Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 2 tuổi ho có đờm – Bố mẹ thực sự không nên bỏ qua

Bé 2 tuổi ho có đờm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có nghiêm trọng không, bố mẹ xử lý sao cho hiệu quả? Mọi thông tin mẹ cần đều sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Vấn đề bé 2 tuổi ho có đờm

Bé 2 tuổi ho có đờm là hiện tượng thường xuyên gặp ở các bé nhỏ tuổi. Đây là tình trạng khi bé xuất hiện cơn ho, trong cổ họng của bé có đờm kèm theo. Đờm trong cổ họng bé 2 tuổi làm bé gặp nhiều khó khăn khi hô hấp.

Bé 2 tuổi ho có đờm là tình trạng không hiếm gặp
Bé 2 tuổi ho có đờm là tình trạng không hiếm gặp

Xem thêm:

Trẻ sơ sinh bị ho – Chuẩn bị kiến thức để ứng phó kịp thời

Trẻ 5 tháng bị ho và những mẹo điều trị tự nhiên tại nhà

1.1. Nguyên nhân khiến bé ho có đờm

Đờm về bản chất là một dạng chất nhầy được cơ thể tiết ra trong cổ họng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng tiết chất nhầy trong cổ họng như:

  • Thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt thời điểm trời đang nóng chuyển sang lạnh nhanh chóng.
  • Bé bị nhiễm các bệnh như viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm mũi,…
  • Bé bị dị ứng với khói bụi, nước hoa, phấn hoa.
  • Bé hít phải khói thuốc lá một cách thụ động.

Khi lượng đờm trong cổ họng nhiều lên, cơ thể của bé có đờm sẽ có phản ứng để cố gắng đẩy đờm ra ngoài. Đó chính là khi bé 2 tuổi ho có đờm.

1.2. Biểu hiện

Trẻ 2 tuổi ho có đờm rất cần được bố mẹ nhận biết sớm qua các dấu hiệu sau đây để có phương án xử lý kịp thời:

  • Bé ho kéo dài, ho nhiều ngày không thuyên giảm.
  • Tình trạng ho xảy ra rất nhiều ở bé. Thậm chí bé ho đến mức tím tái, ngạt khí.
  • Bé bị nôn hoặc sốt kèm theo cơn ho.
  • Tiếng ho có đờm đặc trưng, khi mẹ áp tai vào ngực bé sẽ nghe thấy tiếng rên rỉ.
Mẹ cần nhận biết các dấu hiệu ho có đờm ở bé để sớm chữa trị
Mẹ cần nhận biết các dấu hiệu ho có đờm ở bé để sớm chữa trị

2. Bé 2 tuổi ho có đờm có nguy hiểm không?

Bé 2 tuổi ho có đờm không phải là một tình trạng quá nghiêm trọng khiến bố mẹ phải lo lắng. Bệnh lý này thường kéo dài không quá 1 tuần ở trẻ có đờm. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan mà bỏ qua các dấu hiệu cho thấy bé cần được đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Nếu mẹ thấy bé ho khò khè kèm theo khó thở, ngủ li bì, người tím tái, vật vã, bỏ bữa,…, mẹ cần đưa trẻ 2 tuổi ho có đờm đi cấp cứu càng nhanh càng tốt. Khi tình trạng bé 2 tuổi ho có đờm khò khè kéo dài trên 1 tháng, bé cần được đưa đến khám chuyên khoa để tìm nguyên nhân và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Chụp X – quang, chụp CT lồng ngực, siêu âm, nội soi hô hấp sẽ là những cách các bác sĩ thực hiện để tìm nguyên nhân chính.

3. Cách xử trí khi bé 2 tuổi ho có đờm

Bé 2 tuổi ho có đờm khiến bé mệt mỏi. Mẹ nên để bé có thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Ngoài ra, mẹ có thể tăng cường sức đề kháng cho bé vào lúc này. Sữa mẹ hoặc sữa công thức đều là những lựa chọn tốt để hệ miễn dịch của bé được chăm sóc.

Có nhiều mẹo chữa tại nhà khi bé 2 tuổi ho có đờm
Có nhiều mẹo chữa tại nhà khi bé 2 tuổi ho có đờm

Bên cạnh đó, việc bổ sung nước và các chất điện giải cũng là một giải pháp hữu hiệu. Các chất điện giải như Natri, Kali và Magie giúp loại bỏ chất thải ra khỏi các tế bào, vận chuyển dinh dưỡng vào tế bào. Mẹ có thể tìm thấy các chất điện giải này trong các thực phẩm như: phô mai, nước ép rau củ quả, chuối, bơ, ngũ cốc nguyên hạt,…

Ngoài ra, mẹ hãy thử phương pháp xử lý khi bé 2 tuổi ho có đờm tại nhà rất đơn giản như sau nhé:

  • Tắm hơi giúp bé giảm ho. Bố mẹ có thể ngồi cùng bé trong phòng tắm và sử dụng hơi ấm từ nước nóng. Hơi ấm có thể giúp bé thư giãn đường hô hấp, giảm tình trạng ho.
  • Nước muối: giúp long đờm, làm dịu cổ họng, tránh cổ họng bị khô và ngứa rát, diệt vi khuẩn, giúp đờm không xuất hiện thêm. Mẹ hòa muối với nước ấm và cho bé súc miệng trước khi ngủ, sau khi ngủ dậy, sau khi ăn xong hoặc khi ho có đờm nhiều.
  • Trà thảo dược: bổ sung dưỡng chất và vitamin cho cơ thể bé. Ngoài ra trà thảo dược còn kháng viêm và giảm ho. Mẹ có thể tự làm trà thảo dược như trà gừng, trà mật ong, trà cam thảo, trà chanh ngay tại nhà.
  • Nước ép củ cải: đây là một bài thuốc Đông y, theo đó nước ép củ cải làm tiêu đờm, chữa khản giọng. Mẹ mua củ cải trắng về rửa sạch, gọt vỏ rồi thái hạt lựu và ép lấy nước. Sau đó mẹ cho bé uống vào mỗi tối để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Mật ong: luôn là một phương thức điều trị hiệu quả cho trẻ 2 tuổi ho có đờm. Mật ong có tính kháng khuẩn mạnh, dịu cổ họng, kháng đờm. Mẹ trộn một muỗng canh mật ong với một nhúm bột tiêu đen/trắng và cho bé uống hai lần/tuần. Đơn giản hơn, mật ong hòa với nước ấm uống mỗi ngày cũng là một bài thuốc dân gian rất hiệu quả rồi mẹ nhé.

4. Các lưu ý khi chăm sóc bé 2 tuổi ho có đờm

Mẹ nên sử dụng thuốc ho cho bé theo chỉ định của bác sĩ
Mẹ nên sử dụng thuốc ho cho bé theo chỉ định của bác sĩ

Để quá trình điều trị trẻ 2 tuổi ho có đờm ngay tại nhà hiệu quả hơn, mẹ cần chú ý đến những lời khuyên sau đây:

  • Tuyệt đối không dùng thuốc điều trị nếu không có hướng dẫn hoặc đơn thuốc chỉ định từ bác sĩ.
  • Vệ sinh mũi họng của bé thường xuyên để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Mẹ cho bé súc miệng nước muối hoặc dùng nước muối sinh lý xịt vào mũi của bé để rửa sạch mũi họng.
  • Thuốc ho là một cách điều trị cho bé 2 tuổi ho có đờm thường được bác sĩ chỉ định. Để đạt hiệu quả cao nhất, mẹ không nên tự mua thuốc bên ngoài mà nên tuân theo đơn kê của bác sĩ.
  • Bữa ăn chính cũng như bữa phụ của bé không được xuất hiện các loại thực phẩm sau: chocolate, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, các chất kích thích, bạc hà, nước có ga. Các loại thực phẩm này khiến bé ho nhiều hơn, gây tổn hại đến cổ họng của bé.
  • Các bữa ăn nên được mẹ chia nhỏ ra. Thời gian từ khi bé ăn xong đến khi đi ngủ cần đảm bảo ít nhất 2 tiếng. Nếu đã áp dụng mọi cách xử trí tại nhà mà bé không giảm ho, đây là lúc mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

5. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám nếu tình trạng ho kèm đờm không thuyên giảm
Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám nếu tình trạng ho kèm đờm không thuyên giảm

Trong quá trình tự xử lý tại nhà, nếu mẹ để ý thấy bé có những biểu hiện sau thì cần đưa bé 2 tuổi ho có đờm đi khám tại bệnh viện:

  • Bé khó chịu khi nói chuyện, thậm chí khi thở cũng bị khó khăn.
  • Bé tiếp tục ho nhiều kèm nôn trớ hoặc thở khò khè.
  • Khi ho, mặt và da môi của bé chuyển sắc tím tái.
  • Bé bị chảy nước dãi nhiều, khó nuốt nước bọt hay thức ăn.
  • Thể trạng của bé trở nên yếu ớt, lừ đừ, mệt mỏi.
  • Khi bé thở sâu, dấu hiệu đau ngực xuất hiện.
  • Bé sốt cao lên đến 39-40 độ C, ngay cả khi dùng thuốc hạ sốt cũng không đỡ.
  • Lưu ý quan trọng cho mẹ: Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), khi bé dưới 4 tuổi, bố mẹ không được tự ý dùng thuốc. Chỉ định của bác sĩ lúc này là rất quan trọng và cần tuân thủ.

Xem thêm:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi khoa học, nhanh khỏi nhất

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục: 5 điều bố mẹ nên làm

Tại sao trẻ bị khò khè? Mẹo giúp bé dễ chịu hơn

6. Cách phòng tránh ho có đờm cho bé 2 tuổi

Mẹ nên tránh phòng tránh các nguyên nhân gây nên ho có đờm ở bé từ sớm
Mẹ nên tránh phòng tránh các nguyên nhân gây nên ho có đờm ở bé từ sớm

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – mẹ nên chú ý phòng tránh cho bé trước khi tình trạng trẻ 2 tuổi ho có đờm diễn ra. Các lưu ý sau đây sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ đấy:

  • Khi thời tiết trở lạnh, mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài đường.
  • Môi trường xung quanh bé như nhà cửa, vườn tược cần được thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc và hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.
  • Nếu bé bị chảy nước mũi, mẹ sử dụng khăn sạch để lau chùi và vệ sinh.
  • Để nâng cao hệ miễn dịch, bé cần được vận động thường xuyên.
  • Những nơi có khói thuốc lá, tập trung đông người hoặc là ổ dịch bệnh đều không nên để bé đến gần hay tiếp xúc.
  • Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp hệ miễn dịch và khả năng đề kháng của bé được cải thiện.
  • Các căn bệnh lây lan qua đường hô hấp sẽ dễ dàng được hạn chế khi bé đã được tiêm phòng đầy đủ.

Bé 2 tuổi ho có đờm là tình trạng thường xuyên gặp phải. Ở độ tuổi này, cơ thể bé còn khá yếu ớt, chưa đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường. Do đó, mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, luôn cẩn thận chăm sóc và vệ sinh mũi họng của bé để hạn chế tối đa tình trạng ho có đờm xảy ra.

Nguồn tham khảo:

https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Cough/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-bi-ho-co-dom-kho-khe-thi-phai-lam-nao/
https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/nhi-khoa/van-de-ho-hap-tre-em/tre-bi-ho-dom-phai-lam-sao/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 2 tuổi ho có đờm – Bố mẹ thực sự không nên bỏ qua”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bỏ túi kiến thức mẹ cần lưu ý về bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi
Bỏ túi kiến thức mẹ cần lưu ý về bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi
Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi là một bệnh lý thường gặp. Bệnh không gây nguy hiểm cho bé. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của bé. 1. Bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ là gì? Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi ở […]
Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày: mẹ có nên hốt hoảng?
Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày: mẹ có nên hốt hoảng?
Hệ tiêu hóa của bé 2 tuổi phát triển chưa hoàn thiện. Đường ruột còn rất nhạy cảm nên khi thấy trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, bố mẹ cảm thấy rất lo lắng. Vậy tình trạng trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm hay không? 1. Trẻ 2 […]
Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục: 5 điều bố mẹ nên làm
Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục: 5 điều bố mẹ nên làm
Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục không chỉ là các triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa. Mà còn có thể là biểu hiện của bệnh lý của các cơ quan khác hoặc bệnh lý toàn thân. Vậy bố mẹ nên làm gì khi trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ? 1. Biểu hiện […]
Trẻ 2 tuổi bị vàng da: Dấu hiệu bệnh lý bất thường?
Trẻ 2 tuổi bị vàng da: Dấu hiệu bệnh lý bất thường?
Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh đến trẻ 2 tuổi. Mẹ lo lắng trẻ 2 tuổi bị vàng da có phải bênh nghiêm trọng? Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé! 1. Vàng da là gì? Vàng da có thể xuất hiện từ trẻ sơ sinh cho đến […]
Giỏ hàng 0