Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

5 nguyên nhân trẻ bị mẩn đỏ ngứa và cách xử lý cho mẹ

Trẻ bị mẩn đỏ ngứa khiến mẹ loay hoay không biết nguyên nhân do đâu, xử lý thế nào để bé nhanh khỏi. Mẹ đừng lo! Chỉ với 5 phút đọc bài viết dưới đây, mẹ sẽ tìm ra “thủ phạm” gây mẩn đỏ cho con và biết cách giúp bé bị mẩn đỏ ngứa thoái khỏi nhanh đó ạ!

Mẩn đỏ ngứa không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Mẩn đỏ ngứa không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

1. Trẻ bị mẩn đổ ngứa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng tăng lên nhanh, gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa, khó chịu cho bé.

Cụ thể các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra được tổng hợp ở phía dưới, mẹ theo dõi nhé!

1.1. Bệnh ban đào

Bé bị ban đào trên da do virus HHV – 6 từ ngoài môi trường xâm nhập và tấn công da bé, khiến bé bị phát ban, nổi mụn. Vi khuẩn này phát triển mạnh trong thời tiết se lạnh như mùa thu và mùa đông.

1.1.1. Biểu hiện

  • Bé sốt cao 39,5 – 40,5 độ C, kéo dài 3 – 5 ngày.
  • Phát ban, nổi mụn dạng chấm nhỏ trên da sau khi sốt giảm.
  • Các vết mụn rát, ngứa, sần
  • Mẩn ngứa tập trung ở ngực, bụng và lưng ít xuất hiện ở tay, chân, mặt.
  • Bé mệt mỏi, cáu gắt, biếng ăn, tiêu chảy nhẹ.
Bé ban đào có biểu hiện mẩn đỏ ngứa kèm sốt cao 39,5 đến 40 độ C
Trẻ bị mẩn đỏ ngứa do bệnh ban đào có biểu hiện mẩn đỏ ngứa kèm sốt cao 39,5 đến 40 độ C

1.1.2. Cách chăm sóc

Bé bị mẩn đỏ ngứa ban đào sẽ tự khỏi trong vòng một tuần mà không để lại sẹo thâm trên da. Trong thời gian này, mẹ giúp bé thoải mái hơn bằng những biện pháp sau:

  • Cho bé uống đủ 1.5 lít nước/ngày: Bé mất nước do sốt cao, ra mồ hôi nhiều, dẫn tới khô họng, khát nước, mệt mỏi. Mẹ cho bé uống nước đầy đủ để bù nước cho bé. Trong trường hợp bé đang bú mẹ, mẹ cho bé bú nhiều hơn bình thường 2 – 3 cữ mẹ nhé!
  • Chọn quần áo, chăn gối chất liệu mềm mại: Các vết mẩn đỏ trên da bé càng rát và ngứa hơn nếu quần áo, chăn gối của bé có chất liệu cứng, thô ráp, cọ xát nhiều với da như: vải nylon, vải dạ, vải bò, polyester. Mẹ chọn cho bé vải có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt như: cotton, vải lanh, vải đũi,… Da bé ít bị cọ xát sẽ thoải mái, dễ chịu hơn
  • Dùng thuốc hạ sốt cho bé: Mẹ dùng thuốc hạ sốt cho bé khi bé sốt cao trên 38.5 độ C. Mẹ liên hệ bác sĩ để hỏi ý kiến và tuân thủ đúng hướng dẫn để bé được dùng thuốc hiệu quả và an toàn. Trong trường hợp bé ngủ li bì, khó đánh thức kèm sốt cao trên 39 độ C kéo dài trên 3 ngày, mẹ đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời mẹ nhé!
Bé ban đào dễ mất nước do sốt cao, ra mồ hôi nhiều.
Bé bị mẩn đỏ ngứa ban đào dễ mất nước do sốt cao, ra mồ hôi nhiều.

1.2. Bệnh tinh hồng nhiệt

Có khoảng 15 – 20% trẻ em mang virus tinh hồng nhiệt trên người. Bình thường, nhờ có hệ miễn dịch bảo vệ tốt, bé không bị virus tấn công gây bệnh. Khi hệ miễn dịch bé yếu đi do cảm cúm, suy dinh dưỡng,…; virus sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và làm da bé mẩn ngứa.

1.2.1. Biểu hiện

  • Sốt trên 38,5 độ C
  • Đau họng, đau đầu.
  • Buồn nôn, nôn, kém ăn.
  • Sau sốt 12 – 48 giờ, bé bắt đầu nổi ban đỏ, mẩn ngứa ở cổ, tai, háng, ngực, nách; sau 24 giờ, mẩn đỏ lan rộng ra khắp cơ thể.
  • Các vết mẩn ngứa li ti, đồng đều, tập trung thành mảng.
  • Vùng da ban đỏ sần như giấy nhám.
Bé nổi mẩn đỏ tinh hồng nhiệt sau sốt 12 -  48 giờ
Trẻ bị mẩn đỏ ngứa tinh hồng nhiệt sau sốt 12 –  48 giờ

1.2.2. Cách chăm sóc

Vết mẩn trên da tự biến mất sau khoảng 1 tuần nhưng sẽ để lại lớp da bong tróc, tạo mảng trắng trên da như bỏng nắng. Các mảng trắng này cần tới 6 tuần để hồi phục hoàn toàn. Do đó, mẹ cần chú ý chăm sóc bé thật tốt để da bé được mịn màng nhanh chóng hơn:

  • Cắt móng tay cho bé: Bé bị mẩn đỏ ngứa tinh hồng nhiệt ngứa nhiều nên có xu hướng đưa tay gãi da. Móng tay sắc nhọn gây tổn thương, xước, để lại thâm sẹo và mở cửa cho vi khuẩn tấn công da bé nhiều hơn. Mẹ cắt móng tay cho bé 1 – 2 tuần/ lần hoặc dùng bao tay trẻ em để móng tay không chạm và gây xước da bé nữa.
  • Sử dụng thuốc: Các biểu hiện tinh hồng nhiệt diễn ra rất ồ ạt, mẩn đỏ nhanh chóng lan rộng ra khắp cơ thể. Mẹ cần dùng các loại kháng sinh hay thuốc hạ sốt ngay từ khi bé có những biểu hiện đầu tiên để tránh bệnh trở nặng hơn. Mẹ nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nhé!
  • Hạn chế bé tiếp xúc với mọi người: Mẩn đỏ tinh hồng nhiệt có khả năng lây lan cao khi giao tiếp hoặc khi tiếp xúc với quần áo, đồ vật của bé. Để đảm bảo an toàn, mẹ tránh đưa bé ra ngoài đến khi bé hết sốt và các vết mẩn đỏ biến mất hoàn toàn.
Tinh hồng nhiệt làm bé sốt và nổi mẩn đỏ khắp cơ thể.
Tinh hồng nhiệt làm bé sốt và nổi mẩn đỏ khắp người. 

1.3. Bệnh tay chân miệng

Bé bị tay chân miệng do nhiễm virus từ nước bọt, dịch tiết mũi họng khi tiếp xúc với các bé khác. Virus này lây lan nhanh hơn dễ gây bệnh cho bé hơn vào tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12.

1.3.1. Biểu hiện

  • Sốt cao, liên tục trên 38,5 độ C, đau họng, mệt mỏi, kém ăn.
  • Ban đầu xuất hiện các vết mẩn đỏ nhỏ, nổi trên bề mặt da, sau đó chuyển thành mụn nước.
  • Mụn xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối.
  • Loét da và niêm mạc chủ yếu ở vòm miệng, đầu lưỡi, lợi, ít xuất hiện ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông, bộ phận sinh dục.
  • Đau họng mỗi khi nuốt nước bọt.
Mẩn đỏ tay chân miệng xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và các bộ phận khác.
Bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân là dấu hiệu quả bệnh chân tay miệng 

1.3.2. Cách chăm sóc

Mẹ không chủ quan khi thấy con có các dấu hiệu chân tay miệng. Mẹ cần đưa bé đi khám để được hướng dẫn chăm sóc bé tốt nhất. Ngoài ra, khi bé bị tay chân miệng, mẹ lưu ý một số điều sau:

  • Cho bé uống đủ 1,5 lít nước/ ngày: Bé sốt cao, liên tục nên dễ bị mất nước. Mẹ cho bé uống đủ nước,  bù nước cho bé để bé đỡ thấy khát, khô miệng và mệt mỏi.
  • Tránh các thức ăn chua, cay nóng: Bé bị tay chân miệng có biểu hiện bị viêm loét vòm miệng. Vì thế, mẹ tránh dùng các thức ăn chua, cay nóng gây đau rát, kích ứng niêm mạc như: ớt, snack vị cay, chanh, xoài,…
  • Lựa chọn thức ăn loãng, dễ tiêu hóa: Bé bị tay chân miệng biếng ăn do niêm mạc miệng bị loét, đau miệng và không muốn nhai. Để bé ăn ngon miệng hơn và được đầy đủ dinh dưỡng, mẹ cho bé ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ nhai, dễ nuốt như: Cháo loãng, chè đỗ xanh, sữa chua, nước ép trái cây….
Bệnh tay chân miệng có thể khiến bé bị mẩn đỏ ngứa khó chịu
Bệnh tay chân miệng có thể khiến bé bị mẩn đỏ ngứa khó chịu

1.4. Ban đỏ nhiễm khuẩn

Bệnh ban đỏ là bệnh tự miễn (hệ miễn dịch của cơ thể tự chống lại cơ thể). Hiện tại, người ta chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra ban đỏ. Tuy nhiên, có 1 số giả thiết cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do di truyền. Nếu người trong gia đình như bố mẹ, anh chị em ruột bị bệnh thì bé sẽ có khả năng bị ban đỏ nhiều hơn 20 lần so với người bình thường.

1.4.1. Biểu hiện

  • Biểu hiện ban đầu ban đỏ nhiễm khuẩn giống cảm cúm: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.
  • Sau 2 – 3 ngày sốt, xuất hiện các mảng da mẩn đỏ đối xứng hai bên má; cánh tay, chân, ít xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Các vết mẩn đỏ sần, tập trung thành từng mảng.
  • Ngứa tại vùng da nổi mẩn.
Bé ban đỏ nhiễm độc có biểu hiện điển hình là các vết mẩn đỏ đối diện hai bên má
Bệnh ban đỏ có dấu hiệu điển hình của trẻ bị mẩn đỏ ngứa ở mặt đặc biệt là hai bên má

1.4.2. Cách chăm sóc

Các biểu hiện ban đỏ nhiễm khuẩn thường tự biến mất sau 5 – 10 ngày. Tuy nhiên, tình trạng này dễ tái phát lại sau 2 -3 tuần. Khi phát hiện các dấu hiệu ban đỏ nhiễm khuẩn, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Bé sẽ khỏi bệnh mà không bị tái phát nữa.

Cùng với đó, mẹ cần tránh nóng cho bé bởi nhiệt độ nóng là nguyên nhân gây tái phát ban đỏ nhiễm khuẩn. Mẹ giữ da bé luôn mát mẻ bằng cách giữ nhiệt độ phòng trong khoảng 28 độ C; không tắm cho bé với nước nóng trên 45 độ C và tránh đưa bé ra ngoài khi trời nóng bức, đặc biệt là buổi trưa.

1.5. Bệnh thủy đậu

Bé bị thủy đậu do nhiễm virus Varicella Zoster. Virus này dễ lây nhiễm thông qua không khí và các giọt nước bọt từ người mang bệnh. Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với các vết bọng nước bị vỡ hoặc vùng da có vết thương hở của người mang bệnh. Thủy đậu thường gặp nhất ở bé dưới 10 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém.

1.5.1. Biểu hiện

  • Sốt trên 38 độ C, nhức đầu, mệt mỏi.
  • Xuất hiện các vết mụn nước nhỏ màu đỏ, tròn, đường kính 1 – 3 mm ở toàn thân, trong cả niêm mạc miệng.
  • Sau 7 – 10 ngày, mụn nước vỡ, khô, bong vảy

1.5.2. Cách chăm sóc

Thủy đậu không nguy hiểm nhưng có nguy cơ cao để lại sẹo, mất thẩm mỹ cho bé. Mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ và dùng thuốc bôi các vết mụn cho bé để da bé được hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, mẹ lưu ý:

  • Hạn chế làm vỡ các vết mụn: Các vết mụn vỡ sẽ để lại sẹo thâm. Vì thế, mẹ nhớ nhẹ nhàng khi tắm cho bé, lựa chọn quần áo có chất liệu cotton mềm mại và dùng bao tay trẻ em để bé không vô ý dùng tay làm xước vết mụn mẹ nhé!
  • Tránh gió lạnh cho bé: Gió trời làm bé nhiễm lạnh và suy yếu hệ miễn dịch. Bé dễ bị virus tấn công nhiều hơn, tình trạng bệnh cũng trở nặng hơn. Để bé nhanh chóng hồi phục, mẹ không đưa bé ra ngoài gió lạnh, không để bé ở gần cửa sổ, mặc ấm cho bé và giữ nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C.
Các vết mụn thủy đậu nếu vỡ sẽ để lại sẹo trên da bé.
Các vết mụn thủy đậu nếu vỡ sẽ để lại sẹo trên da bé.

2. Trẻ bị dị ứng mẩn đỏ ngứa

Bé nổi mẩn đỏ ngứa do dị ứng thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Nếu bố mẹ, ông bà hoặc người thân khác trong gia đình dị ứng với thức ăn, thuốc hay  tác nhân nào đó, thì khả năng cao, các nốt mẩn ngứa trên người bé là do dị ứng đấy mẹ ạ.

2.1. Dị ứng thực phẩm

Bé dị ứng thức ăn khi ăn phải các thực phẩm “lạ”. Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, chưa phát triển toàn diện nên khi phải tiêu hóa những thực phẩm lạ này, cơ thể bé phản ứng lại bằng các biểu hiện dị ứng thấy rõ trên da, mặt, mắt mũi.

2.1.1. Tác nhân dị ứng

Mẹ cần hiểu rõ bé dị ứng với thực phẩm nào và không cho bé ăn lại các thực phẩm ấy nữa. Các thức ăn dễ gây dị ứng cho bé:

  • Một số loại hạt: đậu phộng, hạnh nhân, óc chó,…
  • Hải sản, cá.
  • Trứng, trứng lộn.
  • Một số loại trái cây: việt quất, cà chua, khoai tây, bí đỏ,…
  • Thành phần trong bánh kẹo, thức ăn: bột ngọt, salicylate, benzoat…
  • Sữa, sữa bột công thức.
Khoảng 10 - 30% bé sơ sinh bị dị ứng sữa bột công thức.
Khoảng 10 – 30% bé sơ sinh bị dị ứng sữa bột công thức nổi mẩn đỏ khắp người

2.1.2. Biểu hiện

Bé dị ứng thức ăn nổi mẩn đỏ ngứa quanh miệng hoặc toàn thân và có hoặc không kèm một trong những biểu hiện sau:

  • Sưng môi, mắt, mặt.
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi.
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt.

2.1.3. Cách chăm sóc

Khi bé bị mẩn đỏ ngứa do dị ứng thức ăn, mẹ không cho bé ăn lại thức ăn gây dị ứng. Các biểu hiện dị ứng sẽ tự hết trong vòng 24 giờ.

Nếu bé khó chịu nhiều, có các biểu hiện nặng như sưng phù nhiều, ngứa mắt mũi làm bé khó nhìn, khó nói;….; mẹ hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc chống dị ứng để bé thấy thoải mái hơn.

Mẹ không cho bé ăn lại những thức ăn gây dị ứng, nổi mẩn ngứa da bé.
Mẹ không cho bé ăn lại những thức ăn gây dị ứng, nổi mẩn ngứa da bé.

2.2. Dị ứng tác nhân bên ngoài

Bé còn nhỏ, có hệ miễn dịch non yếu; cơ thể chưa phát triển toàn diện nên dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài, gây mẩn ngứa trên da.

2.2.1. Tác nhân dị ứng

Bé nổi mẩn dị ứng khi tiếp xúc da trực tiếp hoặc hít phải các tác nhân dị ứng:

  • Thời tiết thất thường; không khí nóng bức.
  • Khói bụi, bụi bẩn, khói thuốc lá.
  • Lông chó mèo hay các động vật khác.
  • Côn trùng cắn.
  • Phấn hoa.

2.2.2. Biểu hiện

Bé nổi mẩn ngứa khắp người, có hoặc không kèm theo một trong các biểu hiện sau:

  • Hắt hơi, sổ mũi.
  • Chảy nước mắt, ngứa mắt.
  • Ho, thở khò khè.

2.2.3. Cách chăm sóc

Trước hết, mẹ để bé tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Các biểu hiện dị ứng sẽ biến mất ngay trong ngày mà không cần sử dụng thuốc hay kem bôi da nào. Để làm được điều này, mẹ chú ý:

  • Mẹ dọn nhà cửa, thay chăn màn cho bé hàng ngày.
  • Dùng điều hòa, quạt giữ nhiệt độ trong phòng khoảng 28 độ C, không quá nóng hay quá lạnh.
  • Hạn chế đưa bé ra ngoài những nơi khói bụi nhiều như: đường xá, nơi nhiều xe cộ, các công trình xây dựng,…
  • Không hút thuốc lá cạnh bé.
  • Tránh để bé chơi với chó mèo và các động vật khác.
Mẹ giữ nhà cửa sạch sẽ để tránh bụi bẩn gây mẩn ngứa da bé
Mẹ giữ nhà cửa sạch sẽ để tránh bụi bẩn gây mẩn ngứa da bé

2.3. Dị ứng thuốc

Bất kỳ thuốc nào cũng có khả năng gây mẩn đỏ ngứa trên da bé. Các vết mẩn ngứa thường xuất hiện sau vài tiếng hoặc 1 – 2 ngày sau khi bé dùng thuốc.

2.3.1. Tác nhân dị ứng

Hầu hết tất cả các thuốc đều có nguy cơ làm bé nổi mẩn đỏ, trong số đó, các loại thuốc gây mẩn đỏ chủ yếu là:

  • Kháng sinh: streptomycin, ampicillin, penicillin, tetracycline, sulfamid, chloramphenicol,….
  • Các loại vacxin.
  • Thuốc hạ sốt: paracetamol, panadol, diclofenac…

2.3.2. Biểu hiện

Bé mẩn đỏ ngứa tại bất kỳ vị trí nào kèm theo một trong số các biểu hiện:

  • Sốt trên 38.5 độ C
  • Khó thở.
  • Ngứa mũi, chảy nước mũi.
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt.
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

2.3.3. Cách chăm sóc

Mẩn đỏ ngứa trên da là tác dụng phụ thường gặp của thuốc. Nếu bé chỉ nổi mẩn đỏ rải rác và không kèm theo triệu chứng gì khác; mẹ không cần thiết phải dừng sử dụng thuốc cho bé. Tốt nhất, mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ để được thay đổi thuốc cho phù hợp với bé mẹ nhé!

Bé nổi mẩn đỏ là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc.
Bé nổi mẩn đỏ là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc.

3. Trẻ bị viêm da mẩn đỏ

Bé viêm da không sốt, không mệt mỏi. Nhưng mẹ không thể chủ quan vì các tổn thương da nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ để lại sẹo thâm, da bé không được mịn màng.

3.1. Viêm da tiết bã

Hiện nay, các nghiên cứu chưa xác định được nguyên nhân viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ. Các tổn thương da tập trung chủ yếu ở vùng da nhiều tuyến bã nhờn như: đỉnh đầu, chân mày, cổ, nách, bẹn…

3.1.1. Biểu hiện

  • Da bé mẩn đỏ, bong vảy nhờn dính.
  • Nhiều mảng da dày vàng nâu như “cứt trâu” trên đỉnh đầu.
  • Bé không sốt, không khó chịu.

3.1.2. Cách chăm sóc

Bé viêm da tiết bã sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Mẹ chỉ cần tắm gội cho bé sạch sẽ, sử dụng các sản phẩm tắm gội thiên nhiên, an toàn, lành tính không chứa paraben, hương liệu tổng hợp,…để tránh kích ứng da, làm bé mẩn đỏ nhiều hơn.

Trong trường hợp các mảng vảy da dày trên 1mm, chuyển màu nâu đậm; mẹ đưa bé tới cơ sở ý tế để được cho thuốc và hướng dẫn chăm sóc bé tốt nhất.

Bé viêm da tiết bã nhờn thường xuất hiện ở cổ, trán, nách, bẹn.
Bé viêm da tiết bã nhờn thường xuất hiện ở cổ, trán, nách, bẹn rất dễ bị mẩn đỏ ngứa

3.2. Viêm da tiếp xúc

Trường hợp viêm da tiếp xúc phổ biến ở trẻ 5 tháng bị mẫn đỏ khắp người, vì da bé chạm vào những chất gây kích ứng như: nước hoa, mỹ phẩm trên da mẹ, hóa chất giặt xả đọng lại trên quần áo bé, nước tiểu, nước bọt,…

3.2.1. Biểu hiện

  • Trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa rát tại vùng da tiếp xúc với chất gây kích ứng.
  • Có hoặc không các vết loét, mụn nước, mụn mủ trên da.
  • Bé không sốt, không mệt mỏi.

3.2.2. Cách chăm sóc

Viêm da tiếp xúc thường tự khỏi sau 2 – 4 tuần. Mẹ cần phát hiện sớm và tránh bé tiếp xúc với nguyên nhân gây viêm như: hóa chất kích ứng, nước bọt, nước tiểu tiếp xúc với da bé.

  • Sử dụng các sản phẩm giặt rửa quần áo thiên nhiên có thành phần an toàn, không chứa paraben, không SLS, không hương liệu tổng hợp,…
  • Thay tã cho bé ngay khi phát hiện tã ướt, tránh nước tiểu bám trên da gây nổi mẩn.
  • Dùng khăn mềm, khăn ướt lau miệng cho bé sau khi ăn hoặc mỗi khi bé chảy nước dãi.

Nếu bé bị mẩn đỏ ngứa viêm da nặng, da xuất hiện loét, mủ; mẹ liên hệ bác sĩ để được tư vấn thuốc bôi da hay thuốc uống phù hợp cho bé.

Bé viêm da tiếp xúc không sốt, không mệt mỏi.
Trẻ bị mẩn đỏ ngứa do viêm da tiếp xúc thường không sốt, không mệt mỏi.

4. Sử dụng loại kem bôi không phù hợp

Các loại kem bôi da kém chất lượng thường chứa các thành phần gây kích ứng, mẩn ngứa da bé như: propylene glycol, PEG, cồn, các loại tinh dầu, fragrance, hương liệu tổng hợp,… Kể cả các thành phần an toàn với da của mẹ cũng có nguy cơ cao làm da bé kích ứng và mẩn ngứa vì da bé mỏng manh và nhạy cảm hơn da mẹ rất nhiều đó ạ!

Da bé mỏng manh, rất dễ bị kích ứng bởi các thành phần trong mỹ phẩm.
Da bé mỏng manh, rất dễ bị kích ứng mẩn đỏ ngứa bởi các thành phần trong mỹ phẩm. 

Do đó, nếu mẹ đang dùng các loại kem dưỡng da cho bé mà thấy bé xuất hiện các vết mẩn đỏ, mẹ cần ngừng sử dụng các loại kem dưỡng này ngay. Sau khi ngừng sử dụng kem bôi da, các vết mẩn đỏ sẽ dần biết mất nhanh chóng sau 2 – 3 ngày. Ngoài ra, mẹ cần chú ý sử dụng những loại sữa tắm dành riêng cho bé để làm sạch da cho con.

Trong trường hợp bé có các vấn đề trên da như: khô da, da bong tróc, da mẩn đỏ,…; mẹ hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được các loại kem bôi da an toàn, không gây kích ứng và mẩn đỏ da con mẹ nhé!

5. Sử dụng khăn giấy ướt chứa hóa chất gây kích ứng

Tương tự như kem dưỡng ẩm, khăn giấy ướt cũng chứa nhiều thành phần gây kích ứng da, gây phát ban, nổi mề đay như: Dipropylene glycol, propylene glycol, parabens; bronopol; phenoxyethanol,…

Mẹ ngừng sử dụng các loại khăn ướt này cho bé nếu thấy bé xuất hiện các vết mẩn ngứa, đỏ da, bong tróc. Da bé sẽ tự hồi phục và mịn màng trở lại chỉ sau 1 -2 ngày mà không cần mẹ phải dùng thuốc hay các sản phẩm bôi da cho bé.

Để da bé được an toàn, mẹ lựa chọn các loại khăn ướt được các chuyên gia khuyên dùng, có thành phần kháng khuẩn, an toàn, lành tính, dịu nhẹ với làn da như: chất đường nho, laurylglucosides chloride, stearyldimoniumhydroxypropyl, chlorhexidine gluconate solution,…

Khăn ướt cho bé có thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính.
Khăn ướt cho bé có thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính.

6. 5 lưu ý khi trẻ bị mẩn đỏ ngứa

Bé bị mẩn đỏ ngứa khắp người nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ khiến tình trạng mẩn đỏ nặng hơn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Khi thấy bé bị mẩn đỏ ngứa, dù là bất kỳ nguyên nhân gì, mẹ lưu ý những điều sau:

6.1. Tìm hiểu và phòng tránh nguyên nhân gây mẩn ngứa

Nếu mẹ có thể chủ động phòng tránh mẩn đỏ cho bé, ví dụ như trường hợp bé mẩn ngứa do dị ứng với các tác nhân bên ngoài như: lông chó mèo, thuốc, hải sản, sản phẩm bôi da, khăn ướt,… mẹ không cho bé tiếp xúc với các tác nhân này để da bé hồi phục tốt hơn mẹ nhé!

6.2. Lựa chọn quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi

Khi trẻ bị mẩn đỏ ngứa, da con rất nhạy cảm. Quần áo có chất liệu cứng, thô ráp sẽ cọ xát vào da con gây tổn thương, đau rát. Quần áo thấm hút kém sẽ khiến mồ hôi không thoát ra ngoài, tích tụ trên da, tạo ổ cho vi khuẩn phát triển làm tình trạng mẩn đỏ nặng hơn.

Do đó, mẹ chọn các loại vải mềm mại, thoáng mát như vải cotton, vải lanh,… sẽ giúp bé thoải mái và bớt ngứa ngáy hơn đấy ạ!

Quần áo mềm mại giúp bé cảm thấy thoải mái và bớt ngứa ngáy hơn.
Nên cho bé bị mẩn đỏ ngứa mặc quần áo mềm mại để giúp bé thoải mái hơn, giảm ngứa

6.3. Lựa chọn sữa tắm dành riêng cho bé

Trong sản phẩm tắm gội người lớn thường chứa hương liệu tổng hợp, chất tạo bọt, chất tẩy rửa mạnh,… gây kích ứng, mẩn đỏ da con. Vì thế, khi chọn sữa tắm cho bé, mẹ cần chọn các sản phẩm tắm gội chuyên dụng, không chứa hóa chất: phthalates, paraben, natri lauryl sulfat, hương liệu tổng hợp… Trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa nên ưu tiên sử dụng sản phẩm có thành phần thiên nhiên như tinh dầu tía tô, tinh dầu bưởi,… để an toàn nhất với con.

Bên cạnh đó, khi tắm cho bé, mẹ sử dụng nước ấm 38 – 40 độ C trong vòng 5 – 10 phút là phù hợp nhất. Nước quá lạnh hay quá nóng sẽ làm da bị sốc nhiệt, gây kích ứng và mẩn đỏ nhiều hơn.

6.4. Bổ sung dinh dưỡng cho bé

Đa số các trường hợp trẻ bị mẩn đỏ ngứa đều do vi khuẩn, virus gây ra. Do đó, việc tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp cơ thể bé chống lại vi khuẩn là điều rất quan trọng đó ạ!

Mẹ bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho bé như: sữa chua, trái cây: cam, táo, chuối, nho,…; tránh các loại thực phẩm có hại như nước uống có ga, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Trong trường hợp bé còn bú mẹ, mẹ ăn các món được gợi ý ở trên nhé, vì mẹ ăn gì là bé ăn ấy đó! Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa mà nhiều mẹ không để ý tới.

Dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Bé bị mẩn đỏ ngứa cần cung cấp thực phẩn nhiều dinh dưỡng hơn bình thường để tăng miễn dịch

6.5. Kiểm soát chất lượng các sản phẩm sử dụng cho bé

Với những trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa có làn da nhạy cảm và dễ kích ứng hơn bình thường rất nhiều vì thế mẹ cần đặc biệt chú ý đến các sản phẩm dùng trên da cho bé như: kem bôi da, khăn ướt, tã bỉm, sữa tắm,…

Để an toàn nhất cho con, mẹ ưu tiên chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, thành phần thiên nhiên, an toàn, lành tính. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chọn sản phẩm cho bé, mẹ tham khảo nhé!

Cách chọn khăn ướt tốt nhất cho bé

Cách chọn tã bỉm cho bé: Siêu chất lượng – siêu thấm hút

Cách chọn sữa tắm cho bé sơ sinh

Chú ý chọn sản phẩm lành tính với bé mẹ nhé!
Chú ý chọn sản phẩm lành tính với bé bị mẩn đỏ ngứa

Như vậy, khi trẻ bị mẩn đỏ ngứa, mẹ cần quan sát thật kỹ biểu hiện trên da bé để phát hiện nguyên nhân, từ đó có cách xử trí phù hợp. Nếu gặp khó khăn trong quá trình chăm bé bị mẩn đỏ ngứa, hoặc còn băn khoăn nào khác, mẹ để lại bình luận ở dưới bài viết để được hỗ trợ mẹ nhé!

Mẹ tham khảo thêm: 

6 Nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ không sốt và cách xử lý

Bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt: Nguyên nhân và Cách xử lý

Lý do bé nổi mẩn đỏ sau khi sốt và cách chăm sóc tại nhà

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “5 nguyên nhân trẻ bị mẩn đỏ ngứa và cách xử lý cho mẹ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng sẽ không nguy hiểm nếu mẹ biết cách!
Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng sẽ không nguy hiểm nếu mẹ biết cách!
Bé bị mẩn đỏ từng mảng khiến mẹ rất lo lắng, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau này? Thực ra, đây chỉ là vấn đề ngoài da thường gặp ở bé sơ sinh. Mẹ bình tĩnh, hiểu da con và chăm sóc đúng cách, da bé sẽ mịn màng trở lại nhanh […]
Bé bị mẩn đỏ – Đừng vội tắm lá cho bé mẹ nhé!
Bé bị mẩn đỏ – Đừng vội tắm lá cho bé mẹ nhé!
Bé nổi mẩn đỏ khiến mẹ băn khoăn có nên áp dụng các biện pháp dân gian tắm lá để làm dịu da cho bé. Tham khảo những chia sẻ của chuyên gia trong bài viết dưới đây để giúp bé hết nổi mẩn một cách khoa học và an toàn mẹ nhé! 1. Lý […]
Lý do em bé bị nổi mẩn đỏ và cách xử lý dứt điểm
Lý do em bé bị nổi mẩn đỏ và cách xử lý dứt điểm
Tình trạng mẩn đỏ ngoài da là hiện tượng thường gặp ở bé sơ sinh do cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch non yếu. Mẹ sẽ vô cùng lo lắng khi thấy bé nhà mình nổi mẩn đỏ ở mặt, cổ, lưng, thậm chí là toàn thân. Trong trường hợp này, mẹ cần bình […]
Phải làm sao khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa?
Phải làm sao khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa?
Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa sẽ rất khó chịu, mẹ lo lắng đứng ngồi không yên. Nguyên nhân do đâu? Cách xử lý ra sao để con nhanh khỏi? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này đây ạ! 1. 4 nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ […]
Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Có rất nhiều vấn đề mà trẻ sơ sinh sẽ gặp phải. Tuy nhiên, vì con chưa thể nói và chia sẻ được với cha mẹ nên người lớn cần phải quan sát, theo dõi, phát hiện và khắc phục giúp con. Một trong những hiện tượng mà con rất hay gặp đó là da […]
Giỏ hàng 0