Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Nghiên cứu khoa học về cách trị hăm tã bằng sữa mẹ

Năm 2013, Tạp chí Da liễu Nhi khoa Pediatric Dermatology đã đăng tải một bài báo về hiệu quả của trị hăm tã bằng sữa mẹ. Đến năm 2015, Tạp chí Da liễu Quốc tế International Journal of Dermatology cũng có một bài báo tương tự, so sánh hiệu quả của sữa mẹ với thuốc mỡ hydrocortisone 1% trong điều trị viêm da dị ứng.

Cụ thể về hiệu quả của sữa mẹ trong việc xử lý hăm tã là gì? Cách thực hiện thế nào để an toàn, hiệu quả? Mẹ cùng theo dõi nhé!

Trị hăm tã sữa mẹ trong trường hợp bé bị hăm nhẹ
Có thể bôi sữa mẹ trong trường hợp bé bị hăm nhẹ

1. Hăm tã bôi sữa mẹ được không?

Tin vui cho mẹ đây, hiện khoa học đã chứng minh hiệu quả của sữa mẹ trong việc xử lý hăm tã cho bé rồi đó ạ.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu những tác dụng trên da của sữa mẹ trên 30 trẻ sơ sinh bị hăm tã nhẹ hoặc trung bình. Sau 5 ngày nghiên cứu, có 80% số trẻ được bôi sữa mẹ lên vùng bị hăm 3 lần/ngày, đã có cải thiện về tình trạng hăm. Kết quả này cho thấy hiệu quả tích cực của sữa mẹ đối với việc khắc phục tình trạng viêm da, hăm tã.

(Theo Đánh giá tác dụng của sữa mẹ với hăm da ở trẻ sơ sinh – Báo cáo của Dermatol 2017 – nguồn Thư viện Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ)

Như vậy, mẹ hoàn toàn có thể bôi sữa mẹ lên vùng da bị hăm của bé.

2. Tác dụng của sữa mẹ trong việc trị hăm tã

Các chuyên gia cho rằng, sữa mẹ có công dụng giảm ngứa, chống viêm, kháng khuẩn nên có thể sử dụng trong trường hợp bé hăm tã nhẹ.

2.1. Giảm ngứa nhanh cho bé

Nguồn sữa mẹ ngọt ngào, mát lành quả thật là điều thần kỳ trong những năm tháng đầu đòi của bé. Không chỉ nuôi dưỡng bé lớn khôn, thành phần Endorphin trong sữa mẹ còn giúp làm dịu da, giảm ngứa, rát cho bé nhanh chóng. Không còn tình trạng con ngứa, vô tình đưa tay lên gãi khiến vết hăm nặng thêm, mẹ cũng bớt lo lắng hơn rất nhiều

Ngoài ra, sữa mẹ cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin có khả năng thẩm thấu nhanh qua da, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da nhạy cảm của bé.

Endorphin trong sữa mẹ giúp làm dịu da, giảm ngứa, rát cho bé
Thành phần Endorphin trong sữa mẹ giúp làm dịu da, giảm ngứa, rát cho bé

2.2. Chống viêm, kháng khuẩn

sữa mẹ có chứa một số thành phần có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hỗ trợ giảm hăm như:

  • Protein: Trong 100ml sữa mẹ chứa tới 1,3 g protein. Trong đó, đạm whey, casein và lysozyme là các protein có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Kháng thể: Các kháng thể tự nhiên trong sữa mẹ có vai trò củng cố hệ miễn dịch và chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nấm, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, bảo vệ vùng hăm trước sự tấn công của vi khuẩn.
  • Lactoferrin: Trong 100 ml sữa mẹ có khoảng 0,2 g lactoferrin. Đây là chất giúp tăng sinh vi khuẩn có lợi, giúp kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm,… hiệu quả.
Lactoferrin trong sữa mẹ giúp chống lại sự phát triển của vi khuẩn có hại
Lactoferrin trong sữa mẹ giúp chống lại sự phát triển của vi khuẩn có hại

3. Hướng dẫn cách trị hăm tã sữa mẹ

Sữa mẹ chỉ có tác dụng xử lý hăm tã nhẹ (cấp độ 1,2,3), khi vùng da hăm của bé chưa có dấu hiệu lở loét, mụn bọc, mụn mủ,…

Xác định mức độ hăm tã của bé trước để có biện pháp xử lý phù hợp
Mẹ cần xác định mức độ hăm tã của bé trước để có biện pháp xử lý phù hợp

Vậy vì sao hăm tã nặng (cấp độ 4, 5) lại không dùng được sữa mẹ? Bởi ở cấp độ này, da bé nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng. Khi dùng sữa mẹ để xử lý hăm, mẹ sẽ cần dùng tay hoặc các dụng cụ khác bôi trực tiếp với vùng da tổn thương của bé. Chỉ cần sơ sảy chút thôi, rất dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm da, nhiễm khuẩn, tình trạng của con nặng hơn đó mẹ.

Làm thế nào để trị hăm tã bằng sữa mẹ hiệu quả nhất? Mẹ làm theo các bước dưới đây nhé:

3.1. Chuẩn bị

Trước khi bắt đầu, mẹ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để quá trình xử lý hăm không bị gián đoạn mẹ nhé:

  • Sữa mẹ mới vắt: Chuẩn bị 5 – 10 ml sữa mẹ vừa mới vắt. Mẹ ưu tiên sử dụng sữa của chính mình để hạn chế thấp nhất khả năng vi khuẩn xâm nhập vào sữa.
  • Bông gạc y tế: Sử dụng bông gạc thấm sữa để chấm lên vết hăm nhằm hạn chế tay tiếp xúc lên da bé
  • Nước muối sinh lý dùng để vệ sinh vùng hăm cho bé trước khi bôi sữa mẹ
  • Khăn khô đa năng để thấm nước muối và lau khô vùng hăm của bé

3.2. Thực hiện

  • Bước 1: Mẹ vệ sinh tay sạch và lau khô tay trước khi thực hiện
  • Bước 2: Sử dụng khăn khô đa năng thấm nước muối và lau nhẹ vùng da bị hăm để làm sạch bẩn, sạch khuẩn
  • Bước 3: Thấm sữa ra bông gạc y tế rồi chấm nhẹ nhàng lên vết hăm của bé

Lưu ý: Mẹ bôi liên tục cho bé trong 5 – 6 ngày, mỗi ngày bôi 3 – 5 lần do sữa mẹ bay hơi nhanh. Sau khi bôi mẹ để da bé khô thoáng khoảng 5 phút trước khi mặc tã mới để sữa không bị dính ra tã của con mẹ nha.

Sau khi bôi sữa mẹ, mẹ hãy để mông bé “nude” khoảng 5 phút trước khi mặc tã mới
Sau khi bôi sữa mẹ, mẹ hãy để mông bé “nude” khoảng 5 phút trước khi mặc tã mới

4. 5 lưu ý khi trị hăm tã sữa mẹ cho bé

Khi áp dụng biện pháp trị hăm tã cho bé bằng sữa mẹ, mẹ  lưu ý:

4.1. Sử dụng phần sữa đầu (sữa trong)

Khi vắt sữa, mẹ  lấy phần sữa đầu (sữa trong) để bôi cho bé vì phần sữa cuối chứa nhiều chất béo, có thể gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng hăm của bé nghiêm trọng hơn.

Sữa đầu (foremilk) và sữa cuối (hindmilk)
Sữa đầu (foremilk) và sữa cuối (hindmilk)

4.2. Cẩn thận khi dùng cho bé có cơ địa dị ứng

Sữa mẹ được tạo ra từ nguồn dinh dưỡng mà mẹ nạp vào cơ thể hàng ngày. Nếu mẹ ăn phải thức ăn mà bé dị ứng thì sữa mẹ có thể gây kích ứng da bé. Do đó, khi sử dụng sữa mẹ để xử lý tình trạng hăm, mẹ tránh ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho bé như: đậu, hải sản,…

Khi thấy bé có những biểu hiện sau, mẹ ngừng bôi sữa và đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

  • Da bé xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, có thể ngứa hoặc không
  • Vùng da bị hăm của bé lan rộng hơn, ửng đỏ, đau rát, có thể bị viêm nhiễm, chảy dịch, mủ,…

4.3. Bôi thử sữa mẹ lên 1 vùng da nhỏ

Da của bé rất nhạy cảm, đặc biệt là khi bị hăm tã. Để cẩn thận nhất, mẹ  bôi thử 1 chút sữa mẹ lên da bé trước và theo dõi xem vùng da đó có biểu hiện bất thường hay không. Sau 30 phút nếu không có hiện tượng bất thường nào, mẹ có thể dùng trên toàn bộ vùng da bị hăm của bé.

Mẹ bôi thử lên 1 vùng da nhỏ của con trước khi thực hiện
Mẹ bôi thử lên 1 vùng da nhỏ của con trước khi thực hiện

4.4. Không nên pha loãng sữa mẹ

Hàm lượng các chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ phù hợp để xử lý vùng hăm cho bé. Một số mẹ có sữa đặc, sợ bít tắc vùng da bị hăm của bé nên pha loãng sữa. Điều này làm giảm, thậm chí làm mất tác dụng trị hăm của sữa đó ạ! Mẹ cứ yên tâm bôi sữa mẹ cho bé, nếu sữa đặc hơn bình thường thì bôi mỏng 1 chút là được mẹ nha!

4.5. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ

Trong thời gian này mẹ nên bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất như: Rau củ, cá, thịt gà, các loại đậu,… để có nguồn sữa tốt nhất và đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Mẹ tránh những thực phẩm dễ khiến bé bị kích ứng hay dị ứng: Đậu, lạc, lúa mì,… đồng thời không nên sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích: Cafein, rượu, bia, thuốc lá,…

5. Trị hăm tã sữa mẹ bao lâu thì hỏi?

Không có câu trả lời cho chính xác cho câu hỏi này. Bởi tùy tình trạng hăm, cơ địa của từng bé và cách chăm sóc khác nhau sẽ có những hiệu quả khác nhau.

Theo kinh nghiệm từ các mẹ, trị hăm tã bằng sữa mẹ trong khoảng 2 – 3 ngày đầu vết hăm sẽ dịu bớt, sau khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, các vết mẩn đỏ tiêu biến và da bé bắt đầu mịn trở lại.

Sau khoảng 5 - 7 ngày, tình trạng hăm tã của bé sẽ cải thiện rõ rệt
Sau khoảng 5 – 7 ngày, tình trạng hăm tã của bé sẽ được cải thiện rõ rệt

6. Nhược điểm của trị hăm bằng sữa mẹ

Mặc dù sữa mẹ là nguyên liệu lành tính nhưng cũng có một số nhược điểm mẹ cần lưu ý:

  • Không an toàn tuyệt đối: Mặc dù các thành phần trong sữa đều lành tính, an toàn nhưng quá trình thực hiện có thể không đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối nên vẫn có nguy cơ đưa vi khuẩn thêm vào vùng hăm khiến tình trạng bé nặng hơn.
  • Không áp dụng được với trường hợp hợp bé bị hăm tã nặng (cấp độ 4,5): Sữa mẹ không dùng để bôi lên vùng hăm đã có vết thương hở, viêm loét,… Trong trường hợp đó, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn cách xử lý phù hợp.
  • Tốn thời gian: Quá trình chuẩn bị và thực hiện khá kỳ công và tốn thời gian của mẹ. Mẹ có thể thay thế bằng việc sử dụng sản phẩm chuyên dụng để xử lý vết hăm, vừa an toàn vừa tiết kiệm thời gian cho mẹ.

Tham khảo: Hăm tã bôi gì?

Xử lý hăm tã bằng sữa mẹ không an toàn tuyệt đối cho bé yêu
Xử lý hăm tã bằng sữa mẹ không an toàn tuyệt đối cho bé

7. Mẹo chăm sóc để bé nhanh khỏi hăm tã

Bật mí thêm 5 mẹo sau giúp bé nhà mình nhanh khỏi hăm tã hơn đây ạ!

1 – Vệ sinh vùng da bị hăm của bé sạch sẽ: Sau mỗi lần thay tã, mẹ cần vệ sinh vùng da bị hăm của con sạch sẽ, khô ráo trước khi mặc bỉm. Mẹ ưu tiên sử dụng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm, kháng khuẩn cao cấp để vừa sạch bẩn, vừa sạch khuẩn, bảo vệ vùng da hăm tã của con tốt hơn.

2 – Thay tã 3 – 4 tiếng/lần: Mẹ không nên đóng bỉm cho bé lâu hơn 6 tiếng bởi nếu tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu sẽ khiến vi khuẩn tích tụ và xâm nhập vào vùng hăm của bé.

3 – Giảm thời gian mặc tã: Giữ vùng hăm thông thoáng giúp bé hồi phục nhanh hơn. Sau khi sử dụng các biện pháp xử lý hăm tã, mẹ cho bé “nude” khoảng 5 – 10 phút để da bé khô thoáng trước khi mặc tã mới.

Trước khi mặc tã mới, mẹ cho mông bé “nude” khoảng 5 - 10 phút nhé
Trước khi mặc tã mới, mẹ cho mông bé “nude” khoảng 5 – 10 phút nhé mẹ!

4 – Chọn tã thích hợp: 3 tiêu chí cần ưu tiên hàng đầu khi chọn tã là an toàn, thấm hút tốt, chuẩn size.

  • An toàn: Tã bỉm cũng cần chú ý thành phần đó mẹ. Mẹ tập thói quen đọc kỹ thông tin trên website hoặc bao bì sản phẩm trước khi mua. Chọn tã có thành phần bông tự nhiên, không chứa clo, chất tạo mùi hóa học,… không gây kích ứng khiến bé bị hăm tã nặng hơn.
  • Thấm hút tốt: Ưu tiên tã có nhiều hạt SAP – loại hạt có khả năng thấm hút siêu tốt, gấp 30 lần khối lượng của nó. Đặc biệt, sau khi hút nước, hạt SAP chuyển thành dạng gel chống thấm ngược, giúp mông bé luôn khô thoáng.
  • Chuẩn size: Mẹ chọn tã size vừa hoặc rộng hơn cân nặng của bé, tránh chọn tã chật cọ xát vào mông bé khiến hăm tã nặng hơn.

5 – Bảo vệ da bằng các sản phẩm tắm gội an toàn: Sử dụng các sản phẩm tắm gội thiên nhiên có thành phần dưỡng ẩm cao cấp như tinh dầu Inca inchi, bơ hạt mỡ,… nhằm tăng cường bảo vệ và dưỡng ẩm cho da bé, đẩy nhanh hiệu quả trị hăm.

Mẹ có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm bọt tắm gội thiên nhiên cao cấp cải thiện vùng hăm của bé nhanh hơn
Mẹ có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm bọt tắm gội thiên nhiên cao cấp cải thiện vùng hăm của bé nhanh hơn

Nhiều mẹ vẫn nghĩ hăm tã là “bệnh” và cần phải trị. Nhưng thực chất đây chỉ là 1 vấn đề về da thông thường, nếu mẹ bình tĩnh xử lý thì bé sẽ khỏi nhanh mà không để lại biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mẹ đừng lo lắng quá mẹ nha, bởi tinh thần của mẹ cũng là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe của bé.

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Trị hăm tã sữa mẹ chỉ áp dụng với những trường hợp hăm tã nhẹ nhưng lại không an toàn tuyệt đối. Mẹ hãy quan sát tình trạng của bé và cân nhắc sử dụng các biện pháp khoa học để đảm bảo an toàn mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nghiên cứu khoa học về cách trị hăm tã bằng sữa mẹ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Phân biệt hăm tã và rôm sảy cùng cách xử lý để bé khỏi nhanh nhất
Phân biệt hăm tã và rôm sảy cùng cách xử lý để bé khỏi nhanh nhất
Hăm tã và rôm sảy có nhiều biểu hiện gần giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn cho mẹ. Tuy nhiên, hai vấn đề về da này lại có nguyên nhân và cách chăm sóc khác nhau đó ạ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách phân biệt hăm tã – rôm sảy và […]
Trị hăm tã bằng lá trầu không – Đừng lạm dụng mẹ ơi!
Trị hăm tã bằng lá trầu không – Đừng lạm dụng mẹ ơi!
Trị hăm tã bằng lá trầu không là phương pháp đang được nhiều mẹ truyền tai nhau áp dụng trong thời gian gần đây. Biện pháp này có hiệu quả và an toàn với bé không? Liệu đây có phải cách tốt nhất để trị hăm tã? Tham khảo ngay lời khuyên của chuyên gia […]
Cách trị hăm tã bằng dầu dừa nhanh chóng hiệu quả
Cách trị hăm tã bằng dầu dừa nhanh chóng hiệu quả
Trị hăm tã bằng dầu dừa có thật sự hiệu quả như dân gian vẫn truyền miệng? Biện pháp này có an toàn cho bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của mẹ và giúp mẹ biết cách xử lý tốt nhất tình trạng hăm tã của bé. 1. Tác dụng […]
Giỏ hàng 0