mẹ nhé. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi khoa học

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm mẹ cần chăm sóc như thế nào cho đúng”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

5 ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT KHI TRẺ 3 THÁNG TUỔI BỊ SỐT
5 ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT KHI TRẺ 3 THÁNG TUỔI BỊ SỐT
Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ 3 tháng tuổi. Đối với các Mẹ nuôi con đầu lòng, khi thấy con sốt, Mẹ vô cùng lo lắng và bối rối. Mamamy gửi Mẹ 5 điều cần biết khi trẻ 3 tháng tuổi bị sốt. 1. Nguyên nhân trẻ 3 tháng tuổi bị sốt […]
4 điều mẹ cần biết về vitamin cho trẻ 3 tuổi
4 điều mẹ cần biết về vitamin cho trẻ 3 tuổi
Bổ sung vitamin cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Vitamin C không chỉ có vai trò hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Mà còn là chất chống oxy hóa vô cùng cần thiết. 1. Nhu cầu năng lượng, nhu cầu về vitamin […]
4 sai lầm khi bổ sung Vitamin C cho bé dưới 1 tuổi
4 sai lầm khi bổ sung Vitamin C cho bé dưới 1 tuổi
Bổ sung vitamin C cho trẻ nhỏ là cần thiết nhưng nếu bổ sung không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ dưới 1 tuổi. Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ cách bổ sung vitamin c cho bé dưới 1 tuổi an […]
5 lý do chính khiến bé ngủ không sâu giấc mà mẹ không để ý
5 lý do chính khiến bé ngủ không sâu giấc mà mẹ không để ý
Trẻ sơ sinh ngủ chập chờn, không sâu giấc là nỗi lo ngại chung của các mẹ. Vậy Mẹ có biết 5 lý do chính khiến bé ngủ không sâu giấc là gì chưa? Nếu chưa thì còn chờ gì mà mẹ không tham khảo ngay bài viết dưới đây? 1. Bé ngủ không sâu […]
[Giải đáp] Bé 3 tháng bú ít: Mẹ hiện đại nên xử lý như thế nào?
[Giải đáp] Bé 3 tháng bú ít: Mẹ hiện đại nên xử lý như thế nào?
Mẹ bắt đầu lo lắng khi thấy bé 3 tháng có dấu hiệu bú ít đi. Vì bé bú ít sẽ không có đủ dinh dưỡng để có thể phát triển một cách tốt nhất. Vậy làm sao để xử lý tình trạng bé 3 tháng bú ít này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài […]
Giỏ hàng 0