Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Ngừng tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính ngay bởi 5 tác hại sau mẹ ơi!

Mẹ nghe nói về phương pháp tắm nắng qua cửa kính và nghĩ rằng đây là cách vừa hiệu quả, vừa tiện lợi để mẹ và bé không cần ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, khí hậu nóng bức. Nhưng thực tế, mẹ không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính bởi cách tắm nắng này còn kéo theo vô vàn tác hại cho cơ thể bé đó ạ. Cùng Góc của mẹ xem ngay đó là những tác hại gì và tránh xa mẹ ơi!

Không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính
Ngừng tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính ngay bởi 5 tác hại sau mẹ ơi!

1. Bé không hấp thụ được vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xương, răng và ngăn ngừa tình trạng vàng da ở bé. Thực tế chứng minh, ánh nắng mặt trời không trực tiếp cung cấp vitamin D, thay vào đó dưỡng chất này sẽ được sản xuất khi da bé tiếp xúc với tia cực tím và kích hoạt quá trình tổng hợp vitamin D. Gan và thận sẽ chuyển dạng vitamin D “thô” về mặt sinh học này thành dưỡng chất có lợi cho cơ thể bé yêu, thúc đẩy sự hấp thụ canxi và sức khỏe của xương.

Lưu ý tắm nắng cho bé để hấp thụ được Vitamin D
Bé không hấp thụ được vitamin D

Dễ hiểu hơn, mẹ hình dung trong ánh nắng mặt trời có 3 loại tia UV: UVA, UVB, UVC. Trong đó, UVB có tác dụng giúp cơ thể bé yêu tổng hợp vitamin D. Nhưng ngặt nỗi, tia này không thể xuyên qua mặt kính, lớp quần áo, do đó, cơ thể bé sẽ không thể tăng lượng vitamin D bằng cách ngồi trước cửa sổ nhiều nắng.

Ngược lại tắm nắng bằng hình thức gián tiếp này còn tạo cơ hội cho phần lớn tia UVA xuyên qua kính và gây hại cho bé (dẫn đến tình trạng sạm da, lão hóa da nhanh chóng). Tiến sĩ Michael Holick, giáo sư y khoa, sinh lý học và lý sinh tại Trường Y Đại học Boston, cho biết: “Cơ thể con người sẽ không thể hấp thụ vitamin D thông qua cửa kính dù là vào mùa đông hay mùa hè”.

Bé tắm nắng ngoài trời
Tạo cơ hội cho tia UVA xuyên qua kính và gây hại cho bé

2. Ảnh hưởng không tốt đến thị lực của con

Đôi mắt của bé sơ sinh rất nhạy cảm và mỏng manh, việc tắm nắng sai cách sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bé. Tắm nắng qua cửa kính sẽ khiến bé bị chói mắt do ánh nắng phản chiếu lên tấm kính và dội thẳng vào mắt, lâu dần hình thành thói quen nheo mắt, chớp mắt khó bỏ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến độ nhạy của đôi mắt, giảm độ tinh anh, dẫn đến tình trạng khô mắt, tổn thương giác mạc,…

Tắm nắng qua cửa kính không tốt cho thị lực của trẻ
Ảnh hưởng không tốt đến thị lực của con

3. Dễ gây hại tới làn da bé

Tắm nắng qua cửa kính không chỉ ngăn cản các bước sóng có lợi, cản trở quá trình hấp thụ vitamin D mà còn khiến các tia cực tím tiếp xúc với da bé mạnh mẽ hơn. Bởi ánh nắng phản chiếu từ lớp kính sẽ tăng dần nhiệt độ rồi mới tác động trực tiếp lên da con, trong khi da của bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm, chỉ cần mẹ chạm nhẹ đã ửng đỏ rồi.

Phương pháp này sẽ “tạo cơ hội” cho tia cực tím “xâm lấn” làn da của con, gây ra các hiện tượng như rát da, đỏ da, nổi mẩn, thậm chí sạm đen, lão hóa,… Tốt nhất mẹ nên cho bé tắm dưới ánh nắng mặt trời, không thông qua cửa kính khoảng 5 phút mỗi lần rồi tăng dần thời gian theo độ tuổi, nhưng đảm bảo không quá 20 phút. Mẹ cũng lựa chọn “khung giờ vàng” để bé hấp thụ vitamin D tốt nhất, thường là 6 – 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều.

Làn da bé bị tổn thương
Dễ gây hại tới làn da bé

Trong trường hợp da bé đã bị tổn thương, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu và thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà. Một trong những phương cách hiệu quả mẹ tự áp dụng được là nhờ đến sự hỗ trợ của các sản phẩm xịt làm dịu da.

Nghía qua xịt Skin Expert  của nhà Mamamy để chăm sóc da bé cưng nhé mẹ! Điểm ưu việt của sản phẩm này là dùng công nghệ tế bào gốc từ 2 loại thực vật có khả năng kháng viêm hàng đầu trong tự nhiên giúp bảo vệ, phục hồi, nuôi dưỡng và làm đẹp da cho bé. Thiết kế dạng xịt thông minh, tránh việc dùng tay bôi, hạn chế vùng da bị tổn thương nhiễm khuẩn ngược, đồng thời tránh đau rát cho bé khi tay hoặc dụng cụ chạm vào da. Có bạn xịt chất lượng này, đảm bảo da bé cưng sẽ sớm phục hồi và khỏe mạnh thôi ạ!

Skin Expert làm dịu da bé
Xịt Skin Expert giúp làm dịu da bé

4. Dễ làm con sốc nhiệt

Vào mùa hè, bé đang nằm trong phòng điều hòa tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ thì bị mẹ bế ra ngoài tắm nắng. Thậm chí mẹ không biết giờ nào nên tắm giờ nào không, vô tình tắm cho bé trong khoảng thời gian từ 10 đến 17h, thời gian tia cực tím ở mức mạnh nhất, ảnh hưởng đến sức khỏe con.

Lý giải nguyên nhân của hiện tượng đó, mẹ có thể hiểu nôm na ánh nắng sẽ tác động lên bề mặt kính, trong khi kính lại có khả năng giữ nhiệt, hấp thụ nhiệt. Cũng vì vậy mà ánh nắng từ lớp kính phản chiếu lên da bé sẽ nóng hơn và gay gắt hơn bình thường, dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt.

Bé bị ốm do sốc nhiệt khi tắm nắng qua cửa kính
Dễ làm con bị sốc nhiệt

Sốc nhiệt gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và các mô khác trên cơ thể bé, ngoài ra bé còn gặp một số tình trạng sức khỏe như mệt mỏi, lờ đờ, thở dốc,… Đây là một trong những tình trạng nguy cấp mà mẹ cần có hướng xử lý đúng cách nếu không muốn ảnh hưởng đến con về lâu về dài. Vì vậy, ngay từ đầu, mẹ cần tìm hiểu để nắm rõ cách tắm nắng đúng cách, đúng giờ mà các chuyên gia khuyến cáo trước khi tắm nắng cho bé nhé.

Không nên cho bé tắm nắng qua cửa kính
Không nên tắm nắng qua cửa kính để hạn chế tình trạng bé bị sốc nhiệt

5. Khiến con sợ tắm nắng

Tắm nắng qua cửa kính không chỉ làm bé chói mắt, rát da,… mà còn ảnh hưởng đến tâm lý. Việc đối mặt với quá nhiều tác hại từ tắm nắng qua cửa kính sẽ khiến não bộ bé cho rằng đây là hoạt động không lành mạnh, dần dà hình thành tâm lý sợ tắm nắng, thậm chí nghiệm trọng hơn là sợ ánh nắng mặt trời.

Cứ mỗi khi ra ngoài, não bộ sẽ phát tín hiệu khẩn cấp rằng bé phải xa lánh ánh sáng, khiến bé thường xuyên quấy khóc, nheo mắt, co người,… Từ đó, bé sẽ không thể hòa nhập với cuộc sống thường ngày, ngại thực hiện các hoạt động ngoài trời. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến bé thu mình và hướng nội hơn các bé khác.

Bé sợ tắm nắng sau những tác hại khi tắm nắng qua cửa kính
Khiến con sợ tắm nắng

Lưu ý: Tốt nhất mẹ nên cho bé tắm dưới ánh nắng mặt trời, không thông qua cửa kính khoảng 5 phút mỗi lần rồi tăng dần thời gian theo độ tuổi, nhưng đảm bảo không quá 20 phút. Mẹ cũng lựa chọn khung giờ vàng để bé hấp thụ vitamin D tốt nhất, thường là 6 – 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều.

Bên cạnh đó, mẹ cũng tắm nắng cho bé theo từng đợt để tránh tình trạng “bội thực” vitamin, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, khó chịu,… Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về cách tắm nắng hiệu quả cho con, mời mẹ tham khảo bài viết 6 lưu ý về cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh từ Chuyên gia

Trước khi xem bài viết này, mẹ vẫn nghĩ tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính là phương pháp hữu hiệu, giúp mẹ giải quyết được tỉ ti những vấn đề liên quan đến tiết kiệm thời gian, ngăn ngừa bụi bẩn,… Nhưng sau khi đọc xong những điều ở trên, Góc của mẹ mong rằng mẹ đã thay đổi suy nghĩ về cách tắm nắng này và có sự điều chỉnh thích hợp đối với thể trạng, sức khỏe của từng bé. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc, đừng quên để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp nhanh chóng, kịp thời mẹ nhé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ngừng tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính ngay bởi 5 tác hại sau mẹ ơi!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

3 cách uống vitamin D3 cho trẻ sơ sinh giúp bé luôn khỏe mạnh
3 cách uống vitamin D3 cho trẻ sơ sinh giúp bé luôn khỏe mạnh
Vitamin D3 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển xương và răng của bé. Mẹ muốn bổ sung thêm vitamin D3 cho bé nhưng bé không chịu uống, mẹ chưa biết cho bé uống thế nào. Tham khảo ngay 3 cách uống vitamin D3 cho trẻ sơ sinh siêu đơn giản […]
[MẸ CẦN BIẾT] Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
[MẸ CẦN BIẾT] Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Mẹ nào cũng muốn bé yêu phát triển toàn diện, cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho bé nhưng không phải ai cũng biết vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì. Vậy tất tần tật những gì mẹ cần biết về tác dụng của vitamin D3 và cách […]
Giỏ hàng 0