Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé bị hăm tã phải làm sao? Mẹ nên và không nên làm gì?

Bé bị hăm tã phải làm sao?” là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các mẹ. Bởi, một chút “dấu hiệu lạ” trên da của bé cưng thôi cũng khiến mẹ lo lắng lắm rồi. Nhưng mẹ ơi, hăm tã chỉ là vấn đề ngoài da thường gặp, không phải bệnh gây nguy hiểm gì cho con đâu. Chỉ cần mẹ bình tĩnh, hiểu da con và chăm sóc đúng cách, làn da mỏng manh ấy sớm mịn màng trở lại ngay thôi. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ yên tâm và tự tin hơn khi chăm sóc bé bị hăm tã, mẹ kéo xuống đọc tiếp nhé! 

Bé bị hăm tã phải làm sao?
Bé bị hăm tã phải làm sao?

1. Hăm tã không phải bệnh lý nghiêm trọng đâu mẹ ơi! 

Hăm tã không quá nghiêm trọng như các mẹ nghĩ đâu ạ! Đây thực chất là một vấn đề ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ, biểu hiện dễ nhận thấy bằng mắt thường ở dạng các mảng da đỏ, sần ở vùng bẹn, đùi, ngấn mông, hậu môn hoặc xung quanh bộ phận sinh dục của bé. Nặng hơn thì các mảng da này có thể sùi mụn hoặc lở loét. 

Theo thống kê của các chuyên gia, cứ 4 bé thì có 1 bé bị hăm tã ít nhất một lần. Hăm tã là biểu hiện phản ứng của da khi hệ thống bài tiết không thông thoáng, bị bít kín đặc biệt là các bé dùng bỉm thường xuyên trong độ tuổi  từ 3 đến 15 tháng.

Nguyen-nhan-gay-nen-ham-ta-o-be
Nguyên nhân gây nên hăm tã ở bé

Thực chất, da bé mỏng, dễ bị mất nước bởi các lớp biểu bì dưới da chưa được hoàn thiện và các tuyến bã nhờn hoạt động yếu nên dễ bị hăm tã “tấn công”. Bên cạnh đó, hăm tã có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau:

  • Da bé bị cọ xát: Khi mặc tã hoặc quần áo chật, da bé mỏng và bị tác động liên tục dẫn đến hăm.
  • Da bé bị ẩm ướt trong thời gian dài: Làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé khi tiếp xúc lâu với phân, nước tiểu hay những loại bỉm có khả năng hút ẩm kém sẽ khiến  da bé bị ẩm ướt, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây nên hăm tã cho bé. 
  • Chế độ ăn uống của bé thay đổi: Đối với những em bé mới ăn dặm hoặc ăn thức ăn cứng thì các thành phần trong phân bé sẽ thay đổi, làm tăng khả năng bị hăm. Đối với trẻ sơ sinh còn bú sữa mẹ, hăm tã có thể do phản ứng với những gì mẹ đã ăn.
  • Kích ứng với một số sản phẩm: Da bé bị kích ứng với khăn lau, các loại tã hay nước giặt quần áo, nước xả vải kém chất lượng và một số thành phần không an toàn có trong kem dưỡng da, phấn rôm,…như phthalate, bột talc. Đây là các chất có liên quan đến dị ứng, dị dạng bộ phận sinh dục nam, dậy thì sớm, chàm, hen suyễn, hạ IQ và ADHD đối với bé. 
  • Da bé nhạy cảm: Trẻ nhỏ có thể gặp rất nhiều các vấn đề ngoài da khác nhau như viêm da dị ứng, mụn sữa, chàm, rôm sảy do cấu trúc da bé còn non yếu, các lớp hàng rào bảo vệ tự nhiên trên da dễ dàng bị phá hủy nên bé rất dễ gặp phải các tình trạng về da. 
Be-bi-ham-do-me-chua-biet-dieu-chinh-che-do-an-uong
Bé bị hăm do mẹ chưa biết điều chỉnh chế độ ăn uống

Nếu bé bị hăm do các nguyên nhân trên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Mẹ dễ dàng khắc phục được qua việc thấu hiểu da con và thói quen chăm sóc con hàng ngày. Vậy “bé bị hăm tã phải làm sao và đâu là cách chăm sóc đúng?”, mẹ hãy tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây.

2. Bé bị hăm tã, trước tiên mẹ cần xác định cấp độ hăm 

Nguyên tắc đầu tiên chăm sóc bé bị hăm tã: mẹ cần xác định cấp độ hăm của bé. Điều này rất quan trọng bởi tùy thuộc vào tình trạng của con sẽ có những cách xử trí khác nhau. Đối với trường hợp hăm tã nhẹ, nếu mẹ phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đúng cách, vùng da hăm sẽ sớm mịn màng trở lại.

Nếu mẹ xử lý đúng cách thì da con sẽ mịn màng trở lại ngay thôi ạ
Nếu mẹ xử lý đúng cách thì da con sẽ mịn màng trở lại ngay thôi ạ

Đối với những trường hợp hăm tã nặng, nếu mẹ không biết cách chăm sóc và xử lý ngay sẽ khiến da bé bị tổn thương, lở loét, mụn mủ, thậm chí bị sốt. Do đó, việc hiểu về da con và các cấp độ hăm tã là rất quan trọng. 

Hăm tã ở bé được chia thành 5 cấp độ khác nhau từ nặng đến nhẹ, bao gồm:

1 – Cấp độ 1: Da bé sẽ xuất hiện một số đám hồng nhỏ, màu nhạt và hơi sưng ở vùng quấn tã. Da bé chưa có mụn li ti và khô ráo.

2 – Cấp độ 2: Vùng da bị hăm tã chuyển sang màu hồng đậm và bắt đầu xuất hiện các mụn nhỏ màu đỏ, li ti và gây ngứa. Biểu hiện sẽ kéo dài trong 1 – 2 ngày và chuyển biến nặng hơn nếu không được xử lý kịp thời. 

3 – Cấp độ 3: Các vùng da bị hăm có màu đỏ rực, hơi sưng, vết hăm đậm và rõ ràng hơn, mụn nhỏ li ti cũng dày đặc hơn. Bé sẽ quấy khóc, ngứa ngáy và khó chịu, nhất là những lúc tắm rửa hay thay tã lót, quần áo. 

Hăm tã khiến bé đau đớn và hay quấy khóc
Hăm tã khiến bé đau đớn và hay quấy khóc

4 – Cấp độ 4: Vùng da hăm đỏ lúc này đã lan rộng hơn (khắp mông, bẹn, đùi,…), da bắt đầu bị sần sùi, mụn nước và ẩm ướt. Da bé đã bị tổn thương khá nặng, khiến bé bị đau, ngứa ngáy và khó chịu, quấy khóc, đặc biệt là khi mẹ thay tã hoặc vệ sinh vùng quấn tã.

5 – Cấp độ 5: Đây là cấp độ nặng nhất của hăm tã, chuyển từ cấp độ 4 sau khoảng 3 – 7 ngày nếu bố mẹ chăm sóc sai cách. Ở giai đoạn này, các mụn nước sẽ bị vỡ, dẫn đến lở loét, sưng viêm, mụn mủ,…Bé sẽ quấy khóc thường xuyên, bỏ ăn, mất ngủ và có trường hợp sẽ sốt nhẹ khoảng 38 độ C.

3. Cách xử lý hăm tã cho từng cấp độ

3.1.   Xử lý hăm tã cấp độ nhẹ 

Hăm tã nhẹ là hăm tã ở cấp độ 1-2. Nguyên nhân do da bé bị ẩm ướt, bí hơi, không khô thoáng, các enzyme trong nước tiểu và phân bị ứ đọng trong tã thời gian dài khiến da bé bị tổn thương và gây ra hăm tã. Thêm nữa, nếu chất lượng tã của bé không tốt, tã cọ xát với da  khiến bé bị trầy xước, mẩn đỏ. 

Để xử lý hăm tã ở cấp độ 1 – 2, mẹ áp dụng ngay các nguyên tắc dưới đây nhé:

1 – Nguyên tắc vệ sinh

  • Giữ vùng da hăm tã sạch sẽ, khô thoáng: Mẹ vệ sinh sạch sẽ các vùng da hăm, vệ sinh vùng quấn tã bằng nước ấm cho bé trong khoảng từ 35 – 38°C mỗi khi thay tã mới nhé. Điều này giúp da bé thông thoáng và loại bỏ các tác nhân gây hăm tã như nước tiểu, phân, mồ hôi. 
Vệ sinh các vùng da bị hăm thường xuyên cho bé
Vệ sinh các vùng da bị hăm thường xuyên cho bé
  • Thường xuyên thay tã cho con: Thay tã ít nhất 3 – 4 giờ/lần, tránh tình trạng da bị bí bách, nóng bức, đổ mồ hôi. Hơn nữa, nếu bé quấn tã cả ngày hoặc trong thời gian dài sẽ tạo cho bé thói quen xấu, khiến bé con đi tiểu mất kiểm soát hay tè dầm khi lớn.
Thay tã thường xuyên cho bé để giúp da bé thông thoáng, hạn chế hăm tã
Thay tã thường xuyên cho bé để giúp da bé thông thoáng, hạn chế hăm tã

2 – Nguyên tắc sử dụng các sản phẩm tiếp xúc với da bé

  • Cân nhắc thay đổi loại tã bé sử dụng: Mẹ nên dùng các loại tã có tính hút ẩm cao, chất liệu mềm mại, ngừa hăm và rôm sảy tối đa cho con. Mẹ tham khảo Tã Mamamy có khả năng thấm hút gấp 1,5 lần những loại tã thông thường, giữ nước tốt, chứa nhiều hạt SAP giúp bề mặt da bé không ẩm ướt, ngừa hăm, mẩn đỏ, giảm kích ứng da tối đa. Với tã dán Mamamy mẹ yên tâm đóng xuyên đêm, không lo tràn lưng, tràn đùi và không vón cục. 
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da lành tính: Mẹ ưu tiên chọn các loại xịt dưỡng da có thành phần thiên nhiên như hoắc hương, hoa kim ngân có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi da, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giảm viêm giảm ngứa nhanh chóng. Thiết kế dạng xịt còn giúp tạo lớp màng mỏng cực nhẹ dịu, khả năng thẩm thấu và xử lý hăm nhanh hơn, da con sớm mịn màng trở lại.
  • Dùng các loại khăn khô đa năng, khăn giấy ướt an toàn:có thành phần lành tính, không chứa chất tạo mùi hóa học. Mẹ yên tâm sử dụng mà không sợ bé bị dị ứng hay ngứa ngáy đâu ạ!  Bên cạnh đó, sản phẩm khăn giấy ướt cao cấp còn có Chlorhexidine Gluconate Solution –  chất được Tổ chức Y tế thế giới – WHO chỉ định dùng cho viêm nướu răng, cực an toàn đó mẹ. Nhờ đó, da bé được bảo vệ, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hăm, rôm sảy. 
  • Sử dụng các loại kem bôi da chuyên dụng: mẹ nên lựa chọn những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần tự nhiên, an toàn, và độ hiệu quả cao. Mẹ tuyệt đối không nên ham các sản phẩm rẻ tiền, không có nguồn gốc rõ ràng mà hại đến sức khỏe của con mẹ nhé.
Sử dụng khăn khô, giấy ướt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé
Sử dụng khăn khô, giấy ướt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé

3.2.  Bé bị hăm tã cấp độ trung bình, mẹ phải làm sao?

Mức độ hăm tã trung bình nằm ở cấp độ 3 – 4, nguyên nhân bởi mẹ chưa biết cách chăm sóc và xử lý các vết hăm ở cấp độ nhẹ. Thêm nữa, bé bị hăm tã ở mức độ trung bình còn do quấn tã quá chật hoặc quá 3 – 4 tiếng mà mẹ quên thay tã, khiến cho da bé tiếp xúc trực tiếp với phân và nước tiểu trong thời gian dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

Với cấp độ hăm này, mẹ áp dụng nguyên tắc vệ sinh và nguyên tắc sử dụng những sản phẩm tiếp xúc với da bé tương tự như khi xử lý hăm tã cấp độ nhẹ mẹ nhé. 

Vùng da của con ửng đỏ và lan rộng
Vùng da của con ửng đỏ và lan rộng

Một số lưu ý thêm cho mẹ khi chăm sóc bé bị hăm cấp độ trung bình đây ạ:

1 – Theo dõi tình trạng vết hăm: Ở cấp độ này, nếu mẹ chăm sóc, xử trí đúng cách thì vết hăm của bé sẽ khỏi sau 5 – 7 ngày (ở cấp độ 3) và 10 – 15 ngày (ở cấp độ 4). 

Nếu sau 5 đến 7 ngày vùng da hăm lan rộng hơn, da bé sần sùi, nổi mụn nước và ẩm ướt, bé ngứa ngáy, quấy khóc thường xuyên, bỏ ăn, mất ngủ, hăm tã đã trở nên nặng hơn (cấp độ 4) rồi ạ. Mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ và kết hợp dùng thuốc theo chỉ định.

2 – Điều chỉnh chế độ ăn uống Ngoài chăm sóc da bé, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống của con theo hướng dẫn sau nhé: 

  • Tránh những thực phẩm như cà chua, cam, dâu tây, việt quất, mâm xôi bởi axit trong đó sẽ làm biến đổi thành phần phân của bé, khi phân tiếp xúc với phần da bị tổn thương sẽ làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
  • Nên cho bé ăn những loại thức ăn lành tính, có chứa nhiều chất xơ, đạm như rau xanh, thịt nạc, trứng gà và tuyệt đối không cho bé ăn thịt bò mẹ nhé! Thịt bò sẽ khiến vết thương lâu liền sẹo, thậm chí thâm đen sau khi bé đã khỏi đấy ạ. 

3.3. Con hăm tã ở cấp độ nặng, mẹ nên chú ý

Cấp độ 5 là cấp độ hăm tã nặng nhất, nguyên nhân do mẹ chăm sóc sai cách và không xử lý triệt để các cấp độ hăm nhẹ hơn. Mặc dù là một vấn đề về da không nguy hiểm, nhưng khi biến chứng nặng hơn, hăm có thể lâu khỏi và khiến con phải chịu đau đớn, khó chịu trong thời gian dài. 

Con hăm tã cấp độ nặng, mẹ phải làm sao?
Con hăm tã cấp độ nặng, mẹ phải làm sao?

Trong giai đoạn này, mẹ áp dụng các nguyên tắc như khi xử lý tình trạng hăm ở mức trung bình. Đặc biệt, mẹ cần cho bé đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn chi tiết. Trước khi cho bé đi khám, mẹ cần: 

  • Liệt kê các dấu hiệu và triệu chứng của con 
  • Thống kê tổng thời gian bé bị hăm 
  • Liệt kê thông tin về tình trạng sức khỏe và các sản phẩm con sử dụng
  • Đặt ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ, chuyên gia như: cách chăm sóc bé sau khi khám, loại thuốc bôi chuyên dụng, chế độ ăn hợp lý để có hướng điều chỉnh phù hợp giúp xử lý dứt điểm tình trạng hăm. 

Sau khi cho bé đi khám, mẹ tiếp tục theo dõi và chăm sóc bé tại nhà nhưng cần lưu ý:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên: Ở giai đoạn này bé sẽ rất khó chịu, ngứa rát và hay quấy khóc. Tuy nhiên, nếu bé có biểu hiện bất thường như sốt cao, co giật, vết thương chảy mủ liên tục, mẹ cho bé đi bệnh viện ngay nhé. 
Cho bé đi bệnh viện khi có triệu chứng sốt cao, co giật, vết thương chảy mủ liên tục
Cho bé đi bệnh viện khi có triệu chứng sốt cao, co giật, vết thương chảy mủ liên tục

4. Câu hỏi thường gặp khi bé bị hăm tã

4.1. Trẻ bị hăm tắm lá gì?

Tuyệt đối không dùng các loại lá tắm không rõ nguồn gốc bởi chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng và độ an toàn của phương pháp này. Hơn nữa, những loại thuốc độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng tích tụ trong lá rất dễ làm da bé bị kích ứng, nổi mẩn và khiến tình trạng hăm tã ngày càng nặng hơn. 

Mẹ ưu tiên chọn các sản phẩm bọt tắm gội thiên nhiên có các hoạt chất khử khuẩn, chống kích ứng và các tác nhân gây ngứa, tạo nên lớp màng có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé, hạn chế tình trạng hăm tã hiệu quả. 

Sử dụng sản phẩm tắm gội từ thiên nhiên, “đánh bay” hăm tã cho bé
Sử dụng sản phẩm tắm gội từ thiên nhiên, “đánh bay” hăm tã cho bé

Mách mẹ sản phẩm tắm gội cho bé nhận được ưu ái của mẹ bỉm hiện nay: Bọt tắm gội thiên nhiên Mamamy với thành phần Cocamidopropyl Phosphatidyl PG-Dimonium Chloride, Citrus Paradisi Seed Extract (dịch chiết hạt bưởi chùm),… không chỉ làm sạch, siêu dưỡng ẩm mà còn tự tạo hệ kháng khuẩn trên bề mặt da, phát huy tối đa khả năng ngăn ngừa mẩn đỏ, hăm ngứa. Mẹ yên tâm sử dụng kể cả khi con bị hăm tã.. 

4.2. Sản phẩm xử lý hăm nào tốt cho bé sơ sinh?

Chăm sóc vùng hăm tã cho con cũng tương tự như chăm sóc da cho mẹ, mẹ rất ngại đưa tay lên mặt vì sợ bẩn từ tay gây  nổi mụn. Chính vì vậy, sản phẩm xử lý hăm tã dạng xịt là lựa chọn tối ưu và an toàn nhất, mẹ không cần dùng tay bôi trực tiếp lên các vùng da hăm của con, tránh nhiễm khuẩn ngược từ tay mẹ, hạn chế tình trạng vết hăm trở nên nặng hơn. 

Sử dụng sản phẩm xử lý hăm dạng xịt cho con mẹ nhé
Sử dụng sản phẩm xử lý hăm dạng xịt cho con mẹ nhé

Ngoài ra, có 3 lý do khác khiến sản phẩm xử lý hăm dạng xịt là lựa chọn hàng đầu để xử lý hăm tã cho bé:

  • Làm dịu vùng da bị hăm: Thiết kế dạng xịt phun sương giúp thẩm thấu nhanh hơn dạng bôi, giảm nhanh cảm giác khó chịu khi bé bị hăm.
  • Không gây đau rát, giảm đau cho bé: Với thiết kế dạng xịt, mẹ chỉ cần ấn xịt, không chạm vào da bé, mẹ dễ dàng xử lý các vết hăm cho con mà không lo bé sợ hãi, đau đớn.
  • Độ an toàn cao: Khác với phương pháp dân gian, các sản phẩm xử lý hăm chuyên dụng đã được các đơn vị uy tín kiểm chứng hiệu quả xử lý hăm và cấp phép lưu hành. Mẹ yên tâm cho con sử dụng mà không phải lăn tăn gì cả. 

Nếu mẹ đang đau đầu không biết sử dụng sản phẩm xử lý hăm tã nào mang lại hiệu quả tốt mẹ tham khảo xịt Skin Expert nhé. Xịt Skin Expert được mẹ bỉm Việt mệnh danh là xịt “thần thánh” giúp “xử đẹp” vết hăm. Đặc biệt, sản phẩm sử dụng công nghệ tế bào gốc tự nhiên tiên tiến, liên tục sản sinh ra tế bào con, nuôi dưỡng tế bào da, giúp vùng da bị hăm của con nhanh chóng phục hồi.  

Chiết xuất từ hoa kim ngân (Lonicera japonica flower extract) có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, xử lý nhanh chóng tình trạng ngứa, viêm, giảm đau cho bé. Sau khi vết hăm đã lành, tinh dầu hoắc hương (Pogostemon Cablin Leaf Oil) sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm mờ sẹo nên da con sẽ sớm mịn màng trở lại thôi ạ. 

Dạng xịt sẽ tối ưu nhất vì mẹ không cần dùng tay bôi lên da bé
Dạng xịt sẽ tối ưu nhất vì mẹ không cần dùng tay bôi lên da bé

4.3. Bé gái bị hăm ở vùng kín phải làm sao? Có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc. Thực chất hăm vùng kín nguy hiểm như thế nào còn tùy thuộc vào mức độ hăm mà bé đang gặp phải. Nếu bé gái bị hăm vùng kín mà mẹ không phát hiện và khắc phục sớm sẽ gây nên các tình trạng như: 

  • Khiến bé khó chịu, hay quấy khóc, bỏ ăn, đau rát, ngủ không ngon…, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé.
  • Nếu bé gái bị hăm vùng kín trong thời gian dài lâu dài có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu dưới.
  • Một số bé bị hăm vùng bẹn do nấm men Candida dẫn đến viêm âm đạo, nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản khi trưởng thành.
Bé gái bị hăm vùng kín nên xử lý như thế nào?
Bé gái bị hăm vùng kín nên xử lý như thế nào?

Để xử lý hăm vùng kín cho bé gái, mẹ tuân thủ các nguyên tắc mà Góc của mẹ đã nêu trong bài. Ngoài ra, mẹ nên:

  • Vệ sinh vùng kín cho bé sạch sẽ: Hàng ngày, mẹ hãy sử dụng khăn mềm, làm ẩm bằng nước ấm (35 – 38°C) rồi lau vùng kín nhẹ nhàng từ trước ra sau, đặc biệt chú ý không nên lau sâu vào bên trong đâu mẹ nhé. 
  • Thay tã thường xuyên: Việc thay tã, bỉm thường xuyên cho bé, đặc biệt là bé gái sẽ giúp tránh các tình trạng nước tiểu thấm vào vết hăm. Mẹ thay tã trung bình 3 – 4 giờ/lần, không để lâu hơn 6 giờ và đừng quên vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm hoặc khăn giấy ướt chuyên dùng cho con trước khi thay tã mới mẹ nhé! 
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.


Như vậy, bài viết trên đã trả lời cho mẹ câu hỏi
bé bị hăm tã phải làm sao? Mẹ nên và không nên làm gì? Qua đây, chắc hẳn mẹ đã hiểu da của con và những biểu hiện ở từng cấp độ hăm để cho cách xử lý phù hợp rồi đúng không ạ? Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn thì hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp sớm nhất nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé bị hăm tã phải làm sao? Mẹ nên và không nên làm gì?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

9 cách giúp bé hăm tã nặng đến mấy cũng NHANH KHỎI
9 cách giúp bé hăm tã nặng đến mấy cũng NHANH KHỎI
Hăm tã là vấn đề về da thường gặp và có thể khắc phục nhanh chóng khi mẹ hiểu da con và chăm sóc đúng cách. Ngay cả khi bé bị hăm tã nặng, có dấu hiệu lở loét, mụn mủ,… bé vẫn có thể khỏi sau 2 tuần. Tìm hiểu ngay bài viết dưới […]
3 sản phẩm giúp phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh
3 sản phẩm giúp phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh
Phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề luôn được cha mẹ quan tâm. Tuy hăm không quá đáng lo nhưng cha mẹ mới sinh bé không khỏi xót lòng khi thấy con khó chịu. Những lúc đó, mẹ có thể làm gì cho bé? Hãy luôn sẵn sàng […]
6 cách ngừa hăm tã mẹ nhất định cần biết
6 cách ngừa hăm tã mẹ nhất định cần biết
Hăm tã là vấn đề mẹ thường lo lắng khi dùng tã cho con, nhất là khi thời tiết nóng bức, khó chịu. Tuy vậy, mẹ hoàn toàn có thể xử lý được hăm tã khi hiểu đúng. Mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu tường tận hơn về hăm tã và gợi […]
Giỏ hàng 0