Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón – Dấu hiệu và cách chữa trị tốt nhất

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón là một trong những vấn đề làm cho bố mẹ lo lắng. Như vậy, táo bón có thực sự nguy hiểm hay không? Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón? 

1. Dấu hiệu khi trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón
Dấu hiệu khi trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Bình thường, khi thức ăn đã tiêu hóa, đi dọc theo ruột, các chất dinh dưỡng và nước được hấp thu, còn chất thải trở thành phân. Để phân mềm cần hội tụ đủ hai điều kiện là: lượng nước nằm lại trong phần chất thải là vừa đủ. Đồng thời các cơ của ruột già và trực tràng co giãn đẩy phân dọc theo ruột ra bên ngoài. Sự rối loạn của một trong hai cơ chế này như quá ít nước hoặc nhu động ruột kém có thể gây táo bón. Táo bón là hiện tượng đi ngoài phân cứng và không thường xuyên.

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón sẽ có những biểu hiện sau:

  • Phân cứng, tròn nhỏ giống các viên bi (giống phân dê);
  • Trẻ đi cầu ít lần hơn so với thói quen trước đó (dưới 3 lần/tuần);
  •  Phân có lẫn vệt máu bên ngoài – biểu hiện của tình trạng rách hậu môn;
  • Bé khóc khi rặn, uốn cong lưng, khép chặt mông, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn. Hoặc có tư thế bất thường;
  • Bé quấy khóc bất thường, thôi quấy sau khi đi ngoài ra nhiều phân;
  • Có hiện tượng són phân trong quần mà trẻ không hay biết;
  • Kém ăn, đi tiêu được thì ăn khá hơn;
  •  Đau bụng vùng dạ dày, giảm và hết đau bụng sau khi đi tiêu;
  • Thay đổi tâm lý, hành vi: cáu bẳn, không vui vẻ, sốt ruột, bồn chồn;
  • Táo bón nặng có thể gây tắc ruột hoặc tình trạng són phân (đi cầu trong hoàn cảnh không thích hợp).

2. Nguyên nhân

trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón
Dấu hiệu khi trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Nguyên nhân của trẻ 7 tháng bị táo bón khá đa dạng. Có thể kể đến chẳng hạn như là:

  • Hệ vi sinh vật trong đường ruột bị mất cân bằng đột ngột: Phân mềm và ẩm giúp quá trình thải ra ngoài dễ dàng, quá trình này là nhờ hệ vi sinh vật trong đường ruột. Ở giai đoạn 7 tháng tuổi có thể trẻ không còn bú mẹ nhiều như trước nên có thể gây ra mất cân bằng. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ bị ốm và buộc phải dùng thuốc kháng sinh thì rất có thể hệ vi sinh này sẽ bị ảnh hưởng.
  • Chế độ ăn thiếu đi chất xơ: 7 tháng tuổi nhiều trẻ đã bắt đầu ăn dặm, gia đình khi ấy rất có thể chưa cân bằng lượng dinh dưỡng trong bữa ăn. Đôi khi là quá nhiều đạm, đôi khi là quá đặc và thiếu đi chất xơ.
  • Thiếu nước: Khi dần chuyển sang ăn dặm, bé sẽ không còn được uống sữa nhiều như trước mà sẽ phải giảm bớt đi. Đôi khi sự giảm bớt đột ngột khiến cơ thể trẻ không đủ nước nên táo bón, khó đi nặng.
  •  Thay đổi trong chế độ ăn: việc gia đình chuyển sang ăn dặm, ruột bé chưa quen ngay nên thời gian đầu có thể sẽ khiến bé bị táo bón. Nhưng dần tăng chất xơ cũng như ruột bé quen hơn thì sẽ trở về bình thường.
  • Sữa công thức gia đình đang sử dụng không phù hợp: Không phải loại sữa nào cũng sẽ tương thích với tất cả các trẻ. Chính vì vậy nên xem xét kỹ trường hợp của con để mua loại sữa phù cho bé, mẹ nhé.

3. Mẹ cần làm gì khi bé 7 tháng tuổi bị táo bón?

trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón
Mẹ cần làm gì khi bé 7 tháng tuổi bị táo bón?

Khi trẻ 7 tháng bị táo bón mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cho bé bú nhiều, bổ sung thêm nước: Trẻ 7 tháng tuổi có nhu cầu nước 100 ml trên mỗi kg trong một. Trong độ tuổi này, mẹ chỉ nên cho bé ăn ngày 1 – 2 bữa ăn dặm và bổ sung lượng sữa là chủ yếu. Điều này sẽ giúp bé dễ tiêu hóa, phân mềm hơn và đi vệ sinh tốt hơn
  • Thay đổi sữa công thức phù hợp: Khi mẹ đổi sữa mới cần theo dõi đáp ứng trên cơ thể của trẻ. Nếu thấy con có dấu hiệu tiêu chảy, táo bón hoặc nôn trớ nhiều thì mẹ cần đổi sữa khác cho bé.
  • Cho bé vận động hợp lý: Thực hiện các động mát xa nhẹ nhàng giúp làm tăng tuần hoàn để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Hãy chơi đùa cùng con để con vận động nhiều hơn. Điều này sẽ rất tốt cho tiêu hóa của bé.

Mẹ có thể thực hiện 3 bước sau để mát xa bụng cho bé một cách hiệu quả:

  • Bước 1: Chà xát bàn tay của mình vào nhau để tạo hơi ấm. Để hiệu quả hơn mẹ có thể nhỏ thêm vài giọt dầu gió vào lòng bàn tay rồi xoa đều.
  • Bước 2: Để cho bé nằm ngửa, ba mẹ nên sử dụng đầu ngón tay, dùng một lực nhẹ từ từ ấn lên bụng bé thành hình chữ U ngược. Mát xa bắt đầu từ phía dưới bên trái di chuyển lên trên rồi kéo ngang qua trên rốn. Sau đó tiếp tục di chuyển xuống dưới.
  • Bước 3: Thao tác nên được lặp lại từ 10 – 15 lần và làm 2 – 3 lần/ngày.

4. Bé 7 tháng tuổi bị táo bón như thế nào thì cần đưa đi khám bác sĩ?

Bé 7 tháng tuổi bị táo bón như thế nào thì cần đưa đi khám bác sĩ?

Bên cạnh các các xử lý tại nhà đã được đề cập, ba mệ cần đưa trẻ 7 tháng bị táo bón đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

  • Bé bị đau bụng dữ dội;
  • Chướng bụng, nôn ói;
  • Chậm lớn;
  • Tiêu chảy có máu;
  • Chậm phát triển thần kinh;
  • Hậu môn bất thường;
  • Có dấu hiệu nghi ngờ táo bón bệnh lý.

Xem thêm: MÁCH MẸ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 7 THÁNG TUỔI

Trẻ 7 tháng bị táo bón không hề hiếm gặp. Bên cạnh việc hình thành thành thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày. Mẹ cũng cần cung cấp chất xơ cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ để làm phân mềm, đi ngoài dễ hơn. Nếu cải thiện khẩu phần ăn không làm thay đổi tình trạng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Nguồn tham khảo: Táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón – Dấu hiệu và cách chữa trị tốt nhất”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0