Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tất tần tật về bé 2 tuổi giúp mẹ thấu hiểu con hơn

Bé 2 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng của con. Vậy cha mẹ cần chăm sóc con như thế nào? Làm thế nào để con khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Cha mẹ cùng xem chi tiết qua bài viết dưới đây. 

1. Sự phát triển của bé 2 tuổi

Xem thêm: BÉ 2 TUỔI BIẾT LÀM GÌ: 7 LƯU Ý ĐỪNG BỎ QUA MẸ ƠI!

1.1. Con biết tự điều khiển cơ thể thành thạo 

Bé 2 tuổi là lúc cơ thể bé đã thành thục trong việc di chuyển
Bé 2 tuổi là lúc cơ thể bé đã thành thục trong việc di chuyển

Bé 2 tuổi là lúc cơ thể bé đã thành thục trong việc di chuyển vì thế con sẽ thường xuyên thích thú và tò mò tham gia các hoạt động xung quanh cuộc sống của mình. 

  • Bé có thể vừa đi, vừa kéo đồ chơi đi theo sau mình. Điều này làm bé cảm thấy thích thú và mới lạ. Mẹ hãy lựa chọn đồ chơi cho bé 2 tuổi cho phù hợp nhé!
  • Khả năng cầm nắm của trẻ lúc này tương đối tốt vì thế thay vì mang theo số lượng đồ chơi nhỏ thì bé rất thích khám phá khi tự mình cầm theo hoặc kéo nhiều đồ chơi đi cùng mình. 
  • Hoạt động chạy nhạy là sự phát triển tất yếu của bé hai tuổi, lúc này năng lượng của con cũng rất nhiều nên việc chạy nhảy cũng giúp con tiêu hao bớt nguồn năng lượng này. 
  • Bé 2 tuổi rất tò mò và muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Lúc này con đã nhận thức rõ ràng đồ vật do dó trẻ có thể biết kiễng chân, với tay để lấy những đồ vật trên cao không nằm trong vòng tay của mình. 
  • Những trái bóng lúc này rất thu hút trẻ khi chúng di chuyển lăn tròn. Vì thế bé có thể làm theo hành vi của người lớn đó là đá bóng. 
  • Giai đoạn này bé cũng đã có thể tự mình thực hiện các động tác leo trèo trên đồ dùng như bàn ghế, hoặc bước lên xuống theo bậc cầu tháng mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ hay người lớn. 

 1.2. Kỹ năng dùng 2 tay thuần thục hơn

Bé 2 tuổi ngoài những kỹ năng bắt chước, con cũng đã có thể xử lý thành thạo các kỹ năng của bàn tay, ngón tay trong quá trình cầm nắm. 

  • Bàn tay bé đã có thể cầm nắm linh hoạt nên con hoàn toàn có thể cầm bút và vẽ theo bản năng và những thứ yêu thích của mình. 
  • Các đồ vật như chai, lọ có nút mở thì bé hai tuổi cũng sẽ biết mở nắp của lọ và lấy đồ vật bên trong ra ngoài bằng cách đổ, dốc ngược. 
  • Với các đồ chơi có hình khối, xếp hình trẻ có thể xếp tạo khối thuần thục. Xây dựng những hình khối yêu thích của mình. 
  • Bé cũng có thể sử dụng tay thuận của mình nhiều hơn tay còn lại để thực hiện các hoạt động thường ngày. 

1.3. Con của mẹ đã bắt đầu biết biểu lộ cảm xúc và ngôn ngữ

Bé 2 tuổi là lúc con bắt đầu biểu lộ cảm xúc và ngôn ngữ của chính mình rất rõ ràng và tự nhiên
Bé 2 tuổi là lúc con bắt đầu biểu lộ cảm xúc và ngôn ngữ của chính mình rất rõ ràng và tự nhiên

Bé 2 tuổi là lúc con bắt đầu biểu lộ cảm xúc và ngôn ngữ của chính mình rất rõ ràng và tự nhiên. 

  • Trong môi trường hàng ngày khi làm quen với các đồ vật nên lúc này bé có thể gọi tên các vật khi con muốn lấy hoặc sử dụng chúng. 
  • Trẻ hoàn toàn đã nhận biết và phân biệt được các bộ phận trên cơ thể của mình. Đồng thời với những người thân như bố mẹ, anh chị, ông bà trẻ cũng dễ dàng gọi tên và nhận diện khuôn mặt. 
  • Các từ bé 2 tuổi nói được đã bắt đầu dài hơn, biết bắt chước các từ ngữ thường được nghe thấy. 
  • Trẻ 0 – 3 tuổi là giai đoạn luôn tò mò và có nhiều tìm tòi với thế giới quan xung quanh nên lúc này cha mẹ có thể dạy con làm các công việc đơn giản như tự cầm cốc uống nước, sử dụng thìa để ăn cơm…

1.4. Bé phát triển nhận thức như thế nào?

Có lẽ cha mẹ cũng sẽ thắc mắc rằng bé 2 tuổi sẽ có nhận thức như thế nào trong thời kỳ này? Con giờ đây hoàn toàn đã bắt đầu thích nghi tốt hơn với môi trường sống xung quanh từ người thân cho tới đồ vật. 

  • Nếu cha mẹ chơi trò dấu đồ và yêu cầu con đi tìm trẻ cũng có thể dễ dàng tìm ra theo cảm nhận hoặc sự chỉ dẫn của mọi người. 
  • Bé 2 tuổi cũng đã phân biệt được các màu sắc mình được học hoặc các hình dạng, hình khối của đồ dùng, đồ vật xung quanh. 
  • Nhận thức lúc này của trẻ cũng rất rõ ràng về cảm quan với môi trường sống do đó con có thể bắt đầu biết làm nũng, biết giả vờ khi được hỏi, hoặc để thu hút sự quan tâm của mọi người. 

Mẹ xem thêm: Tâm lý bé 2 tuổi – Để con luôn được hạnh phúc

1.5. Trí tưởng tượng

Khi bé bước vào độ tuổi lên hai thì trí tưởng tượng của con trở lên phong phú vô cùng
Khi bé bước vào độ tuổi lên hai thì trí tưởng tượng của con trở lên phong phú vô cùng

Khi bé bước vào độ tuổi lên hai thì trí tưởng tượng của con trở lên phong phú vô cùng. Nếu trước đây con thường “bị động” hơn trong việc lắng nghe tiếp thu kiến thức từ cha mẹ thì nay con có thể chủ động thực hiện hành động theo suy nghĩ của mình. 

Cha mẹ có thể giúp con có thêm nhiều trí tưởng tượng hơn bằng một số hoạt động cụ thể như sau. 

Đọc sách cho con nghe: khi bé 2 tuổi được nghe những câu chuyện hành trình khám phá của các nhân vật trong truyện cũng giúp con có thể vừa tăng thêm vốn từ của mình cũng như giúp côn có thể tăng trí tưởng tượng của mình. Thông qua những mẩu truyện cho bé 2 tuổi, con có thể hình dung sự vật trong sách bằng những đồ dùng, đồ vật bên ngoài hoặc có đặc điểm tương tự như những thứ đã được nghe kể. 

Bên cạnh đó cha mẹ cũng có thể gắn kết với trẻ thông qua những câu chuyện chia sẻ với con trong cuộc sống. Điều này không không chỉ tăng khả năng về cả tư duy lẫn sáng tạo. Khi con được tự bản thân mình trải nghiệm thực tế với chính những nhân vật được nghe kể thì càng làm trẻ hào hứng thể hiện cá tính của bản thân để mô tả nhân vật đó. 

Khi bé 2 tuổi có những món đồ vật do chính mình làm ra thì cha mẹ nên hỏi con về ý nghĩa, màu sắc mà con vừa làm để giúp trẻ khẳng định được suy nghĩ của mình. Trẻ cũng sẽ rất vui vẻ nếu được cha mẹ động viên và khen ngợi về những sản phẩm mình đã làm. 

Dưới sự phát triển của internet ngày nay thì việc trẻ bị phụ thuộc vào các thiết  bị điện tử là rất dễ xảy ra. Vì thế cha mẹ cần luôn bên cạnh con, hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc của con để thay vào đó là các hoạt động vui chơi vừa gắn kết gia đình vừa phát triển cả tinh thần và thể chất của trẻ như cắm trại, làm vườn, cùng làm việc nhà hoặc nấu ăn cùng nhau….

1.6. Trật tự, quy củ

Giai đoạn này bé 2 tuổi cũng đã bắt đầu hình thành tính cách có kỷ luật hoặc trật tự của mình. Khi cha mẹ yêu cầu con thực hiện các hành vi có nề nếp thì trẻ cũng đã hiểu và có thể làm theo. 

  • Trẻ đã biết sử dụng bàn chải đánh răng dưới sự hướng dẫn của cha mẹ để vệ sinh răng miệng. 
  • Lựa chọn quần áo của mình để mặc, và sắp xếp cất gọn quần áo vào đúng nơi để hay chỗ được quy định. 
  • Bé 2 tuổi rất thích khám phá nên đồ chơi là vật dụng không thể thiếu của con. Trước đây cha mẹ thường phải thu dọn sau mỗi lần con chơi thì giờ đây bé đã có thể biết thu dọn gọn gàng để đúng chỗ sau khi chơi xong. 

1.7. Cách thể hiện tình cảm xã hội khi bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi đã biết bắt chước toàn bộ các biểu hiện diễn tả của những người xung quanh mình
Bé 2 tuổi đã biết bắt chước toàn bộ các biểu hiện diễn tả của những người xung quanh mình

Ngoài những cảm xúc của cá nhân mình thì bé 2 tuổi cũng đã bắt đầu có những nhận thức và biểu cảm rõ rệt về cảm xúc và tình cảm của bản thân mình với người khác. 

  • Bé 2 tuổi đã biết bắt chước toàn bộ các biểu hiện diễn tả của những người xung quanh mình. Do thường xuyên tiếp xúc nên cha mẹ, anh chị… người thân là những người bé trông thấy nhiều nhất vì thế mọi hành vi của người lớn đều được não bộ của bé ghi nhận và thông tin lại. Từ đó bé dù không hiểu rõ ý nghĩa nhưng sẽ luôn làm theo những hành động có sẵn được ghi nhớ của mình. 
  • Cha mẹ lúc này cũng không nên quá ép buộc bé thực hiện mọi ý muốn theo mình vì giờ đây con đã biết bộc lộ rõ cảm xúc của mình. Bé có thể muốn tự mình quyết định trong việc mặc quần áo gì, ăn gì và chơi gì…
  • Có một số cha mẹ sẽ cảm nhận được sự “ương bướng” của bé 2 tuổi. Nguyên nhân do là Bé đang dần thể hiện rõ hơn cá tính, tính cách của mình. 

1.8. Quyết tâm 

Có thể nói bé 2 tuổi có những bước đột phá hơn trong tính cách so với lúc bé mới được 1 tuổi. Ở cột mốc này bé sẽ thể hiện rõ những hành động và mong muốn của mình dù là nhỏ nhất. Bé sẽ khó lòng chiều hết theo mong muốn của bố mẹ. Chúng ta đôi khi không thể ngăn cản một hành động nào đó của bé 2 tuổi. 

  • Con có thể nhất quyết chọn mặc bộ quần áo mà mình yêu thích mà không quan tâm tới thời tiết bên ngoài. 
  • Trẻ có thể ném đồ vật khi giận giữ hoặc không được thực hiện theo ý muốn của chúng. 
  • Bé 2 tuổi có thể khóc hét, ăn vạ nêu không đạt được như mong muốn của mình. 
  •  Bé không muốn ăn, muốn uống những đồ ăn mà cha mẹ đã làm. 

Cha mẹ nên bình tĩnh xử lý trong các tình huống trên để bé có thể hiểu và làm theo. 

Bé 2 tuổi đã phát triển tốt về nhận thức 
Bé 2 tuổi đã phát triển tốt về nhận thức

Tất tần tật về sự phát triển của bé 2 tuổi

2. Dinh dưỡng mà bé 2 tuổi cần có

Xem thêm: DINH DƯỠNG CHO BÉ 2 TUỔI? 3 LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH MẸ CẦN BIẾT

2.1. Nhu cầu dưỡng chất cho bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi đã có chế độ ăn khá tương đồng với người trưởng thành. Lúc này con đã chuyển hẳn sang chế độ ăn cơm và cần được bổ sung đầy đủ cả 4 nhóm dưỡng chất để phát triển một cách khỏe mạnh. Mẹ cần chuẩn bị thực đơn cho bé 2-3 tuổi đầy đủ các nhóm dinh dưỡng sau:

  • Chất đạm 
  • Chất bột đường 
  • Chất béo 
  • Vitamin và khoáng chất 

Cha mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi biếng ăn cần có trong 1 ngày như sau: 

  • Thịt/tôm/cá: 150gr
  • Gạo: 200gr
  • Dầu: 30gr
  • Rau xanh: 40gr

Cha mẹ cũng nên xây dựng một thực đơn phong phú và một chế độ ăn phù hợp với sự phát triển về thể chất và tinh thần của con khi bé 2 tuổi.

  • Thay vì nấu cháo cho bé, chế độ ăn chuyển hẳn sang phần cơm, độ cứng hay nát tùy thuộc vào mức độ ăn của bé. 
  • Thay đổi các phần ăn đa dạng theo từng ngày, từng bữa.
  • Đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết. 
  • Ngoài các bữa ăn chính cần các bữa ăn phụ cùng sữa chua, sữa hút… 

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé 2 tuổi

2.2. Ăn đủ bữa chính với những món dễ tiêu

Bữa chính của bé 2 tuổi rất quan trọng vì đây là nguồn cung cấp chính dinh dưỡng cho cơ thể bé phát triển một cách khỏe mạnh. Lịch biểu thời gian chia ra các bữa ăn của bé như sau: 

  • Bữa ăn chính có thể căn cứ đánh giá là bữa lúc 11 – 12 giờ ( bữa trưa). 
  • Bữa ăn lúc 17 – 18 giờ (bữa chiều). 
  • Ngoài ra các bữa ăn phụ kèm theo vào lúc 7 giờ – 14h30 giờ – 20 giờ. 

Chế độ ăn của bữa chính, mẹ có thể tham khảo các món ăn ngon cho bé 2 tuổi: 

Thực đơn ăn sáng cho bé:

  • Cháo thịt, cháo sườn…
  • Sữa tươi, sữa đậu nành
  • Ngũ cốc. 
  • Trứng, bánh mì…. 
  • Trái cây

Thực đơn ăn trưa cho bé:

  • Cơm.
  • Phở, bún, cháo, miến…
  • Khẩu phần ăn gồm thịt, tôm, cua, cá…
  • Tráng miệng bữa trưa như sữa chua

Thực đơn ăn tối cho bé:

  • Cơm, bún, miến…
  • Nhóm các chất đạm: thịt, cá…
  • Rau xanh, củ quả…

Lưu lại ngay mẹ ơi:

Thực đơn cho bé 2 tuổi tăng chiều cao

11 cách làm đồ ăn cho bé 2 tuổi

2.3. Đảm bảo lượng sữa

Bé 2 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh chóng và quan trọng của bé vì thế ngoài việc ăn uống đủ dinh dưỡng gồm các nhóm dưỡng chất đầy đủ thì cha mẹ cũng nên cho con bổ sung thêm phần sữa. 

Sữa là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho bé, uống sữa sẽ tăng cường các khoáng chất như canxi và vitamin A điều này giúp cho bé 2 tuổi có cơ sở tốt nhất để phát triển về chiều cao, răng cũng như xương của mình. Vậy mẹ nên chọn sữa cho bé 2 tuổi như thế nào?

Bé lúc này đã có thể uống được sữa tươi, mẹ có thể bổ sung như sau: 

  • Mức sữa từ 200 – 300ml sữa tươi tương đương khoảng 2 ly sữa/ngày. 
  • Mức sữa từ 300 – 400ml sữa tươi tương đương khoảng 3 ly sữa/ngày.

Bên cạnh đó mẹ cũng có thể sử dụng sữa công thức, sức bột pha, sữa hộp có bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết khác.

2.4. Tập cho bé ăn cơm

Bé 2 tuổi đã chuyển sang chế độ ăn cơm, tuy nhiên phụ thuộc vào từng sự phát triển của từng bé thì mẹ nên bắt đầu tập bé ăn cơm một cách phù hợp nhất. 

Bé 2 tuổi ăn bao nhiêu cơm là đủ?

Lúc này con cũng đã mọc được khoảng 20 cái răng. Vì thế cơ hàm của bé đã thích nghi hoàn toàn việc ăn cơm từ nát cho tới độ cứng vừa phải. Khẩu phần ăn cơm mẹ có thể chia đều trong 2 bữa chính (bữa trưa và bữa tối) hàng ngày. 

Để bé không cảm thấy chán cơm mẹ cũng nên luân phiên thay đổi từ cơm hoặc cháo đặc để bé có cảm giác ngon miệng hơn. Mẹ có thể tham khảo một số thực đơn, chế độ ăn cho bé 2 tuổi của Viện dinh dưỡng quốc gia như sau: 

Thực đơn 1: 

  • Bữa sáng: Sữa đậu nành, bánh mì. 
  • Bữa trưa: cơm nát, trứng rán, thịt lợn trưng.
  • Bữa phụ: súp gà. 
  • Bữa chiều: phở bò, thịt bò xào. 

Thực đơn 2: 

  • Bữa sáng: Cháo gà, chuối. 
  • Bữa trưa: miến, canh rau ngót thịt, tôm.
  • Bữa phụ: bánh ngọt, sữa. 
  • Bữa chiều: cơm nát, thịt rán, cam (quýt). 

Thực đơn 3: 

  • Bữa sáng: phở bò, đu đủ. 
  • Bữa trưa: cơm nát, cá sốt.
  • Bữa phụ: cháo tôm. 
  • Bữa chiều: cơm nát, trứng rán thịt, chuối. 

Xem thêm: Gợi ý thực đơn ăn cơm cho bé 2 tuổi mê mẩn

Chế độ ăn nhiều trái cây cho bé 2 tuổi 
Chế độ ăn nhiều trái cây cho bé 2 tuổi

3. Bé 2 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Xem thêm: CÙNG MẸ CHIA SẺ KINH NGHIỆM KHI TRẺ 2 TUỔI HAY KHÓC ĐÊM

Giấc ngủ giúp bé 2 tuổi phát triển về cả tinh thần và thể chất. Một giấc ngủ ngon và đủ giấc sẽ mang tới tác dụng rất lớn cho bé. Sau đây là những thông tin cần thiết về giấc ngủ của bé 2 tuổi. 

  • Thời gian ngủ: từ 12 đến 14 tiếng mỗi ngày. 
  • Các giấc ngủ được chia nhỏ hơn trong ngày. 
  • Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ giúp bé khỏe mạnh, tình táo cho các hoạt động buổi chiều. 

Làm thế nào để bé có giấc ngủ tốt? 

  • Mẹ nên mặc quần áo thoải mái khi đi ngủ để con ngủ ngon hơn. 
  • Chuẩn bị giường, chăn và gối đầu phù hợp với độ tuổi của bé để tạo sự thoải mái khi ngủ. 
  • Tạo môi trường ngủ phù hợp như ánh sáng, có thể bật nhạc du dương để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. 
  • Không cho bé chơi đùa quá mức trước giấc vì chúng ảnh hưởng tới việc bé quá kích động mà khó ngủ. 
Giấc ngủ của be 2 tuổi cần đảm bảo để bé phát triển khỏe mạnh
Giấc ngủ của bé 2 tuổi cần đảm bảo để bé phát triển khỏe mạnh

4. Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho bé

Xem thêm: BÉ 2 TUỔI TIÊM MŨI GÌ: 4 MŨI TIÊM QUAN TRỌNG BỐ MẸ PHẢI BIẾT

Bé 2 tuổi đang ở trong giai đoạn và hình thành phát triển về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên bé cũng rất hiếu kỳ và tò mò trước mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Vì thế cha mẹ nên quan sát và theo dõi bé thường xuyên trong khi chăm sóc để mang đến sự an toàn cho bé. 

  • Không cho bé tiếp xúc với những vật có sắc, nhọn như dao, kéo…
  • Để bé 2 tuổi tránh xa những nơi có nguy cơ tổn thương bé như: ổ điện, khu vực đun nấu…
  • Tránh để bé ở một mình với động vật dù được nuôi trong nhà như chó, mèo.
  • Để xa tầm với những đồ vật bé có thể nuốt được như khuy, pin, cúc áo…
  • Khi bé vui chơi ngoài trời cần ở gần bé để giám sát chặt chẽ tránh bé bị vấp ngã. 
  • Không để bé đến gần những khu vực nguy hiểm như ao hồ, sông suối…
Lưu ý khi chăm sóc bé 2 tuổi
Lưu ý khi chăm sóc bé 2 tuổi

5. Vấn đề bé 2 tuổi thường gặp

Bé 2 tuổi vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện các cơ quan và bộ phận của cơ thế. Do vậy bé vẫn còn khá non nớt trước môi trường sống xung quanh. Bé cũng có thể gặp phải một số căn bệnh khi mà hệ miễn dịch vẫn còn yếu. 

5.1. Bệnh tiêu chảy cấp

Xem thêm: TRẺ 2 TUỔI ĐI NGOÀI NHIỀU LẦN TRONG NGÀY: MẸ CÓ NÊN HỐT HOẢNG?

Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiêu chảy cấp đó chính là việc bé 2 tuổi sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Chất thải của bé thường có biểu hiện như sau: 

  • Mùi hôi, tanh. 
  • Có thể kèm máu trong chất thải. 
  • Số lần đi trên 3 lần trong 1 ngày. 

Đặc biệt nếu bệnh tiêu chảy cấp còn có thể đi kèm như là nôn, sốt cao, đau bụng…Cha mẹ nên theo dõi tình trạng của trẻ, nếu có biến chứng như trẻ hôn mê, lờ đờ, mất nước nghiêm trọng thì nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được điều trị. 

5.2. Thiếu máu, thiếu sắt 

Bệnh lý thiếu máu hoặc thiếu sắt không phải là căn bệnh xuất hiện đột ngột hay trong thời gian ngắn. Chúng kéo dài trong một thời gian do nhiều yếu tố gây lên. Cha mẹ có thể xem một số dấu hiệu khi con bị thiếu máu: 

  • Người bé 2 tuổi xanh xao, vàng vọt. Không phát triển theo chỉ số quy định về chiều cao và cân nặng. 
  • Trẻ không hoạt bát, không năng nổ như những bạn cùng lứa tuổi khác. 
  • Trẻ biếng ăn, ăn kém không thấy ngon miệng khi ăn. Hoặc bé cũng không tăng cân trong một thời gian dài hoặc ngừng tăng cân. 

Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đi làm các xét nghiệm tổng quát dưới sự đánh giá của các chuyên gia y tế để có biện pháp khắc phục hiện tượng thiếu máu, thiếu sắt của bé. Bởi nếu để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển của con. 

5.3. Tay chân miệng

Một căn bệnh cũng thường gặp ở bé 2 tuổi đó chính là bệnh tay chân miệng. Bệnh này xuất hiện những mụn nước ở các vị trí tay – chân – và miệng của trẻ. Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. 

Bệnh chia làm 3 giai đoạn: 

  • Giai đoạn: ủ bệnh. 
  • Giai đoạn: khởi phát với các biểu hiện sốt, đau họng, bỏ ăn, chảy nước bọt nhiều.. 
  • Giai đoạn: toàn phát với việc mọc các mụn nước ở các vị trí miệng, tay chân của trẻ. 

5.4.  Ho

Độ tuổi trẻ dưới 5 tuổi đặc biệt là các bé 2 tuổi thường hay xảy ra tình trạng bị ho. Bé bị ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như chống lại dị vật, đào thải các dịch tiết trong cơ thể… 

Ho cũng có nhiều loại như ho khan là lúc bé bị nhiễm trùng đường hô hấp là biểu hiện của các căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh… Còn khi ho có đờm là do tác nhân về đường hô hấp với các bệnh viêm phế quản, hen suyễn…

Khi bé 2 tuổi bị ho cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà nên cho trẻ tới các cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời. 

Bé 2 tuổi ho có đờm có nguy hiểm không?

5.5. Sâu răng – Viêm lợi

Răng của bé 2 tuổi đang gần hoàn chỉnh. Lúc này con có khoảng 20 chiếc răng để hỗ trợ việc nhai, nghiền thức ăn. Tùy nhiên răng của bé cũng rất dễ bị sâu răng hay bị viêm lợi vào lúc này. 

Những chiếc răng sữa thường có đặc điểm là mềm, yếu, không có phần chân răng không vững thì rất dễ gãy. Bé 2 tuổi bị sâu răng thì thường xuất hiện một số biểu hiện: 

  • Răng bị đau khi ăn đồ ăn. 
  • Đồ ăn nóng, lạnh làm bé khó chịu. 
  • Hơi thở có mùi hôi khác thường. 

Cha mẹ nên có những biện pháp để chăm sóc răng cho bé 2 tuổi để phòng tránh những tổn thương: 

  • Cho trẻ ăn ít đồ ăn ngọt. 
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé. 
  • Bổ sung chế độ ăn giàu canxi để răng mọc chắc khỏe. 

Nếu tình trạng răng bé 2 tuổi bị sâu quá nặng thì cần cho con tới các nha sĩ kiểm tra và xử lý một cách sớm nhất. 

Xem thêm: Bé 2 tuổi sâu răng – Cách xử lý của mẹ bỉm thông thái!

5.6. Nhiễm giun

Xem thêm: BÉ 2 TUỔI XỔ GIUN: 9 LOẠI THUỐC TẨY GIUN BỘ Y TẾ KHUYÊN DÙNG

Đây là căn bệnh mà bé 2 tuổi dễ mắc phải nhất là trong môi trường sống còn chưa cao và ở nước nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Giun chính là một loại ký sinh trùng, chúng sinh sôi phát triển ở trong đường ruột của con người. 

Một số loại giun mà trẻ có thể bị nhiễm như giun đũa, giun kim, giun móc, hay giun tóc. Khi bị nhiễm giun bé 2 tuổi có thể xuất hiện một số biểu hiện như sau: 

  • Đau bụng thường xuyên và kéo dài ở phần bụng, đặc biệt là quanh rốn. 
  • Gầy gò, xanh xao, bụng ỏng. 
  • Kém phát triển, khó ngủ, hay quấy khóc. 
  • Trẻ có thể đi phân có giun, trạng thái phân lúc đặc, lúc lỏng. 

Khi cha mẹ thấy bé 2 tuổi bị nhiễm giun nên làm những việc sau: 

  • Tẩy giun cho trẻ thường xuyên sau khi xét nghiệm trẻ bị nhiễm giun. 
  • Giữ gìn vệ sinh tay chân trẻ sạch sẽ, thực hiện việc ăn uống đảm bảo vệ sinh. 
  • Nếu tình trạng của con nặng hơn khi giun chui ống mật… thì cần đưa trẻ đi thăm khám và điều trị.

5.7. Sốt ban đỏ

Xem thêm: BÉ 2 TUỔI SỐT: 12 CÁCH HẠ SỐT HIỆU QUẢ NGAY TỨC KHẮC CHO BÉ

Bé 2 tuổi khi bị sốt  ban đỏ sẽ có triệu chứng là sốt cao, xuất hiện các đốm nhỏ đỏ trên bề mặt da của trẻ. Nguyên nhân gây sốt thường do  virus human herpes. 

Biểu hiện của bệnh sốt ban đỏ là: 

  • Đầu tiên trẻ sốt rất cao khi bị bệnh. Có đi kèm theo các triệu chứng khác như đau họng, viêm họng, sổ mũi. 
  • Sau đó sẽ xuất hiện các nốt ban trên bề mặt do. Lúc đầu là đốm nhỏ, đỏ sau đó mọc lan ra từ các vùng ngực, bụng, lưng. 

Cha mẹ khi chăm sóc bé 2 tuổi bị sốt ban đỏ cần lưu ý những điều sau: 

  • Hạ sốt cho bé nếu con sốt trên 38.5 độ, thời gian cách nhau từ 4 – 6 giờ. 
  • Dùng khăn ấm lau những vùng “nóng” trên cơ thể cho trẻ như trán, nách, bẹn, tay, chân. 
  • Nếu trẻ có biểu hiện li bì, hôn mê hoặc cơ giật cần được đưa gấp tới các cơ sở y tế để được điều trị. 
Bé 2 tuổi chơi đùa cùng mẹ
Bé 2 tuổi chơi đùa cùng mẹ

6. Cách nuôi dạy bé 2 tuổi cho mẹ thông thái

6.1. Cách dạy con 2 tuổi bằng từ mới 

Xem thêm: LƯU LẠI NGAY CÁCH DẠY BÉ HỌC CHỮ CÁI NHANH VÀ NHỚ LÂU NÀO MẸ ƠI!

Bé 2 tuổi bắt đầu học tập và xây dựng vốn từ vựng của mình thông qua trò chuyện hàng ngày với bố mẹ. Mới đầu bé có thể học từ đơn sau đó lắp ghép chúng lại với nhau để tạo được thành những từ ghép dài hơn, hoàn chỉnh hơn. 

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng bé, dạy bé những từ mới để giúp con xây dựng vốn từ. Bé 2 tuổi thường thích thú khi được khám phá các từ ngữ gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của con như sau: 

  • Tên tuổi của các thành viên trong gia đình mình.
  • Các màu sắc, hình khối của đồ vật, con vật mà bé thấy trong nhà hay trên tivi. 
  • Các đồ chơi mà bé yêu thích sử dụng hàng ngày. 
  • Các vật dụng trong ăn uống như cốc, bát, thìa…
  • Bé cũng thích thú với khám phá về sự thay đổi của thời tiết như nắng, mưa..

6.2. Dạy con tự lập hơn

Xem thêm: KỸ NĂNG SINH TỒN CHO CÒN – MẸ KHÔNG NÊN XEM NHẸ

Bé 2 tuổi có nhận thức và biểu hiện rõ rệt về sự độc lập của mình. Lúc này trẻ thường muốn thực hiện mọi việc theo ý thích cá nhân. Cha mẹ có thể vừa hỗ trợ trẻ trong một số việc, đồng thời cũng có thể dạy trẻ những kỹ năng rèn luyện tính tự lập và kỷ luật hơn. 

Cha mẹ nên dạy con thực hiện từ ngay những việc nhỏ hàng ngày, gần gũi với trẻ nhất để trẻ dễ dàng có thể làm được như: 

  • Để trẻ tự ăn uống khi sử dụng bát, thìa, đũa của mình để lấy đồ ăn…
  • Trẻ nên tự uống nước, tự bưng cốc nước uống một cách chủ động. 
  • Dạy trẻ cách chọn lựa quần áo, hướng dẫn trẻ mặc quần áo, cởi quần áo. 
  • Sau những giờ chơi cha mẹ nên rèn thói quen gọn gàng, sạch sẽ cho bé bằng cách yêu cầu trẻ thu gọn đồ chơi vào đúng chỗ. 
  • Trẻ lúc này sẽ rất hào hứng khi di chuyển tự do trên cầu tháng, xe ba bánh… do đó cha mẹ khuyến khích con làm các hoạt động này nhiều hơn nhưng cần có sự giám sát ở bên.
Bé 2 tuổi rất thích khám phá qua đồ chơi
Bé 2 tuổi rất thích khám phá qua đồ chơi

6.3. Cho trẻ chơi trò chơi nhập vai

Trò chơi này không chỉ giúp bé 2 tuổi học hỏi thêm được nhiều thú vị mà chúng còn giúp bé có những khám phá mới trong cuộc sống. Trò chơi nhập vai yêu cầu trẻ phải đóng vai những nhân vật khác nhau. Mà mỗi nhân vật lại có đặc tính, tính cách, yêu cầu khác nhau. Từ đó giúp trẻ nhận thức được các nhân vật bên ngoài xã hội, đồng thời làm tăng khả năng vốn từ, sự giao tiếp và kỹ năng sống hơn cho trẻ. 

Cha mẹ có thể cho con thử đóng vai một số nhân vật như sau: 

  • Bác sĩ với các dụng cụ y tế chăm sóc bệnh nhân. 
  • Đầu bếp sử dụng có nồi, xoong, chảo…để làm được món ăn. 
  • Công nhân để xây dựng công trường, nhà ở.

6.4. Cách dạy con 2 tuổi giữ an toàn

Bé 2 tuổi rất tò mò và thích khám phá. Mọi thứ với trẻ bây giờ rất mới lạ và đầy sức hút. Vì thế giai đoạn này cha mẹ nên dạy trẻ những việc làm nào là nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ. 

  • Không đi ra ngoài nơi đông đúc xe cộ. 
  • Không sử dụng những vật nhọn, sắc như dao. 
  • Không nghịch những nơi nguy hiểm như ổ điện, nồi, bếp nóng…
  • Không cho những vật nhỏ vào miệng. 
  • Nên ở gần bố mẹ để tránh bị lạc và không an toàn. 
Bé 2 tuổi luôn hiếu động và thích khám phá
Bé 2 tuổi luôn hiếu động và thích khám phá

6.5. Dạy bé 2 tuổi phân biệt đúng sai

Xem thêm: KINH NGHIỆM DẠY TRẺ 2 TUỔI BƯỚNG BỈNH CỦA MẸ HIỆN ĐẠI

Bé 2 tuổi có nhận thức tốt và khá rõ ràng. Vì thế những gì cha mẹ chỉ dạy con đều có thể nhận biết tốt. Đây cũng là lúc con đã bắt đầu hình thành phát triển cho nhân cách của mình sau này. Cha mẹ nên quan sát và hướng dẫn những hành động đúng – sai để trẻ hiểu rõ hành vi mình đang làm. 

  • Thông qua sách và những câu chuyện kể để trẻ phân biệt được hành vi đúng – sai, những người tốt – kẻ xấu và hành động của họ. Từ đó giúp trẻ biết được đầu là việc nên làm, đâu là việc không nên làm. 
  • Cuộc sống hàng ngày có rất nhiều tình huống xảy ra, do đó trẻ mẹ có thể tạo ra các tình huống giả định để hỏi trẻ cách xử lý ra sao. Từ đó hướng dẫn trẻ những hành vi nên và không nên. 
  • Cha mẹ luôn là tấm gương cho con cái. Vì chúng ta tiếp xúc với bé 2 tuổi thường xuyên nên con sẽ bị ảnh hưởng rất lớn từ hành động, cư xử của cha mẹ. Do đó cha mẹ cần luôn có những hành động tốt và hành động đúng để bé nhìn và học theo. 
  • Bé 2 tuổi đang có sự phát triển nhanh chóng nhưng không vì thế mà cha mẹ quá nóng vội để ép con vào nề nếp một cách cứng nhắc. Vì trẻ vẫn đang trong quá trình xây dựng nhận thức và nhân cách của mình. 

Bé 2 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh chóng cả tình thần và thể chất. Cha mẹ nên chăm sóc và quan tâm tới con một cách kỹ lưỡng. Bé lúc này đã có khả năng nhận thức tốt và độc lập trong cuộc sống. Ngoài ra trẻ cũng dễ gặp phải một số bệnh mà cha mẹ cần lưu ý để phòng tránh cho trẻ. Mẹ hãy thường xuyên cập nhật thông tin trên Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tất tần tật về bé 2 tuổi giúp mẹ thấu hiểu con hơn”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bé 2 tuổi chậm đi: Mẹ thông thái cần chuẩn bị điều gì?
Bé 2 tuổi chậm đi: Mẹ thông thái cần chuẩn bị điều gì?
Bé 2 tuổi chậm đi khiến mẹ lo lắng vì sự phát triển của con yêu. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp khi bé 2 tuổi chưa biết đi như thế nào? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Mẹ có thể xem thêm: Bé 2 tuổi […]
Top 5 bí quyết dạy bé 2 tuổi học tiếng Anh CỰC ĐỈNH
Top 5 bí quyết dạy bé 2 tuổi học tiếng Anh CỰC ĐỈNH
Dạy bé 2 tuổi học tiếng anh có thể giúp bé nhận thức và tiếp thu được một ngoại ngữ mới, song song với tiếng mẹ đẻ. Do đó, nên cho bé học tiếng Anh càng sớm càng tốt, thuận lợi hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu và […]
Bé 2 tuổi chậm nói: Sẽ không còn là lo lắng nếu biết 2 cách này
Bé 2 tuổi chậm nói: Sẽ không còn là lo lắng nếu biết 2 cách này
Bé 2 tuổi chậm nói do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ảnh hưởng của các vấn đề não bộ và cơ quan phát âm, thì nguyên nhân đến từ môi trường xung quanh cũng có tác động đáng kể. Mẹ cần làm gì để con phát triển bình thường? Đọc ngay bài viết dưới […]
Bé 2 tuổi bị nhiệt miệng: 7 Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà
Bé 2 tuổi bị nhiệt miệng: 7 Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà
Nhiệt miệng làm bé con của mẹ đau đớn, quấy khóc, bỏ ăn. Mẹ muốn tìm cách thật nhanh chữa khỏi cho bé, để bé có thể vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày. Cùng Góc của mẹ tìm nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng tránh hiệu quả bé 2 tuổi bị nhiệt miệng nhé! […]
Điều mẹ băn khoăn: Bé 2 tuổi đi ngoài ra máu tươi liệu có sao?
Điều mẹ băn khoăn: Bé 2 tuổi đi ngoài ra máu tươi liệu có sao?
Bé 2 tuổi đi ngoài ra máu tươi có thể dẫn đến những nguy hiểm khôn lường khi bệnh diễn biến nặng. Mẹ cần liên tục theo dõi và nhanh chóng đưa bé đi bệnh viện nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra. Mẹ Đ.T.V ở Hà Nội hỏi: “Mình là […]
Giỏ hàng 0