Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mùa đông da bé bị mẩn đỏ – 5 tips chăm sóc hiệu quả nhất

Mùa đông da bé bị mẩn đỏ khiến mẹ lo lắng không biết con có gặp vấn đề nguy hiểm nào không? Mỗi lần tắm rửa, thay tã bỉm chạm vào những vết mẩn khiến con khó chịu, có khi đau đớn òa khóc khiến mẹ xót xa vô cùng. Làm sao để da bé mịn màng trở lại? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để hiểu da con và biết cách chăm sóc khoa học nhất mẹ nhé!

1. Mùa đông da bé thay đổi như thế nào?

Nguyên nhân chính khiến da bé mẩn đỏ, bong tróc vào mùa đông là do không khí thiếu ẩm. Các thời điểm khác trong năm, độ ẩm không khí giao động trong khoảng 70 -90%. Vào mùa đông, độ ẩm không khí xuống rất thấp, chỉ còn 30 – 45%, thậm chí, có ngày độ ẩm xuống dưới mức 25%.

Da bé còn non yếu, chỉ mỏng bằng ⅕ da của người lớn nên khả năng giữ nước kém. Vì thế, thời tiết khô hanh của mùa đông dễ khiến da bé bị khô, kích ứng và nổi mẩn đỏ.

Mùa đông da bé bị mẩn đỏ
Mùa đông da bé bị mẩn đỏ có thể do khí hậu mùa đông khô hanh, thiếu ẩm.

Da bé khô sẽ có những biểu hiện:

  • Da mặt, da cơ thể, môi căng, khô, bong tróc.
  • Da ửng đỏ, thô ráp, đặc biệt là vùng da hai bên má.
  • Bé ngứa da khắp cơ thể nên giãy dụa nhiều, quấy khóc, khó ngủ.

Các biểu hiện chỉ xuất hiện ngoài da, không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Mẹ chỉ cần chú ý giữ ẩm cho con, da bé sẽ nhanh chóng đủ ẩm và mịn màng trở lại.

2. Cách chăm sóc khi mùa đông da bé bị mẩn đỏ

Mẹ không cần dùng thuốc nếu thấy da con mẩn đỏ vào mùa đông đâu ạ. Để bé hồi phục nhanh chóng, việc mẹ cần làm lúc này là tập trung giữ ẩm cho da bé và tránh các tác động gây kích ứng da bé như: cọ xát trên da, tiếp xúc hóa chất gây kích ứng…..

2.1. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé

Sử dụng kem dưỡng ẩm là cách nhanh chóng và tiện lợi nhất để giữ ẩm da bé. Mẹ bôi trực tiếp kem dưỡng ẩm lên các vùng da bé bị khô, mẩn đỏ 1 -2 lần/ ngày. Sau 1- 2 ngày, các tổn thương da sẽ nhanh chóng biến mất.

Lưu ý khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé:

  • Rửa tay sạch trước khi bôi kem cho bé: Vết mẩn ngứa trên da bé là nơi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tấn công, gây viêm, mưng mủ trên da. Trước khi thoa kem dưỡng ẩm, mẹ rửa sạch tay để hạn chế vi khuẩn từ tay mẹ lây sang da bé.
  • Làm ấm kem dưỡng: Mùa đông, nhiệt độ thấp, kem bôi da sẽ lạnh hơn bình thường, chênh lệch nhiều so với thân nhiệt 36.5 độ C của bé. Vì thế, khi bôi lên da, kem lạnh dễ làm da bé ửng đỏ, kích ứng. Trước khi thoa kem, mẹ lấy một lượng ra lòng bàn tay hoặc ngón tay, xoa đều để làm ấm kem, sau đó nhẹ nhàng thoa hoặc áp lên da bé. Kem được làm ấm vừa giảm kích ứng da bé, vừa thấm nhanh hơn, tăng tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi da.
  • Lựa chọn sản phẩm an toàn: Mẹ tập thói quen đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng cho bé vì mỗi bé có một cơ địa khác nhau. Mẹ ưu tiên chọn kem dưỡng ẩm có thành phần thiên nhiên, lành tính như mật ong, sữa và tránh các thành phần gây kích ứng như: alcohol, parfum, fragrance, paraben, PEG, talc, petrolatum,..
Mẹ sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần thiên nhiên an toàn lành tính cho bé
Mẹ sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần thiên nhiên an toàn lành tính cho bé

2.2. Giảm tần suất tắm cho bé

Mẹ có biết: Độ ẩm tự nhiên trên da bé sẽ bị rửa trôi và bay hơi theo nước sau mỗi lần mẹ tắm cho bé. Da bé sẽ khô hơn, mẩn đỏ nhiều hơn sau khi tắm. Thực ra, bé vốn không ra mồ hôi và bám bẩn nhiều như bố mẹ. Mẹ chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/ tuần là đủ.

Mẹ dùng nước ấm khoảng 40 độ C, tắm nhanh cho bé trong khoảng 5 – 10 phút. Vào mùa đông, nếu mẹ dùng nước lạnh hoặc tắm lâu cho bé, bé dễ cảm lạnh lắm ạ. Ngược lại, nước nóng, trên 45 độ C lại bốc hơi nhanh; kéo độ ẩm trên da bé bốc hơi theo  và càng làm da bé khô nhiều hơn.

Phòng tắm cho bé cần được tránh gió; giữ ấm khoảng 23 độ để bé không bị nhiễm lạnh. Để phòng tắm ấm hơn, mẹ dùng quạt sửa, điều hòa hoặc đặt một chậu nước sôi xông hơi phòng tắm khoảng 15 phút trước khi tắm. Khi tắm cho bé, mẹ đóng kín cửa sổ, tránh gió lùa mang hơi lạnh và khói bụi, dễ làm bé bị cảm, viêm hô hấp.

Mẹ nhớ chuẩn bị sẵn khăn tắm cỡ lớn đủ quấn cả người bé để giữ ấm cho bé. Sau khi tắm xong, thân nhiệt bé hạ khoảng 1- 2 độ C, bé thấy lạnh và môi bé cũng hơi nhợt đi một chút. Mẹ không vội mặc quần áo cho bé mà nhanh chóng dùng khăn lau khô; quấn kín người bé từ đầu đến chân để giữ ấm, tránh gió làm bé lạnh hơn.

Mẹ tắm cho bé 2 - 3 lần/ tuần là đủ mẹ nhé!
Mẹ tắm cho bé 2 – 3 lần/ tuần là đủ mẹ nhé!

Sau khi quấn khăn cho bé, mẹ bế bé vào lòng, trò chuyện với bé để bé cảm thấy ấm hơn, an toàn hơn. Hơi ấm từ cơ thể mẹ là cách tốt nhất để sửa ấm cho con. Mẹ chỉ cần ẵm bé thoải mái trên tay, không ôm chặt làm bé đau và không thở vào mặt bé. Điều này không làm bé ấm hơn, thậm chí còn làm giảm lượng oxy quanh mũi bé. Bé sẽ khó thở hơn đấy ạ.

Dần dần, sau khoảng 5 -10 phút giữ ấm sau tắm, môi bé nhợt sẽ hồng trở lại. Lúc này, thân nhiệt bé đã ở mức ổn định, mẹ mở khăn và mặc quần áo cho bé như bình thường mẹ nhé!

Mẹ lưu ý chọn các sản phẩm tắm gội thiên nhiên, an toàn lành tính; vừa có khả năng dưỡng ẩm, vừa kháng khuẩn như: Sodium Hyaluronate, tinh dầu Inca Inchi; Cocamidopropyl Phosphatidyl PG-Dimonium Chloride,… và tránh các thành phần dễ gây kích ứng da bé như: SLS, paraben, parfum, hương liệu tổng hợp,…

2.3. Dùng máy tạo độ ẩm

Mùa đông, độ ẩm không khí xuống rất thấp, trung bình trong khoảng 30 – 45%, thậm chí, có ngày, độ ẩm xuống dưới mức 25%.

Theo bác sĩ Nhi Khoa, độ ẩm không khí trong nhà lý tưởng với trẻ nhỏ là 45 – 60%. Nếu độ ẩm quá thấp, da bé sẽ càng khô, càng mất nước và mẩn đỏ hơn. Ngược lại, độ ẩm quá cao gây đọng ẩm trên chăn gối, sàn nhà, tường và các dụng cụ khác; tạo môi trường cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển, gây tổn thương và kích ứng da bé nhiều hơn.

Vào những ngày mùa đông khô hanh, khi độ ẩm xuống dưới mức 45%, mẹ cần dùng máy tạo độ ẩm cho bé.Máy tạo độ ẩm sẽ đưa ẩm vào trong không khí và làm không khí bớt khô hơn. Da bé được tiếp xúc với không khí ẩm sẽ không còn khô căng, kích ứng và mẩn đỏ nữa.

2.4. Chọn chất liệu quần áo mềm mại cho bé

Quần áo là thứ tiếp xúc trực tiếp với da bé. Chất liệu quần áo mềm mại, thoáng khí như vải cotton, vải lông cừu,… sẽ thay mẹ xoa dịu các vết mẩn đỏ, bong tróc, ngứa ngáy trên da con.  Mẹ tránh sử dụng những chất liệu thô ráp, cọ xát nhiều, gây đau và kích ứng da bé như: vải jeans, vải nilon, vải dạ,…mẹ nhé!

Mẹ chọn cho bé quần áo chất liệu mềm mại như cotton, vải lông cừu
Mẹ chọn cho bé quần áo chất liệu mềm mại như cotton, vải lông cừu

2.5. Tránh mặc quần áo quá ấm cho bé

Mẹ đừng vì sợ bé lạnh mà mặc quá nhiều quần áo hay ủ chăn quá ấm cho con. Bé còn nhỏ nên chịu lạnh kém hơn, nhưng so với mẹ, bé chỉ cần thêm một lớp áo cotton mỏng là đủ. Nhiều quần áo làm bé cảm thấy chật chội, nóng bức. Mồ hôi ra nhiều và không thoát ra được tạo môi trường ẩm cho vi khuẩn phát triển, gây mẩn đỏ, viêm và tổn thương da.

Mùa đông, mẹ cho bé mặc quần áo thành nhiều lớp thay vì một lớp áo dày. Không khí lạnh sẽ ấm dần hơn qua từng lớp áo. Mẹ kết hợp mặc ấm và dùng thêm chăn cho bé khi ngủ tùy theo nhiệt độ lạnh trong phòng:

Nhiệt độ phòng Quần áo cho bé Chăn cho bé khi ngủ
20- 22 độ C 1 bộ đồ cộc tay , 1 áo khoác dài tay 1 lớp chăn mỏng
18 – 19 độ C 1 quần dài , 2 lớp áo dài tay 1 lớp chăn mỏng
16 – 17 độ C 1 quần dài , 2 lớp áo dài tay , bao chân 2 lớp chăn mỏng
<16 độ C 1 quần dài, 2 lớp áo dài tay, bao chân, bao tay, mũ thóp 2 lớp chăn mỏng và 1 lớp chăn dày hơn.

Bên cạnh đó, mẹ điều chỉnh lượng quần áo cho bé vào mùa đông theo quy tắc “4 ấm – 1 lạnh”

“4 ấm” nghĩa là tay ấm, lưng ấm, bụng ấm, chân ấm. Lưng bé dễ ra mồ hôi, mồ hôi thấm ngược dễ gây cảm lạnh. Bụng bé cần được giữ ấm để bảo vệ dạ dày. Tay và chân bé chưa nhiều mạch máu, dễ tắc nghẽn và tím tái khi bị lạnh.

Mùa đông, sau khi mặc quần áo cho bé khoảng 30 phút, mẹ đưa tay sờ và kiểm tra xem 4 vùng: lưng, bụng, tay, chân của con đã ấm chưa. Nếu tay mẹ thấy lạnh, mẹ dùng thêm 1 lớp bao tay, bao chân hoặc 1 lớp áo cho con để bảo vệ sức khỏe của con.

“1 lạnh” nghĩa là phần đầu cần được thông thoáng. Đầu là nơi giải phóng 85% nhiệt độ cơ thể. Nếu mẹ giữ kín đầu bé, nhiệt không thoát ra được, thân nhiệt không được điều hòa, bé nóng bức và đổ mồ hôi nhiều; dễ bị sốt hoặc cảm.

Theo các chuyên gia, mẹ chỉ đội mũi cho bé khi ra ngoài để tránh gió lạnh, gió độc hoặc khi nhiệt độ phòng xuống dưới 16 độ C. Khi phòng đủ ấm, trên 16 độ C, mẹ không cần đội mũ cho bé đâu mẹ nhé!

Mẹ không sợ mùa đông con ốm vì quy tắc mặc quần áo “4 ấm - 1 lạnh”. 
Mẹ không sợ mùa đông con ốm vì quy tắc mặc quần áo “4 ấm – 1 lạnh”. 

3. Dấu hiệu da mẩn đỏ cần cho bé đi gặp bác sĩ

Các tổn thương da do thiếu ẩm nặng, kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng da, viêm da, mưng mủ rất nguy hiểm. Nếu bé có biểu hiện dưới đây, mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ nhanh chóng để được chăm sóc kịp thời nhé:

  • Sau 3 – 5 ngày, da bé vẫn bong tróc, mẩn đỏ dù mẹ đã áp dụng những cách trên.
  • Bé nứt da, chảy máu.
  • Bé quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ do ngứa, đau nhiều.

Mùa đông da bé bị mẩn đỏ do khí hậu khô hanh là chuyện bình thường. Chỉ cần mẹ biết cách giữ ẩm và chăm sóc, da bé sẽ mịn màng, căng mướt ngay thôi. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mùa đông da bé bị mẩn đỏ – 5 tips chăm sóc hiệu quả nhất”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Lý do em bé bị nổi mẩn đỏ và cách xử lý dứt điểm
Lý do em bé bị nổi mẩn đỏ và cách xử lý dứt điểm
Tình trạng mẩn đỏ ngoài da là hiện tượng thường gặp ở bé sơ sinh do cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch non yếu. Mẹ sẽ vô cùng lo lắng khi thấy bé nhà mình nổi mẩn đỏ ở mặt, cổ, lưng, thậm chí là toàn thân. Trong trường hợp này, mẹ cần bình […]
Nguyên nhân và cách điều trị bé bị mẩn đỏ như rôm
Nguyên nhân và cách điều trị bé bị mẩn đỏ như rôm
Bé bị nổi mẩn đỏ như rôm khiến mẹ lo lắng, hỏi người xung quanh thì “9 người, 10 ý”, mẹ không biết phải làm như thế nào đúng nhất? Mẹ đừng lo vì đây chỉ là vấn đề về da thường gặp, bé sẽ khỏi nhanh nếu được chăm sóc đúng cách. Đọc ngay […]
Chăm sóc da bé mùa đông đúng cách để bé luôn khỏe mạnh
Chăm sóc da bé mùa đông đúng cách để bé luôn khỏe mạnh
Chăm sóc da bé mùa đông là điều mà bất kỳ mẹ bỉm nào cũng đều quan tâm. Vì da bé thật mịn màng, mỏng manh và rất nhạy cảm. Với thời tiết của Việt Nam là mưa ẩm, gió khô lạnh, khó thích nghi. Mẹ càng cần phải đặc biệt chú ý và chăm […]
Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Có rất nhiều vấn đề mà trẻ sơ sinh sẽ gặp phải. Tuy nhiên, vì con chưa thể nói và chia sẻ được với cha mẹ nên người lớn cần phải quan sát, theo dõi, phát hiện và khắc phục giúp con. Một trong những hiện tượng mà con rất hay gặp đó là da […]
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ – hiểu đúng để chữa trị đúng
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ – hiểu đúng để chữa trị đúng
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ có thể coi là hiện tượng hết sức bình thường và phổ biến. Chúng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe nếu như cha mẹ phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0