Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé bị hăm tã: Dấu hiệu, nguyên nhân và 5 cách chăm sóc hiệu quả

Nhìn con bị hăm tã mẹ thấy sốt ruột, lo lắng, sợ con đau, sợ tình trạng này ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con. Nhưng mẹ ơi, đây chỉ là vấn đề ngoài da thường gặp và không gây nguy hiểm nếu mẹ hiểu da con và chăm sóc đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách chăm sóc chuẩn khoa học, mẹ theo dõi nhé! 

Bé bị hăm tã - nguyên nhân và cách chăm sóc chuẩn khoa học
Bé bị hăm tã – nguyên nhân và cách chăm sóc chuẩn khoa học

1. Dấu hiệu nào cho thấy bé đang bị hăm tã?

Dấu hiệu hăm tã xuất hiện tại vùng da mặc tã của con như: Mông, bẹn, hậu môn, bộ phận sinh dục,… Các chuyên gia chia hăm tã thành 5 cấp độ khác nhau dựa theo tình trạng nặng – nhẹ. Mẹ theo dõi để biết bé thuộc cấp độ nào, từ đó biết cách chăm sóc phù hợp nhé!

5 cấp độ của hăm tã
5 cấp độ của hăm tã

Chỉ cần quan sát bằng mắt thường, mẹ sẽ thấy biểu hiện của 5 cấp độ hăm tã rất rõ ràng:

  • Cấp độ 1 – hăm tã nhẹ: Vùng da mặc tã xuất hiện đám hồng nhỏ và mờ, hơi sưng. Da bé chưa có mụn li ti, khô ráo. Tình trạng này kéo dài khoảng 2 – 3 ngày, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ chuyển sang cấp độ 2.
  • Cấp độ 2 – hăm tã nhẹ: Vùng da hăm tã có màu hồng đậm, xuất hiện mụn nhỏ li ti màu đỏ, gây ngứa ngáy, thi thoảng mẹ sẽ thấy bé đưa tay lên gãi. Tình trạng này kéo dài 1 – 2 ngày và sẽ chuyển biến nặng hơn (sang cấp độ 3).
  • Cấp độ 3 – trung bình: Vùng da bị hăm có màu đỏ rực và hơi sưng, xuất hiện mụn nhỏ li ti dày đặc hơn. Bé ngứa ngáy, khó chịu nên hay quấy khóc, đặc biệt lúc tắm rửa hoặc thay tã vì bé đau. Hăm tã cấp độ 3 nếu không được chăm sóc, xử lý đúng cách sẽ trở nên nặng hơn sau khoảng 3 – 5 ngày.
  • Cấp độ 4 – hăm tã nặng: Vùng hăm đỏ lan rộng hơn (khắp mông, bẹn, đùi,…), da hăm bị sần sùi, mụn nước dày và rất ẩm ướt. Da bé bị tổn thương khá nặng, khiến bé đau, ngứa ngáy khó chịu nên hay quấy khóc, đặc biệt khi mẹ thay tã hoặc vệ sinh vùng mặc tã.
  • Cấp độ 5 – hăm tã nặng: Hăm tã cấp độ 4 sẽ chuyển sang cấp độ 5 – nặng nhất sau khoảng 3 – 7 ngày nếu mẹ chăm sóc sai cách. Lúc này, mụn nước bị vỡ, có biểu hiện lở loét, sưng viêm, mụn mủ,… Bé quấy khóc thường xuyên, mất ngủ, bỏ ăn, có thể bị sốt nhẹ (38 độ C).
Hăm tã cấp độ 5 tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và những tổn thương da khiến bé quấy khóc, sốt nhẹ
Hăm tã cấp độ 5 tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và những tổn thương da khiến bé quấy khóc, sốt nhẹ

2. Hình ảnh bé bị hăm tã giúp mẹ dễ dàng nhận biết

Hình ảnh bé bị hăm tã ở mông
Hình ảnh bé bị hăm tã ở mông
Hình ảnh bé bị hăm tã ở xung quanh vùng kín
Hình ảnh bé bị hăm tã ở xung quanh vùng kín
Hình ảnh bé bị hăm tã ở bẹn
Hình ảnh bé bị hăm tã ở bẹn
HÌnh ảnh những nốt mụn li ti của hăm tã cấp độ 3
Hình ảnh những nốt mụn li ti của hăm tã cấp độ 3
Vùng da hăm ửng đỏ của bé sẽ có dấu hiệu căng bóng, sờ vào có cảm giác nóng (hăm tã cấp độ 4, 5)
Vùng da hăm ửng đỏ của bé sẽ có dấu hiệu căng bóng, sờ vào có cảm giác nóng (hăm tã cấp độ 4, 5)

3. 4 nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

Theo khuyến cáo của chuyên gia, để da con khỏe mạnh cần duy trì ít nhất 10% độ ẩm. Nếu thấp hơn, da bé trở nên yếu ớt, khó tránh khỏi bị các tác nhân gây hại tấn công.

Thực tế, da bé mỏng và dễ bị mất nước do lớp biểu bì trên da chưa hoàn thiện, tuyến bã nhờn hoạt động yếu. Nếu chăm sóc không đúng cách, da bé có thể bị khô, kích ứng, dẫn đến hăm tã.

Da bé dễ bị khô, tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài gây hăm như vi khuẩn, vi nấm, chất tẩy rửa,...
Da bé dễ bị khô, tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài gây hăm như vi khuẩn, vi nấm, chất tẩy rửa,…

Dưới đây là 4 sai lầm thường gặp của mẹ khiến bé bị hăm tã:

  • Không thay tã thường xuyên (3 – 4h/lần): Phân và nước tiểu để lâu gây ẩm ướt, bí bách là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn tiếp xúc với da bé trong thời gian dài gây hăm tã.
  • Mặc tã quá chặt: Tã chật, quá ôm sát vào người bé sẽ cọ xát với da, gây tổn thương da bé. Đồng thời, tã chật còn khiến vùng da mặc tã bị bí bách, ẩm ướt và dễ gây hăm hơn.
  • Cho bé mặc tã kém chất lượng: Da bé dễ bị kích ứng gây hăm khi tiếp xúc với những thành phần có trong tã kém chất lượng như Clo, chất tạo mùi thơm tổng hợp, dioxin,…
  • Sử dụng chất giặt rửa kém chất lượng: Một số sản phẩm giặt xả và chăm sóc da có chứa các chất hóa học như cồn, paraphenylenediamine, sodium lauryl sulfate,… gây kích ứng da bé dẫn đến hăm. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm chứa chất tạo mùi hương hoá học cũng có thể gây kích ứng cho da bé.
Chất tẩy rửa trong nước giặt, nước xả quần áo và các sản phẩm chăm sóc da khác khiến bé bị hăm tã 
Chất tẩy rửa trong nước giặt, nước xả quần áo và các sản phẩm chăm sóc da khác khiến bé bị hăm tã 

4. Cách chăm sóc để bé nhanh khỏi hăm tã

Hăm tã nặng mấy cũng khỏi nếu mẹ kết hợp 5 cách chăm sóc dưới đây!

4.1. Vệ sinh vùng da hăm tã sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ vùng da hăm tã giúp loại bỏ các tác nhân gây hăm tã như: phân, nước tiểu, mồ hôi, vi khuẩn,… Nhờ vậy, da bé được bảo vệ và sẽ phục hồi nhanh hơn.

  • Bước 1: Mẹ rửa tay sạch để ngăn ngừa chất bẩn và vi khuẩn từ tay mẹ lây sang vùng da bị hăm và tã bỉm mới.
  • Bước 2: Dùng khăn ướt vệ sinh cẩn thận vùng mông, bẹn, háng, đùi,… vì những vị trí này có nhiều nếp gấp và khó làm sạch hơn. Lau rửa từ trước ra sau để đảm bảo không kéo theo phân và nước tiểu lên bộ phận sinh dục của bé mẹ nhé!

Mẹo cho mẹ: Để vệ sinh hiệu quả tối đa cho con, mẹ ưu tiên sử dụng khăn ướt có chứa các thành phần giúp kháng khuẩn, ngừa viêm cho bé như Coco Dimethyl Phosphatidyl, Chlorhexidine Gluconate Solution,…

Sử dụng khăn ướt với công thức đặc biệt để vệ sinh cho bé khi bị hăm tã là sự lựa chọn của nhiều mẹ thông thái.
Sử dụng khăn ướt với công thức đặc biệt để vệ sinh cho bé khi bị hăm tã là sự lựa chọn của nhiều mẹ thông thái.

4.2. Giảm bớt thời gian mặc tã, bỉm cho bé

Mặc tã bỉm sẽ thuận tiện hơn cho mẹ khi vệ sinh, giặt giũ cho bé. Nhưng khi bé bị hăm, mẹ giảm tối đa thời gian bé mặc tã bỉm để da bé được khô thoáng, tránh tã cọ vào vết hăm gây đau.

Đặc biệt, với thời tiết mùa hè nóng bức, mẹ ưu tiên cho bé mặc quần mỏng nhẹ (cotton, lanh, bamboo), kết hợp để mông bé được trần từ 2 – 3 tiếng/ngày giúp bé được khô thoáng và nhanh khỏi hăm hơn.

Hạn chế tối đa thời gian dùng tã bỉm sẽ giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn
Hạn chế tối đa thời gian dùng tã bỉm sẽ giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn

4.3. Sử dụng loại tã thông thoáng, siêu thấm hút

Tã có độ thấm hút và thông thoáng sẽ đảm bảo bề mặt da bé được khô ráo. Từ đó giảm kích ứng da, hạn chế da tiếp xúc với nước tiểu hay mồ hôi gây hăm tã nặng hơn.

Tã thế nào sẽ thấm hút tốt?

Nếu mẹ để ý sẽ thấy các loại bỉm thông thường chỉ sử dụng bông trộn lẫn hạt SAP gắn ở giữa bỉm. Điều này làm cho bỉm dễ bị vón cục và bị tràn ở những lần con tè tiếp theo, vì các sợi liên kết của bông sẽ bị tách ra và vón thành cục nhỏ khi tiếp xúc với nước.

Mẹ ưu tiên chọn tã có nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp – loại hạt có khả năng hấp thụ lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển sang dạng gel chống thấm ngược, vừa giúp mông bé khô thoáng, vừa tránh vón cục, xô lệch bỉm khó chịu.

Ngoài ra, để mông bé thông thoáng nhất, mẹ chọn tã nhiều rãnh thoát khí, giúp không khí bên trong và ngoài tã lưu thông, tránh nóng ẩm, bí bách khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây hăm nặng hơn.

Mẹ chọn tã có nhiều rãnh thoát khí 3D để mông con được thông thoáng, dễ chịu
Mẹ chọn tã có nhiều rãnh thoát khí 3D để mông con được thông thoáng, dễ chịu

4.4. Chọn kích thước tã bỉm vừa hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với bé

Tã bỉm dùng cho bé khi bị hăm tã cần có kích thước vừa vặn hoặc rộng hơn 1 chút so với size của bé. Điều này giúp giảm cọ xát giữa mông bé và tã, vừa giúp mông bé thông thoáng, vừa giúp bé không bị đau, khó chịu vì phải mặc tã khi hăm.

Mẹ chọn tã có size phù hợp với cân nặng của con theo phân loại của nhà sản xuất. Nếu gặp khó khăn, mẹ tham khảo: Hướng dẫn chọn size bỉm tã cho bé cưng, mẹ đã biết chưa?

Lựa chọn kích thước tã bỉm phù hợp để làn da của bé không bị tổn thương và bí bách khiến hăm nặng thêm
Lựa chọn kích thước tã bỉm phù hợp để làn da của bé không bị tổn thương và bí bách khiến hăm nặng thêm

4.5. Kết hợp sản phẩm xử lý hăm tã cho bé

Cùng với việc chăm sóc đúng cách, mẹ kết hợp sử dụng các sản phẩm xử lý hăm để giúp cải thiện tình trạng hăm nhanh chóng, hiệu quả hơn. Dưới đây là gợi ý 3 loại sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng hăm tã để mẹ tham khảo:

4.4.1. Các sản phẩm kem hăm

Kem hăm tã là loại sản phẩm phổ biến được nhiều mẹ lựa chọn để hỗ trợ cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ. Các loại kem này có chứa nhiều thành phần chuyên biệt, có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm và dưỡng ẩm, từ đó cải thiện tình trạng hăm.

Hầu hết các sản phẩm kem trị hăm phù hợp với giai đoạn vùng da bị hăm chưa có viêm nhiễm nặng (cấp độ 1, 2, 3)

Một số sản phẩm kem trị hăm phổ biến được nhiều mẹ lựa chọn để chăm sóc bé bị hăm tã
Một số sản phẩm kem trị hăm phổ biến được nhiều mẹ lựa chọn để chăm sóc bé bị hăm tã

Tùy vào thành phần và xuất xứ mà các sản phẩm có giá khác nhau từ 30.000 đồng lên tới khoảng 200.000 đồng. Một số loại kem trị hăm được tin dùng hiện nay là: Bepanthen, Bubchen, Sudocrem, Cetaphil,…

4.4.2. Xịt kháng khuẩn xử lý các vấn đề về da

Mẹ có để ý lúc bé bị tổn thương trên da, khi mẹ bôi kem hăm, tay mẹ chạm vào da bé, bé thường co người lại, thậm chí khóc thét lên không? Chưa kể còn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn ngược từ tay mẹ sang bé. Sản phẩm dạng xịt ra đời như một giải pháp thay thế tối ưu cho những nhược điểm của kem hăm tã.

Hình ảnh so sánh ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm tã dạng xịt và dạng bôi
Hình ảnh so sánh ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm tã dạng xịt và dạng bôi

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Khi chọn sản phẩm xịt xử lý hăm tã, mẹ ưu tiên chọn sản phẩm có thành phần thiên nhiên để an toàn, lành tính nhất với da con. Một số thành phần “vàng” kháng khuẩn, dưỡng da cho trẻ sơ sinh: Hoắc hương, hoa Kim Ngân,…

Sản phẩm xịt kháng khuẩn trên thị trường hiện nay có giá dao động trong khoảng 100.000 đồng đến 500.000 đồng tùy loại. Các sản phẩm nổi bật được cộng đồng mẹ bỉm ưa chuộng: Xịt kháng khuẩn thiên nhiên Mamamy Skin Expert (sản phẩm nhập khẩu Mỹ), xịt hăm tã Curash,…

4.4.3. Thuốc trị hăm

Khi bé bị hăm tã nặng (cấp độ 4, 5), mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc giúp bé khỏi nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm. Tuỳ theo tình trạng của bé mà bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc chống viêm,…

Khi triệu chứng hăm nặng, hãy đưa bé tới khám bác sĩ để được tư vấn các sản phẩm thuốc hỗ trợ trị hăm hiệu quả
Khi triệu chứng hăm nặng, hãy đưa bé tới khám bác sĩ để được tư vấn các sản phẩm thuốc hỗ trợ trị hăm hiệu quả

Xem thêm: 4 Cách xử lý bé bị hăm tã nổi mụn “dứt điểm” 100% không lo tái phát

5. Cách phòng ngừa hăm tã quay trở lại

Hăm tã có thể quay lại nếu mẹ không chăm sóc bé đúng cách. Để phòng ngừa hăm tã cho bé, mẹ bỏ túi ngay 1 số kinh nghiệm sau:

NÊN KHÔNG NÊN
  • Thay tã thường xuyên (3 – 4 giờ/1 lần), thay ngay khi bé đi ị
  • Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thay tã, chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da bé.
  • Chọn tã kích cỡ vừa vặn hoặc rộng hơn với cân nặng của bé.
  • Tã thoáng mát, thấm hút tốt
  • Mặc tã liên tục quá 4 tiếng.
  • Dùng tã quá chặt gây cọ xát da bé.
  • Sử dụng phấn rôm, sản phẩm tắm gội có thành phần hóa học gây kích ứng da.
  • Cho bé ăn thức ăn lạ.
  • Tùy tiện sử dụng kháng sinh.

Mẹ nên thay tã thường xuyên 3- 4 giờ/ lần, thay ngay sau khi bé ị

Mẹ nên thay tã thường xuyên 3- 4 giờ/ lần, thay ngay sau khi bé ị

6. Câu hỏi thường gặp khi bé bị hăm tã

6.1. Bé bị hăm tã bao lâu thì khỏi?

Hăm tã bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào mức độ và cách chăm sóc của mẹ. Thông thường, nếu được chăm sóc đúng cách, hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3) sẽ khỏi nhanh chỉ sau 3 – 7 ngày, bé hăm nặng (cấp độ 4, 5) sẽ cần 2 – 3 tuần để khỏi hẳn.

Mẹ theo dõi chi tiết hăm tã bao lâu thì khỏi theo từng mức độ qua bảng sau nhé!

Cấp độ Thời gian khỏi
Cấp độ 1 2 – 3 ngày
Cấp độ 2 3 – 5 ngày
Cấp độ 3 5 – 7 ngày
Cấp độ 4 7 – 15 ngày
Cấp độ 5 15 – 30 ngày

Thói quen chăm sóc và chú ý tới biểu hiện da, trạng thái của bé sẽ quyết định thời gian điều trị hăm tã

Thói quen chăm sóc và chú ý tới biểu hiện da, trạng thái của bé sẽ quyết định thời gian điều trị hăm tã

6.2. Hăm tã có nguy hiểm không?

Hăm tã là vấn đề ngoài da thường gặp ở bé dưới 2 tuổi và phần lớn không gây nguy hiểm. Chỉ khi bé bị hăm tã nặng có dấu hiệu nhiễm khuẩn (cấp độ 4, 5), mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh bị biến chứng như để lại sẹo lồi, nấm vùng tã lót, nhiễm trùng toàn thân,…

Hăm tã nếu được chăm sóc và xử lý đúng cách sẽ không gây nguy hiểm 
Hăm tã nếu được chăm sóc và xử lý đúng cách sẽ không gây nguy hiểm 

6.3. Hăm tã có nên dùng phấn rôm?

Nhiều mẹ nghĩ rằng sử dụng phấn rôm giúp hút ẩm, giúp vùng da bị hăm trở nên khô thoáng. Tuy nhiên, việc này là hoàn toàn sai lầm.

Phấn rôm bôi lên vùng da hăm gây bít tắc lỗ chân lông. Bột phấn rôm có thể khiến các vùng da hăm đang ẩm ướt bị khô cứng, khiến bé bị đau mỗi khi cử động và khiến da thêm tổn thương.

Mẹ cần chú ý sử dụng phấn rôm đúng lúc, không nên dùng để xoa lên vùng da đang bị hăm
Mẹ cần chú ý sử dụng phấn rôm đúng lúc, không nên dùng để xoa lên vùng da đang bị hăm

Mẹ xem thêm: Hăm tã có nên sử dụng phấn rôm

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Hăm tã là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, chỉ cần mẹ cần hiểu da con và chăm sóc đúng cách, da con sẽ sớm mịn màng trở lại. Trong bất kỳ giai đoạn nào, tinh thần của mẹ vẫn luôn cũng là yếu tố quan trọng. Bình tĩnh để hiểu da con, hiểu con cần gì, chắc chắn mẹ xử lý được hết mọi vấn đề, giúp con luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Nếu cần hỗ trợ thêm, mẹ để lại câu hỏi bên dưới để được giải đáp nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé bị hăm tã: Dấu hiệu, nguyên nhân và 5 cách chăm sóc hiệu quả”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

9 cách giúp bé hăm tã nặng đến mấy cũng NHANH KHỎI
9 cách giúp bé hăm tã nặng đến mấy cũng NHANH KHỎI
Hăm tã là vấn đề về da thường gặp và có thể khắc phục nhanh chóng khi mẹ hiểu da con và chăm sóc đúng cách. Ngay cả khi bé bị hăm tã nặng, có dấu hiệu lở loét, mụn mủ,… bé vẫn có thể khỏi sau 2 tuần. Tìm hiểu ngay bài viết dưới […]
Hăm tã nước tiểu: Nguyên nhân và 3 điều mẹ cần làm ngay!
Hăm tã nước tiểu: Nguyên nhân và 3 điều mẹ cần làm ngay!
Hăm tã nước tiểu là vấn đề thường gặp ở bé trong độ tuổi mặc tã. Mẹ chỉ cần bình tĩnh tìm hiểu và chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi nhanh thôi. Tham khảo bài viết để hiểu da con và biết cách xử lý hiệu quả mẹ nhé! 1. Tại sao bé lại […]
Hăm tã bao lâu thì khỏi? 6 cách chăm giúp bé nhanh khỏi nhất
Hăm tã bao lâu thì khỏi? 6 cách chăm giúp bé nhanh khỏi nhất
Bé nhà mình bị hăm tã khiến mẹ lo lắng, không biết hăm tã bao lâu thì khỏi, làm sao để con khỏi nhanh nhất? Mẹ ơi, mẹ đừng lo! Hăm tã sẽ khỏi sau 3 – 7 ngày nếu mẹ chăm sóc bé giảm hăm tã đúng cách đó ạ! Để hiểu rõ về […]
Trị hăm tã cho bé: 6 cách xử lý và 5 Sai lầm mẹ hay gặp phải
Trị hăm tã cho bé: 6 cách xử lý và 5 Sai lầm mẹ hay gặp phải
Nhiều mẹ hay nghĩ hăm là 1 bệnh nghiêm trọng và cần phải “trị hăm tã cho bé” nhưng thực chất đây chỉ là 1 vấn đề ngoài da thường gặp. Hiểu da con và bình tĩnh xử lý, hăm tã sẽ không còn là mối lo của hai mẹ con nữa.  1. Trị hăm […]
Phân biệt hăm tã và rôm sảy cùng cách xử lý để bé khỏi nhanh nhất
Phân biệt hăm tã và rôm sảy cùng cách xử lý để bé khỏi nhanh nhất
Hăm tã và rôm sảy có nhiều biểu hiện gần giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn cho mẹ. Tuy nhiên, hai vấn đề về da này lại có nguyên nhân và cách chăm sóc khác nhau đó ạ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách phân biệt hăm tã – rôm sảy và […]
Giỏ hàng 0