Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

25+ thực phẩm giàu sắt cho bé thông minh, tăng cường miễn dịch

Thấy những dấu hiệu con yêu bị thiếu sắt, chắc hẳn mẹ lo lắng nhiều lắm. Bình tĩnh mẹ ơi, vì mẹ hoàn toàn bổ sung sắt cho con ngay tại nhà bằng những thực phẩm giàu sắt cho bé đó. Lưu lại ngay 25+ thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ máu, bổ trí não ngay dưới đây mẹ ơi!

25+ thực phẩm giàu sắt cho bé tốt cho trí não, tăng cường miễn dịch
25+ thực phẩm giàu sắt cho bé tốt cho trí não, tăng cường miễn dịch

1. Nhóm thực phẩm giàu sắt heme cho bé yêu

Sắt là một khoáng chất tham gia làm nguyên liệu trong quá trình tạo máu, hỗ trợ điều hoà cân bằng hormone, tăng cường miễn dịch, bồi bổ trí não. Vì vậy, việc bổ sung sắt cho bé yêu vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời đó ạ!

Bé hấp thu sắt heme hay sắt nonheme tốt hơn mẹ nhỉ 
Bé hấp thu sắt heme hay sắt nonheme tốt hơn mẹ nhỉ

Nếu lựa chọn bổ sung sắt qua chế độ ăn uống, mẹ cần hiểu về 2 dạng chính của sắt: heme và non-heme. Trong đó nếu thực vật chủ yếu chứa sắt dạng nonheme, thì những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (thịt, hải sản,…) lại đa phần giàu sắt heme. Tuy nhiên, sắt heme thường dễ được hấp thu hơn sắt non-heme do cơ chế hấp thu tại ống tiêu hoá nhanh và triệt để hơn đấy mẹ. Vì vậy, mẹ ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu sắt heme hơn cho bé yêu theo gợi ý sau nhé:

1.1. Thịt có màu đỏ

Thịt đỏ (thịt lợn, bò, trâu,…) sở hữu hương vị dai ngon, béo ngậy, đây hẳn sẽ là thực phẩm khiến bé yêu thích thú. Nhưng mẹ có biết rằng, thịt đỏ không chỉ thơm ngon mà còn là nguồn chứa sắt dồi dào không? 

Thịt đỏ không chỉ thơm ngon mà còn là nguồn chứa sắt dồi dào
Thịt đỏ không chỉ thơm ngon mà còn là nguồn chứa sắt dồi dào

1 – Lượng sắt có trong thịt đỏ: Thịt đỏ là nguồn chứa sắt vô cùng dồi dào, với 2.6mg sắt/100g thịt bò, 1mg sắt/100g thịt lợn,… Ngoài ra thịt đỏ còn cung cấp nhiều protein, kẽm hay vitamin B có lợi cho sự phát triển của bé. Với những con số ấn tượng trên, thịt đỏ hẳn sẽ chiếm một vị trí cho riêng mình trong thực đơn của mẹ chứ?

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram thịt đỏ/ngày? Thịt đỏ là nguồn dưỡng chất thiết yếu cần cho sự phát triển của bé tuy nhiên mẹ cần bổ sung lượng đạm hợp lý để cân bằng dưỡng chất. Nếu như mẹ lo lắng thiếu đạm sẽ khiến bé suy dinh dưỡng, suy nhược, gầy yếu thì thừa đạm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp, tim mạch, béo phì đó ạ. Vì vậy, cùng Góc của mẹ tính toán lượng thịt hằng ngày cho bé nhé: 

  • Bé 6 – 9 tháng tuổi: Nên cho bé ăn khoảng 30 – 35g thịt/ngày.
  • Bé 10 – 12 tháng tuổi: Nên cho bé ăn khoảng 50g thịt/ngày.
  • Bé trên 1 tuổi: Nên cho bé ăn khoảng 75g thịt/ngày. 
Bé yêu thích mê món ăn từ thịt đỏ 
Bé yêu thích mê món ăn từ thịt đỏ

3 – Gợi ý cho mẹ một số món ăn từ thịt đỏ cho bé: Thịt đỏ mang trong mình hương vị đặc biệt với nhiều phương pháp chế biến khác nhau hẳn sẽ tạo ra những bữa ăn sống động và đầy màu sắc cho bé đấy nhé. Gợi ý cho mẹ một số món ăn ngon từ thịt đỏ: Cháo thịt heo mướp đậu đỏ, cháo bò hầm rau củ, cháo thịt lợn bí đỏ khoai tây, cháo bò yến mạch,…

1.2. Gia cầm, đặc biệt là gà tây

Thịt gia cầm (thịt gà, ngan, ngỗng, chim, đặc biệt là thịt gà tây,…) không hề kém cạnh “anh bạn” thịt đỏ về lượng sắt trong thực phẩm đâu nhé. Đây cũng chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn dặm của bé yêu đó mẹ. 

Thịt gia cầm là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn của bé yêu
Thịt gia cầm là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn của bé yêu

1 – Lượng sắt có trong thịt gia cầm đặc biệt là thịt gà tây: 1.8mg sắt/100g gà tây, 2.5mg sắt/100g thịt vịt hay 2.8mg sắt/100g thịt ngan,… là những minh chứng cho việc thịt gia cầm vô cùng giàu dưỡng chất đặc biệt là sắt. Tuy thịt vịt, ngan chứa nhiều sắt nhưng lại có tính hàn mạnh thường gây khó tiêu, mẹ nên ưu tiên dùng thịt gà đặc biệt là gà tây không chỉ bởi hàm lượng sắt cao hơn những loại thịt gà khác mà còn giúp cung cấp lượng lớn protein, kẽm cho bé nữa đấy. 

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram thịt gia cầm mỗi ngày? Thịt gia cầm chứa nhiều protein, chất sắt và là nguồn dinh dưỡng chất lượng cho bữa ăn của bé. Tuy nhiên, tốt thì rất tốt nhưng ăn quá nhiều sẽ gây ra thừa protein, bé khó tiêu, táo bón và rối loạn tiêu hoá. Vậy bao nhiêu là đủ, cùng tìm hiểu mẹ nhé: 

  • Bé 6 tháng tuổi: 30 – 40g thịt gia súc.
  • Bé 6 – 12 tháng tuổi: 60g thịt gia súc 
  • Bé 1 – 2 tuổi: 80g thịt gia súc.

3 – Gợi ý cho mẹ một số món ăn chế biến từ thịt gia súc: Mẹ bỏ túi ngay những món ăn ngon tuyệt được chế biến từ thịt gia súc: Cháo gà hầm nấm, cháo gà đậu lăng nghiền, cháo gà tây cà rốt su hào, cháo vịt đậu xanh,…

Trổ tài làm những món ngon từ thịt gia súc cho bé yêu ngay nào
Trổ tài làm những món ngon từ thịt gia súc cho bé yêu ngay nào

1.3. Thịt bò khô

Thịt bò khô không chỉ là thực phẩm yêu thích của các bé nhờ sự dai ngon, mùi vị đặc biệt mà còn là thực phẩm giúp bé bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

1 – Lượng sắt có trong thịt bò khô: Hàm lượng sắt trong bò khô cao với 100g khô bò có thể chứa 5.4mg sắt gần như gấp đôi so với thịt bò tươi. 

Món bò khô dai ngon yêu thích của bé 
Món bò khô dai ngon yêu thích của bé

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram thịt bò khô mỗi ngày? Bổ sung bao nhiêu bò khô mỗi ngày để giúp con hấp thu tối đa dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết từ thực phẩm mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe: 

  • Bé 6 – 9 tháng tuổi: 10 – 15g thịt/ngày.
  • Bé 10 – 12 tháng tuổi: 20g thịt/ngày.
  • Bé trên 1 tuổi: 25g thịt/ngày.

3 – Gợi ý cho mẹ một số món ăn: Với thịt bò khô, mẹ có thể cho bé thưởng thức trực tiếp khi bé đã nhai tốt hoặc ngâm nước cho mềm rồi xào cùng cà chua/dứa rồi cho bé thưởng thức cùng cháo. 

1.4. Gan

Phần lớn sắt được cơ thể dự trữ tại gan chính vì vậy gan động vật sẽ là nguồn chứa sắt dồi dào. Không những vậy, thực phẩm này còn chứa nhiều protein, khoáng chất cùng các vitamin quan trọng cho sự phát triển của bé yêu nữa đó. 

Gan - thực phẩm giàu sắt bậc nhất 
Gan – thực phẩm giàu sắt bậc nhất

1 – Lượng sắt có trong gan: Gan luôn đứng đầu trong những thực phẩm giàu sắt nhất, với những “thành tích” đáng nể: 12g sắt/100g gan lợn, 9g/100g gan bò và 8g/100g gan gà,…

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram gan? Gan là nguồn dự trữ sắt, vitamin và dưỡng chất lớn của cơ thể tuy nhiên trong gan cũng chứa nhiều chất độc gây hại. Vì vậy, nên tính toán lượng ăn để vừa đáp ứng dinh dưỡng lại giúp cơ thể có khả năng đào thải độc tố tốt nhất.

  • Bé ăn dặm 6 – 12 tháng: 30g gan/tuần. 
  • Bé trên 1 tuổi: 60g gan/tuần chia ra làm 2 bữa.

3 – Gợi ý cho mẹ một số món ăn chế biến từ gan: Nguồn dinh dưỡng giàu có khiến gan là một lựa chọn tuyệt vời cho bé ăn dặm. Mách mẹ một số món ăn ngon từ gan: cháo gan hành tây, cháo gan bí đỏ, cháo gan heo bí xanh, cháo gan rau cải cúc,…

Với nguồn dinh dưỡng giàu có, gan là một lựa chọn tuyệt vời cho bé ăn dặm
Với nguồn dinh dưỡng giàu có, gan là một lựa chọn tuyệt vời cho bé ăn dặm

1.5. Pate

Pate là thực phẩm được chế biến từ gan động vật và thịt xay, có vị đậm đà béo thơm đặc trưng, pate sẽ nhanh chóng lấy được thiện cảm của bé từ lần thử đầu tiên. Thơm ngon chưa phải là tất cả, với nguyên liệu chính từ gan, pate còn cực kỳ giàu sắt và các khoáng chất. 

Pate - món ăn yêu thích của các bé
Pate – món ăn yêu thích của các bé

1 – Lượng sắt trong pate: Pate hẳn sẽ là ứng cử viên đắt giá nếu tham gia cuộc đua về món ăn ngon có hàm lượng sắt cao bởi không chỉ sở hữu hương vị riêng, trong mỗi khẩu phần ăn (khoảng 28g) pate thường chứa tới 1.5mg sắt (tương đương khoảng 8 – 19% khuyến nghị mỗi ngày).

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram pate mỗi ngày? Được chế biến từ nguyên liệu chính là gan – kho dự trữ dưỡng chất nhưng cũng chứa nhiều chất độc với cơ thể. Chính vì vậy, mẹ cần tính toán lượng ăn phù hợp cho bé:

  • Bé ăn dặm 6 – 12 tháng: 40g gan/tuần. 
  • Bé trên 1 tuổi: 70g gan/tuần chia ra làm 2 bữa.

3 – Gợi ý một số món ăn làm từ pate cho bé: Pate sẽ giúp bữa ăn dặm của bé trở nên phong phú, bật mí cho mẹ một số món ăn thơm ngon phù hợp cho bé yêu nhà mình nhé: Mì xào pate, cháo nấu gà xào pate, pate sốt cà chua, trứng rán pate,… cho bé yêu thưởng thức. 

Bé hào hứng trước bữa ăn dặm của mẹ 
Bé hào hứng trước bữa ăn dặm của mẹ

1.6. Trứng

Trứng – thực phẩm quen thuộc với mọi gia đình cũng chính là món ăn được các bé vô cùng yêu thích bởi mùi vị thơm ngon, béo ngậy. Không những thế, quả trứng nhỏ ấy còn có thể hỗ trợ mẹ bổ sung sắt cho bé yêu nữa đấy.

Trứng tuy nhỏ bé nhưng lại vô cùng bổ dưỡng đó ạ 
Trứng tuy nhỏ bé nhưng lại vô cùng bổ dưỡng đó ạ

1 – Hàm lượng sắt trong trứng: Theo những nghiên cứu đã được công bố, trứng là thực phẩm chứa khá nhiều chất sắt, 100g trứng gà có thể chứa tới 2.7mg sắt và trứng vịt là 3.2mg sắt cần cho sự phát triển của bé yêu.

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram trứng mỗi ngày? Trứng – thực phẩm giàu dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, với hàm lượng dinh dưỡng quá cao, ăn quá nhiều sẽ làm bé đầy bụng, khó tiêu và rối loạn tiêu hoá. Mẹ theo dõi lượng trứng phù hợp cho bé dưới đây nhé!

  • Bé 6 – 7 tháng tuổi: Nửa lòng đỏ trứng/bữa vào 2 – 3 lần/tuần. 
  • Bé 8 – 12 tháng: 1 lòng đỏ/bữa vào 3 – 4 bữa/tuần. 
  • Bé 1 – 2 tuổi: 3 – 4 quả trứng/tuần. 
  • Bé trên 2 tuổi: 1 quả/ngày.

3 – Gợi ý cho bé một số món ăn ngon từ trứng: Trứng thơm ngon, ngậy béo lại biến tấu được với nhiều thực phẩm và chế biến thành những món ăn ngon, bổ dưỡng, cực dễ làm như: cháo trứng cà rốt, cháo trứng đậu xanh, cháo trứng gà cà chua,… Mẹ tham khảo bài viết “Cháo trứng gà cho bé” để có thêm những kiến thức và bỏ túi được nhiều bí kíp nấu ăn hay cho bé nhé!

Cháo trứng vô cùng thơm ngon cho bữa ăn dặm của bé 
Cháo trứng vô cùng thơm ngon cho bữa ăn dặm của bé

1.7. Tôm

Tôm sẽ khiến mẹ bất ngờ bởi không chỉ giàu canxi, “anh bạn” này còn sở hữu lượng sắt đáng nể nữa đó. 

1 – Lượng sắt có trong tôm: Tôm là một hải sản được tiêu thụ phổ biến nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đặc biệt chứa nhiều chất sắt, trong 100g tôm nõn có thể chứa 0.8mg sắt cần cho sự phát triển của bé. 

Hàm lượng sắt trong tôm có làm mẹ bất ngờ?
Hàm lượng sắt trong tôm có làm mẹ bất ngờ?

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram tôm mỗi ngày? Trong lượng tôm phù hợp sẽ giúp bé cung cấp: sắt, kẽm và cả canxi,… nhưng nếu lệch khỏi quỹ đạo đang cân bằng, hấp thụ quá nhiều dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, khó tiêu,…). Chính vì vậy, mẹ nên tính toán lượng tôm phù hợp cho bé theo công thức sau:

  • Bé 6 tháng – 1 tuổi: 20g tôm/ngày.
  • Bé 1 – 2 tuổi: 50g tôm/ngày.
  • Bé 2 – 3 tuổi: 70g tôm/ngày.
  • Bé 3 – 4 tuổi: 100g tôm/ngày.

3 – Gợi ý món ăn chế biến từ tôm khiến bé yêu thích thú: Tôm là sự lựa chọn hoàn hảo giúp mẹ chế biến nhiều món cháo, súp hay bột ăn dặm cho bé: cháo tôm cà rốt, cháo tôm bí đỏ, súp tôm bí đỏ su hào, bột tôm rau dền,… 

Bé đã thích mê súp tôm từ lần thử đầu tiên
Bé đã thích mê súp tôm từ lần thử đầu tiên

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Mẹ cho bé thử khoảng 1 – 2 thìa trước khoảng 10 phút để xem bé có biểu hiện dị ứng tôm như mẩn đỏ, ngứa, khó chịu quấy khóc,… hay không. Nếu có, mẹ không cho bé ăn món này để tránh gây dị ứng hay ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con.

1.8. Sò điệp/nghêu/hàu

Những động vật thân mềm như sò, nghêu, hến, hàu, trai, ốc… không chỉ giúp mẹ tạo ra những món ăn lạ miệng cho bé ăn dặm mà còn giúp bữa ăn của bé thêm giàu chất sắt. Vậy mẹ còn chần chừ gì nữa mà không thêm ngay vào danh sách thực phẩm bổ sung sắt cho bé nhỉ. 

1 – Lượng sắt có trong sò điệp/nghêu/hàu: Thơm ngon là chưa đủ, những loài này còn vô cùng bổ dưỡng, nhiều sắt bởi 100g nghêu chứa 3mg sắt, cùng lượng đó hàu chứa khoảng 7mg sắt,… Ngoài ra, còn cung cấp nhiều vitamin (B12, C,…) cùng nhiều khoáng chất (kẽm, canxi, magie,…) cho cơ thể nữa đó. 

Những động vật thân mềm tạo ra bữa ăn lạ miệng lại giàu sắt cho bé 
Những động vật thân mềm tạo ra bữa ăn lạ miệng lại giàu sắt cho bé

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram mỗi ngày? Từ tháng thứ 7 bé đã có thể ăn các thực phẩm này tuy nhiên cần tính toán hợp lý lượng ăn mỗi ngày bởi hàm lượng protein quá cao có thể khiến bé khó hấp thu, dễ gây dị ứng:

  • Bé 7 tháng – 3 tuổi: 30 – 40g thực phẩm/ngày, chia thành nhiều bữa. 
  • Bé trên 4 tuổi: 100 – 120g thực phẩm/ngày. 

3 – Gợi ý một số món ăn ngon cho bé: Mẹ vào bếp và trổ tài làm những món ăn ngon cho bé từ thực phẩm này, bé yêu sẽ thích thú lắm đấy: cháo hàu sữa, cháo hàu khoai lang, cháo nghêu nấm rơm, cháo nghêu đậu xanh, cháo sò điệp,…

Lưu ý nhỏ: Tương tự như tôm, sò điệp cũng dễ gây dị ứng với bé dưới 1 tuổi. Mẹ thử dị ứng cho bé, đảm bảo bé không bị dị ứng với món ăn này nhé!

1.9. Cá ngừ

Cá ngừ đại dương làại thực phẩm bổ dưỡng có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhắc tới cá ngừ không thể không nhắc tới hàm lượng sắt cũng như tác dụng bổ máu, ngăn ngừa thiếu máu. 

Cá ngừ đại dương - thực phẩm bổ dưỡng có hàm lượng dinh dưỡng cao
Cá ngừ đại dương – thực phẩm bổ dưỡng có hàm lượng dinh dưỡng cao

1 – Hàm lượng sắt trong cá ngừ: Cá ngừ cực kỳ giàu sắt, 85g cá ngừ chứa tới 1.4mg sắt cung cấp 8% nhu cầu của cơ thể. Không những thế, cá còn chứa nhiều omega 3, niacin, selen và vitamin B12 giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe cho bé. 

2 – Nên ăn bao nhiêu gram cá ngừ mỗi ngày? Cá ngừ đem đến những lợi ích “bất ngờ” tuy nhiên chỉ nên cho bé ăn 100g cá ngừ/tuần bởi trong cá ngừ chứa một lượng nhỏ thủy ngân, khi ăn quá nhiều cơ thể sẽ khó đào thải chất độc nguy hại này, gây ra ngộ độc.

3 – Gợi ý một số món ăn ngon chế biến từ cá ngừ: Cá ngừ thơm ngon, béo ngậy lại giàu dinh dưỡng nên luôn là cảm hứng sáng tạo trong gian bếp của mẹ.Gợi ý một số món ăn ngon chế biến từ cá ngừ mà bé thích mê cho mẹ đây: cháo cá ngừ cà rốt, cháo cá ngừ khoai tây, cháo cá ngừ khoai môn, cháo cá ngừ bí đỏ,… 

Cá ngừ thơm ngon, béo ngậy luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo trong gian bếp của mẹ
Cá ngừ thơm ngon, béo ngậy luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo trong gian bếp của mẹ

1.10. Cá tuyết

Cá tuyết là niềm kiêu hãnh của biển Đại Tây Dương, góp phần tạo ra “linh hồn” cho các món ăn bởi hương vị thơm ngon, ngậy béo cùng hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt giàu chất sắt. 

1 – Hàm lượng sắt trong cá tuyết: Trong 100g cá tuyết chứa khoảng 0.8mg sắt và các protein, canxi, vitamin A, EPA và DHA cần cho sự phát triển của bé. 

Cá tuyết hỗ trợ giúp mẹ bổ sung sắt cho bé 
Cá tuyết hỗ trợ giúp mẹ bổ sung sắt cho bé

2 – Nên ăn bao nhiêu gram cá tuyết mỗi ngày? Cá tuyết ngon tuyệt lại vô cùng bổ dưỡng tuy nhiên chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g cá tuyết/tuần để giúp bé đảm bảo hấp thu và hạn chế tình trạng khó tiêu, táo bón, rối loạn tiêu hóa khi ăn quá nhiều. 

3 – Gợi ý một số món ăn ngon chế biến từ cá tuyết: Nguyên liệu là cá tuyết thơm ngon với từng thớ thịt trắng và mềm, giàu hương vị thiên nhiên, mẹ sẽ trở tài làm món gì cho bé đây Gợi ý một số món ngon từ cá tuyết cho mẹ: súp cá tuyết khoai lang bắp ngọt, súp cá tuyết bông cải xanh, súp cá tuyết bí đỏ phô mai,… 

1.11. Cá thu

Cá thu là thực phẩm nổi tiếng với nguồn protein, acid béo và omega 3 và đặc biệt rất giàu chất sắt đó mẹ. 

Cá thu - thực phẩm bổ sung sắt không thể thiếu 
Cá thu – thực phẩm bổ sung sắt không thể thiếu

1 – Hàm lượng sắt trong cá thu: Trong 100g cá thu có thể tìm thấy tới 1.2mg sắt cùng nhiều khoáng chất, protein và một lượng lớn vitamin B12, B2, PP. 

2 – Nên ăn bao nhiêu gram cá tuyết mỗi ngày? Cá thu chứa chất béo chưa được hòa tan sẽ giúp các bé dễ hấp thu hơn tuy nhiên để hạn chế tình trạng dị ứng cũng như ngộ độc thủy ngân, mẹ chỉ nên cho bé ăn 100g cá thu/tuần thôi nhé! 

3 – Gợi ý một số món ăn ngon chế biến từ cá thu: Gợi ý cho mẹ một số món ngon chế biến từ cá thu giúp thực đơn ăn dặm của bé thêm sinh động: cháo cá thu rau muống, cháo cá thu bí đỏ, cháo cá thu khoai lang, cháo cá thu nấu súp lơ xanh,…

Bữa ăn tuyệt vời từ cá thu khiến bé thích mê
Bữa ăn tuyệt vời từ cá thu khiến bé thích mê

2. Thực phẩm giàu sắt ở dạng non – heme

Bật mí cho mẹ một số thực phẩm giàu sắt non-heme đổi bữa cho bé yêu: 

2.1. Cải bó xôi

Cải bó xôi ít calo nhưng lại cung cấp nhiều lợi cho sức khỏe đặc biệt nếu mẹ đang muốn bổ sung sắt cho bé yêu thì đây sẽ là lựa chọn cực kỳ phù hợp cho mẹ đấy!

1 – Lượng sắt có trong cải bó xôi: Thật ngạc nhiên bởi trong cải bó xôi có chứa lượng sắt vô cùng lớn, 100g cải bó xôi có thể chứa tới 2.71mg kẽm, cung cấp khoảng 34% lượng sắt cơ thể yêu cầu mỗi ngày. 

Không chỉ ít calo, cải bó xôi còn cực kỳ giàu sắt đó ạ 
Không chỉ ít calo, cải bó xôi còn cực kỳ giàu sắt đó ạ

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram cải bó xôi mỗi ngày? Rau cải bó xôi là một thực phẩm tốt cho sự phát triển của bé. Chất xơ, khoáng chất, vitamin đặc biệt là chất sắt sẽ hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh và lớn khôn. Chính vì vậy, mẹ cần cân nhắc điều chỉnh và cho bé ăn ít nhất 3 lạng rau mỗi ngày. 

3 – Gợi ý một số món ăn từ cải bó xôi: Có thể mẹ chưa biết, cải bó xôi có khả năng kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau để tạo ra nhiều món ngon ăn dặm cho bé lắm đấy: cháo tôm rau bina, súp thịt cà rốt cải bó xôi, cháo cải bó xôi yến mạch,…

2.2. Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan là nguồn bổ sung sắt lý tưởng cho những người ăn chay lượng sắt cao trong đậu sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu sắt mà cơ thể cần mỗi ngày. 

Đậu Hà Lan giàu sắt, khoáng chất và các vitamin 
Đậu Hà Lan giàu sắt, khoáng chất và các vitamin

1 – Lượng sắt có trong đậu Hà Lan: Trong 100g đậu Hà Lan thường chứa tới gần 2mg sắt (đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sắt cơ thể cần). Ngoài ra, đậu Hà Lan cũng là nguồn cung cấp folate, magie, kali các tác dụng hỗ trợ tim mạch, cân bằng chất xơ, giảm viêm nhiễm dị ứng. 

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram đậu Hà Lan mỗi ngày? Đậu Hà Lan dù tốt cho sức khỏe nhưng ăn nhiều dễ gây đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy, mẹ kiểm soát và cân nhắc khẩu phần ăn tối đa khoảng 100g mỗi ngày cho bé thôi mẹ nhé!

3 – Gợi ý một số món ăn chế biến từ đậu Hà Lan: Đậu Hà Lan cực dễ ăn nên được sáng tạo thành nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn và phù hợp với mọi độ tuổi: Cháo sườn đậu Hà Lan, cháo tôm đậu Hà Lan, súp đậu Hà Lan, mứt đậu Hà Lan,… 

Đậu Hà Lan được sáng tạo thành nhiều món ăn hấp dẫn và phù hợp với mọi độ tuổi
Đậu Hà Lan được sáng tạo thành nhiều món ăn hấp dẫn và phù hợp với mọi độ tuổi

2.3. Khoai lang

Bỏ quên khoai lang khi kể đến những thực phẩm giàu sắt là một thiếu sót lớn. Sở hữu hương vị thơm ngon, ngọt bùi, khoai lang còn vô cùng giàu dinh dưỡng điển hình là chất sắt trong thực phẩm. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu về loại củ đặc biệt này nhé!

1 – Lượng sắt trong khoai lang: Khoai lang là thực phẩm có tác dụng bổ sung chất sắt hữu hiệu cho bé yêu bởi trong 100g khoai lang có thể chứa tới 3.2mg sắt đó mẹ. 

Khoai lang - lựa chọn tuyệt vời cho bé ăn dặm 
Khoai lang – lựa chọn tuyệt vời cho bé ăn dặm

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày? Khoai lang là thực phẩm quen thuộc và được nhiều bé ưa thích tuy nhiên cần tránh ăn quá nhiều hay quá ít một loại thực phẩm sẽ gây hại tới sức khoẻ, mẹ nên cho bé thưởng thức khoảng 100g khoai lang mỗi ngày để cân bằng dưỡng chất phù hợp. 

3 – Gợi ý một số món ăn thơm ngon từ khoai lang cho bé yêu: Với một nguyên liệu vô cùng thơm ngon và ngậy béo, mẹ có thể trổ tài làm nhiều món ngon cho bé: cháo khoai lang cà rốt, cháo khoai lang sữa, súp khoai lang hầm rau củ, cháo cá khoai lang, bánh khoai lang đậu xanh,…

2.4. Chanh dây

Chanh dây là một loại trái cây nhiệt đới được nhiều mẹ và bé ưa chuộng. Mặc dù trái chanh dây nhỏ nhắn nhưng lại rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và các hợp chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là chất sắt đó mẹ. 

Chanh dây - loại quả nhiệt đới giàu sắt được mẹ ưa dùng 
Chanh dây – loại quả nhiệt đới giàu sắt được mẹ ưa dùng

1 – Lượng sắt có trong chanh dây: Cơ thể thường khó hấp thu sắt từ thực vật tuy nhiên chất sắt trong chanh dây lại vô cùng giàu vitamin C cùng một số chất tăng cường khả năng hấp thu sắt. Thông thường, trong 100g chanh dây có thể chứa 1.6mg sắt, đây hẳn là loại thực phẩm bổ sung sắt không thể thiếu trong thực đơn của con rồi.

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram chanh dây mỗi ngày? Chanh dây tuy mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ, nhưng không nên dùng lạm dụng quá nhiều trong ngày. Mỗi ngày mẹ chỉ nên dùng 1 – 2 quả chanh dây là đủ. 

3 – Gợi ý một số món ăn thơm ngon chế biến từ chanh dây cho bé: Mùi vị thơm ngon của chanh leo sẽ khiến bé yêu thích thú, một số bí quyết chế biến món ngon cho bé: bánh flan chanh leo, sữa chua chanh leo, cháo tôm sốt chanh leo, cháo cá hồi sốt chanh dây,…

Bánh flan chanh leo thơm ngon, bé thích mê 
Bánh flan chanh leo thơm ngon, bé thích mê

2.5. Bông cải xanh

Là con cháu trong gia đình họ Cải, bông cải xanh cũng giống như các thành viên khác đều là nguồn cung cấp sắt khá tốt cho cơ thể. 

1 – Lượng sắt có trong bông cải xanh: Bông cải xanh là nguồn hấp thụ sắt tốt, trong 100g bông cải xanh nấu chín có thể chứa tới 1.5mg sắt. Ngoài ra, bông cải xanh còn cực kỳ giàu khoáng chất (canxi, crom, magie,…) và nhiều vitamin (K, C, A,…) tốt cho sức khỏe của bé nữa đó mẹ. 

Bông cải xanh đáp ứng nhu cầu sắt cần thiết cho cơ thể
Bông cải xanh đáp ứng nhu cầu sắt cần thiết cho cơ thể

2 – Nên ăn bao nhiêu gram bông cải xanh mỗi ngày? Giống như các loại rau khác, mẹ cần chú ý bổ sung khoảng 3 lạng rau mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất xơ và các chất dưỡng chất cần thiết, kích thích hấp thu, tiêu hoá, làm giảm tình trạng táo bón ở bé. 

3 – Gợi ý một số món ăn từ bông cải xanh: Bông cải xanh là một trong những “siêu thực phẩm” cực tốt cho bé ở thời kỳ ăn dặm, bật mí những món ăn ngon, bổ dưỡng từ bông cải xanh: cháo bông cải xanh thịt bò, súp bông cải xanh bí ngô, cháo súp lơ thịt gà xay, cháo mực lơ xanh,…

2.6. Chocolate đen và bột ca cao

Vị hương vị ấn tượng và quyến rũ, Chocolate và bột ca cao không chỉ kích thích vị giác của bé mà còn khiến mẹ hài lòng về khả năng lượng sắt bổ sung cho bé. 

Chocolate sẽ khiến mẹ hài lòng về lượng sắt bổ sung cho bé
Chocolate sẽ khiến mẹ hài lòng về lượng sắt bổ sung cho bé

1 – Lượng sắt có trong Chocolate đen và bột cacao: Chocolate đen là một giải pháp cho bệnh thiếu máu, hỗ trợ lưu thông và tuần hoàn máu bởi trong 100g Chocolate chứa tới 17g sắt, một thành phần quan trọng trong quá trình tạo máu. 

2 – Nên ăn bao nhiêu gam chocolate mỗi ngày? Chocolate ngon tuyệt lại giàu dinh dưỡng phù hợp với các bé 24 tháng tuổi tuy nhiên mẹ cần hạn chế lượng chocolate tối đa 28g/ngày (khoảng 1 thanh nhỏ) cho bé bởi hàm lượng calo quá cao cùng lượng cafein trong thực phẩm sẽ không tốt cho sức khỏe của bé yêu.

3 – Gợi ý một số món ăn ngon tuyệt từ chocolate đen và bột cacao: Chocolate đen có vị đắng nên bé thường không thích ăn tực tiếp. Mẹ làm một số món bánh ăn dặm: bánh chocolate lúa mạch, bánh chocolate hạnh nhân,… chắc chắn sẽ khiến bé yêu thích mê đó mẹ. 

2.7. Củ cải đường

Củ cải đường được biết đến với tác dụng chống lại căn bệnh thiếu máu bởi chứa hàm lượng sắt khá cao. Cùng tìm hiểu về thực phẩm giàu dinh dưỡng này nhé!

Củ cải đường và những công dụng thần kỳ 
Củ cải đường và những công dụng thần kỳ

1 – Lượng sắt có trong củ cải đường: Củ cải đường không chỉ thơm mềm, ngọt dịu, dễ ăn mà còn vô cùng giàu sắt nữa, trong 100 củ cải đường thì có tới 1.1mg sắt. Củ cải đường là lựa chọn hoàn hảo khi mẹ muốn thay thế bổ sung sắt từ thịt sang rau củ quả. 

2 – Nên ăn bao nhiêu gram củ cải đường mỗi ngày? Mang công dụng như “thần dược” tuy nhiên ăn quá nhiều củ cải đường cũng sẽ gây ra tác dụng xấu tới hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn của bé. Vậy để đem lại lợi ích sức khỏe, mẹ chỉ nên cho bé ăn 50 – 60g củ cải/bữa và 1 – 2 bữa/tuần. 

3 – Gợi ý một số món ăn ngon từ củ cải đường: Gợi ý cho mẹ một số món ăn ngon từ củ cải đường mà bé yêu thích mê: cháo củ cải thịt nạc, cháo củ cải tim cật, cháo thịt bò xào củ cải trắng,…

Món ăn từ củ cải đường bé thích mê 
Món ăn từ củ cải đường bé thích mê

2.8. Những thực phẩm làm từ lúa mì 

1 – Hàm lượng sắt trong thực phẩm làm từ lúa mì: Thực phẩm làm từ lúa mì (bánh mì trắng, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc/yến mạch,…) là một trong những “siêu thực phẩm” giàu sắt cho bé đấy mẹ. Có thể nói như vậy bởi hàm lượng sắt trong các thực phẩm này đều khá cao: 2.5mg sắt/100g ngũ cốc yến mạch, 2.2mg sắt/100g bánh mì trắng,…

2 – Nên ăn bao nhiêu gram thực phẩm làm từ lúa mì: Bổ sung những thực phẩm làm từ lúa mì vào thực đơn là cách để bảo vệ và chống lại nguy cơ thiếu máu ở bé sơ sinh. Chính vì vậy, mẹ nên cho bé ăn khoảng 15 – 20g/ngày và kết hợp xen kẽ với nhiều loại thực phẩm, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.

3 – Gợi ý một số món ăn từ thực phẩm làm từ lúa mì: Mách mẹ một số món ăn ngon giúp bé đổi bữa mỗi ngày, bé ăn ngon mẹ an tâm: cháo yến mạch, đậu hũ non yến mạch, bánh tôm ngũ cốc, bột bí đỏ ngũ cốc,…

Thực phẩm từ lúa mì là một trong những ”siêu thực phẩm” giàu sắt
Thực phẩm từ lúa mì là một trong những ”siêu thực phẩm” giàu sắt

2.9. Gạo lứt 

Gạo lứt – 1 thực phẩm ấn tượng của thế kỷ 21 bởi những công dụng “thần kỳ” và hàm lượng dinh dưỡng mà thực phẩm mang lại. 

1 – Hàm lượng sắt có trong gạo lứt: Gạo lứt luôn có chỗ đứng trong “top” các loại gạo giàu sắt nhất bởi 100g gạo lứt có tới 0.4mg sắt cần thiết cho sự phát triển của bé. 

Gạo lứt luôn có chỗ đứng trong “top” các loại gạo giàu sắt
Gạo lứt luôn có chỗ đứng trong “top” các loại gạo giàu sắt

2 – Nên ăn bao nhiêu gram gạo lứt mỗi ngày: Gạo lứt là gạo nguyên cám có mầm gạo nên thường chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, vì vậy mẹ nên chuẩn bị 1 – 2 bữa gạo lứt/tuần cho bé,mỗi bữa khoảng 30g gạo để hỗ trợ bổ sung dưỡng chất tự nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. 

3 – Gợi ý một số món ăn chế biến từ gạo lứt: Bổ sung thực đơn một số món ăn từ gạo lứt giúp bữa ăn dặm của bé không còn nhàm chán: cháo gạo lứt thịt băm, phở gạo lứt, cháo bò gạo lứt, cháo gạo lứt cá hồi cà rốt,…

2.10. Dâu tây

Dâu tây là loại quả có mùi thơm đặc trưng, mùi vị chua chua ngọt ngọt được cả người lớn và trẻ nhỏ ưa chuộng. Dâu tây mang vẻ ngoài sần sùi nhưng chứa hàm lượng dưỡng chất bên trong “không phải vừa” đâu nhé, chứa nhiều nguyên tố (sắt, magie, kali,…) và vitamin (B9, C,…) phong phú. 

Bé thích thú trước mùi vị chua chua ngọt ngọt của dâu tây
Bé thích thú trước mùi vị chua chua ngọt ngọt của dâu tây

1 – Lượng sắt có trong dâu tây: Trên thực tế, dâu tây không có quá nhiều sắt tuy nhiên vẫn chứa lượng sắt tối thiểu phù hợp với nhu cầu hằng ngày khoảng 0.4mg sắt/100g dâu tây. 

2 – Nên ăn bao nhiêu gram dâu tây mỗi ngày? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ có thể cho bé thưởng thức khoảng 200g dâu khi đã 1 tuổi bởi thành phần acid trong dâu tây dễ khiến bé bị dị ứng hoặc mắc nghẹn khi sơ chế không kỹ.

3 – Gợi ý một số món ngon chế biến từ dâu tây: Dâu tây có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm để đem đến nhiều món ngon lại cực kỳ bổ dưỡng cho bé: sinh tố dâu tây sữa chua, bánh flan dâu tây, sữa chua dâu tây dầm,…

Hẳn bé sẽ thích sữa chua dâu tây dầm lắm đó
Hẳn bé sẽ thích sữa chua dâu tây dầm lắm đó

2.11. Nho khô

Nho khô với vị ngọt thơm từ tự nhiên và hàm lượng dưỡng chất đem lại, nho khô sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp mẹ bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé đó ạ. 

1 – Lượng sắt có trong nho khô: Mẹ sẽ bất ngờ lắm đấy, hàm lượng sắt trong nho khô gần như đứng đầu bảng với 2.1mg sắt/100g nho khô. Vì vậy, có thể nói đây là một sự lựa chọn hoàn hảo nếu mẹ muốn bổ sung sắt cho bé bằng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Nho khô giàu sắt hẳn sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn dặm của bé
Nho khô giàu sắt hẳn sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn dặm của bé

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram nho khô mỗi ngày? Nho khô vừa ngon lại bổ dưỡng tuy nhiên mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 30g nho khô mỗi ngày để hạn chế ảnh hưởng tới đường tiêu hóa của bé (gây khó tiêu, táo bón,…).

3 – Gợi ý một số món ngon chế biến từ nho khô: Nhờ khả năng kích thích vị giác, nho khô thường được kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau để tạo nên hương vị đặc sắc cho từng món ăn. Góc của mẹ sẽ bật mí những món ăn ngon chế biến từ nho khô mà bé yêu vô cùng thích thú: bánh bông lan nho khô, bánh quy nho khô, sữa yến mạch nho khô,…

2.12. Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây được ưa thích vào mùa hè bởi hương vị ngọt thơm, thanh mát. Nhưng không chỉ thơm ngon, dưa hấu còn vô cùng giàu chất sắt nữa đấy. 

Không chỉ thơm ngon, dưa hấu còn vô cùng giàu sắt
Không chỉ thơm ngon, dưa hấu còn vô cùng giàu sắt

1 – Lượng sắt có trong dưa hấu: Trong 1 cốc nước ép dưa hấu (100ml) có thể chứa 0.4mg sắt cùng nhiều vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn.

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram dưa hấu mỗi ngày? Dưa hấu không chỉ dễ ăn mà còn cực kỳ bổ dưỡng, tuy nhiên ăn quá nhiều dưa hấu lại chính là nguyên nhân gây khó tiêu, trướng bụng và buồn nôn đấy, vì vậy mẹ cân nhắc lượng dưa phù hợp theo tuổi cho bé: 

  • Bé 6 – 8 tháng tuổi: 20g dưa hấu/ngày
  • Bé 9 – 12 tháng tuổi: 50g dưa hấu/ngày

3 – Gợi ý một số món ngon từ dưa hấu: Một số món ăn chế biến từ dưa hấu khiến bé “mê mẩn” từ lần thử đầu tiên: sữa chua dưa hấu dầm, pudding dưa hấu, salad dưa hấu,…

2.13. Sung sấy không hoặc sung tươi

Quả sung giống như “người bạn nhỏ” của trẻ em tuy nhiên chắc hẳn không phải ai cũng biết, sung rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, chất khoáng và đặc biệt là nguồn sắt có trong loại quả bổ dưỡng này. 

Nguồn sắt giàu có trong quả sung thân thuộc 
Nguồn sắt giàu có trong quả sung thân thuộc

1 – Lượng sắt trong quả sung: Sung mang trong mình hàm lượng sắt khá cao 100g sung tươi có thể chứa khoảng 0.6mg sắt và với cũng cùng khối lượng sung sấy sẽ chứa 1mg sắt. 

3 – Bé nên ăn bao nhiêu gam sung mỗi ngày? Để hỗ trợ bổ sung lượng sắt cần thiết, mỗi ngày mẹ có thể cho bé ăn 2 – 3 quả (khoảng 20g). 

4 – Gợi ý một số món ăn từ sung cho bữa ăn dặm của bé: Gợi ý cho mẹ một số món ăn từ sung làm phong phú bữa ăn dặm của bé: cháo sung, sung kho thịt, mứt sung, sung khô ngâm,…

2.14. Chà là sấy khô hoặc chà là tươi

Chà là sinh ra như một loại quả quý bởi những chà là chính là nguồn sắt, canxi, magie và vitamin tuyệt vời. 

Sẽ là thiếu sót nếu bỏ quên chà là khỏi thực đơn ăn dặm bổ sung sắt của bé
Sẽ là thiếu sót nếu bỏ quên chà là khỏi thực đơn ăn dặm bổ sung sắt của bé

1 – Hàm lượng sắt có trong chà là: Trong 100g chà là có tới 1.5mg sắt. Chính vì vậy, sẽ là một thiếu sót lớn khi bỏ quên chà là ra khỏi thực đơn ăn dặm của bé đó mẹ. 

2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram chà là mỗi ngày? Mỗi ngày cho bé thưởng thức 2 – 3 quả chà là để nhận vô vàn lợi ích cho sức khỏe, ngoài bổ sung sắt, chà là còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng sinh phát triển xương và có tác dụng tốt cho hệ thần kinh.

3 – Gợi ý một số món ăn chế biến từ chà là: Chà là – 1 loại quả giàu dưỡng chất vừa có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ngon, bổ dưỡng mà dễ làm như: bánh bao chà là, bánh yến mạch chà là, bánh quy chà là,…

2.15. Lựu

Sắc đỏ tươi bắt mắt của lựu cùng mùi vị thơm ngon khiến bé yêu thích mê. Lựu là loại quả quen thuộc cực kỳ giàu vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất sắt. 

Lựu thơm ngon lại vô cùng giàu sắt 
Lựu thơm ngon lại vô cùng giàu sắt

1 – Hàm lượng sắt có trong lựu: Trong 100g lựu sẽ chứa khoảng 0.3mg sắt cùng với lượng lớn vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt từ thực vật, chính vì vậy lựu giúp cơ thể cải thiện chất lượng máu cũng như hạn chế tình trạng thiếu máu ở bé sơ sinh. 

2 – Nên ăn bao nhiêu gram lựu mỗi ngày? Lựu rất tốt cho sự phát triển cũng như phòng ngừa nhiều bệnh cho bé tuy nhiên ăn quá nhiều lựu sẽ khiến bé yêu bị nóng trong đó mẹ, vì vậy, chỉ nên bổ sung cho bé mỗi ngày 1/4 quả lựu hay 50ml nước ép lựu. 

3 – Gợi ý một số món ăn chế biến từ lựu: Gợi ý những món ngon và thức uống được chế biến từ trái lựu để mẹ luân phiên thay đổi, sử dụng thường xuyên mà không sợ bé ngán nhé: nước ép lựu chanh tươi, siro lựu, bánh flan lựu, lựu nấu súp rau củ,…

Bé thích thú khi bữa ăn có lựu 
Bé thích thú khi bữa ăn có lựu

3. Cách bổ sung sắt khoa học từ chuyên gia

Theo độ tuổi mà nhu cầu sắt hàng ngày của bé cũng dần thay đổi: 

  • Bé 0 – 6 tháng tuổi: cần 0.27 miligam (mg)/ngày
  • Bé 6 – 12 tháng tuổi: cần 11mg/ngày
  • Bé từ 1 – 3 tuổi: cần 7mg/ngày
  • Bé từ 4 – 8 tuổi: cần 10mg/ngày

Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho thấy, tính đến năm 2015 có tới khoảng 300 triệu bé trên khắp thế giới có dấu hiệu thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên ngược lại với thiếu sắt, thừa sắt sẽ tạo áp lực cho gan, quá tải tuần hoàn, tổn thương khớp gây ra tình trạng suy nhược, mệt mỏi, yếu người, đau khớp, đau bụng,… Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung lượng sắt phù hợp theo cùng độ tuổi để bé yêu phát triển cao lớn khỏe mạnh. 

Theo độ tuổi mà nhu cầu sắt của bé có sự thay đổi 
Theo độ tuổi mà nhu cầu sắt của bé có sự thay đổi

Mong rằng đọc tới đây, mẹ đã hiểu được tầm quan trọng của sắt cũng như bỏ túi được những thực phẩm giàu sắt cho bé. Nếu mẹ còn băn khoăn thắc mắc, đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận bên dưới để Góc của mẹ giúp mẹ giải đáp nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “25+ thực phẩm giàu sắt cho bé thông minh, tăng cường miễn dịch”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

13 Thực phẩm sai lầm cần tránh khi cho bé ăn dặm!
13 Thực phẩm sai lầm cần tránh khi cho bé ăn dặm!
Việc ăn dặm và dinh dưỡng là vấn đề mà bố mẹ quan tâm và lo lắng nhất trong quá trình ăn dặm của trẻ. Do vậy bố mẹ luôn đặt câu hỏi những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm là gì? Bài viết dưới đây Góc của mẹ sẽ đưa ra thông tin […]
10 loại thực phẩm giàu vitamin C cho bé- Mẹ không thể bỏ qua
10 loại thực phẩm giàu vitamin C cho bé- Mẹ không thể bỏ qua
Vitamin C đóng vai trò quan trọng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên các Mẹ còn nhiều lo lắng vì không nắm được kiến thức và các nhóm thực phẩm chứa Vitamin C cho bé. Hiểu được nỗi lo này, Mamamy xin gợi ý cho các Mẹ một số lợi ích của Vitamin C và […]
Top thực phẩm giàu sắt và cách bổ sung đúng cách cho trẻ
Top thực phẩm giàu sắt và cách bổ sung đúng cách cho trẻ
Sắt là khoáng chất có tầm quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là với sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc lựa chọn thực phẩm không đúng cách có thể khiến bé dễ bị thiếu sắt đi kèm với những hệ quả khác. Vì vậy, lựa chọn thực phẩm giàu sắt […]
Giỏ hàng 0