Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi khoa học, nhanh khỏi nhất

Mỗi lần bé sơ sinh bị ho, sổ mũi, mẹ lại loay không biết làm sao để chăm sóc. Hỏi người xung quanh thì mỗi người một ý, mẹ làm gì cũng sợ sai, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé!

Đừng lo mẹ ơi! Bí kíp chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi chuẩn khoa học dưới đây sẽ giúp hai mẹ con bai bai vấn đề này nhanh thôi ạ!

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi chuẩn khoa học
Chăm sóc bé sơ sinh ho sổ mũi chuẩn khoa học

1. 6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi không dùng thuốc

An toàn là ưu tiên hàng đầu với bé sơ sinh mẹ nhỉ? Mẹ áp dụng 6 chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi không dùng thuốc để an toàn, hạn chế tối đa tác dụng phụ cho bé mẹ nhé!

1.1. Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, rửa mũi

Lượng chất nhầy trong mũi sẽ giảm đáng kể khi bé được nhỏ nước muối sinh lý. Cách này giúp làm sạch, giảm sưng đường hô hấp và giúp bé dễ long đờm hơn. Nếu bé nhỏ hơn 1 tháng tuổi, mẹ sử dụng thêm dụng cụ hút mũi để hỗ trợ mẹ nhé!

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ phát huy tác dụng hiệu quả nhất trong trường hợp dịch mũi bé trong suốt, dạng dịch loãng và ít. Nếu bé bị viêm mũi nặng (trong mũi có dịch đặc quánh, màu xanh, mũi bé có hiện tượng đỏ lên và bé thấy đau, quấy khóc) thì cách làm này chỉ hỗ trợ thôi mẹ nha.

Nhỏ mũi giúp giảm chất nhầy trong mũi của bé
Nhỏ mũi giúp giảm chất nhầy trong mũi của bé

Về cách rửa mũi, PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm (Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia) khuyên mẹ:

Để trẻ ngồi thẳng đầu hơi nghiêng, nhẹ nhàng bóp 4 – 5 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi. Sau 1 – 2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ. Lặp lại thao tác mỗi khi trẻ sổ mũi. Mỗi ngày nên rửa mũi cho con 3-4 lần để sạch dịch viêm.

  • Bước 1: Bế bé ngồi dựa vào ngực mẹ, đầu hơi nghiêng
  • Bước 2: Đặt bình rửa mũi đã lấy đầy nước để vào mũi bé. Sau đó, bóp đều tay liên tục 4 – 5 lần để nước muối từ lỗ mũi bên này sang bên kia
  • Bước 3: Kết thúc quy trình, mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mũi sau khi đã làm sạch mũi

Về cách nhỏ mũi: PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý – nguyên Phó Trường khoa Miễn dịch dị ứng của Bệnh viện Nhi Trung ương và Trưởng khoa bộ môn Nhi của Đại học Y Hà Nội khuyên mẹ 4 bước đơn giản:

  • Bước 1: Đặt bé nằm ngửa và nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên.
  • Bước 2: Đặt vòi phun của chai nhỏ mũi vào sát vách lỗ mũi (không đặt vòi phun quá sâu vào mũi bé). Sau đó nhỏ khoảng 2 giọt nước muối sinh lý 0.9% vào mũi bé.
  • Bước 3: Đặt đầu bé nghiêng sang phía ngược lại và lặp lại 2 bước trên
  • Bước 4: Đợi khoảng 30s – 1 phút sau khi nhỏ mũi, mẹ dùng bóng hút hút dung dịch mũi bên trong hốc mũi của bé.
Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý chuyên dụng cho bé
Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý chuyên dụng cho bé bị ho sổ mũi

1.2. Cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn

Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng nuôi bé lớn khôn mà còn được ví như kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình phục hồi của bé sơ sinh bị ho sổ mũi. Ngoài ra, nước trong sữa mẹ sẽ giúp bé loãng dịch đờm, dễ long đờm hơn khi bé bị ho, sổ mũi.

Nếu bình thường mẹ cho bé bú 3 – 4h/cữ thì khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, mẹ cho bé bú nhiều hơn 1 chút, khoảng 2 – 3h/cữ mẹ nha!

Sữa mẹ được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên giúp bé tăng sức đề kháng
Sữa mẹ được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên giúp bé sơ sinh bị ho sổ mũi tăng sức đề kháng

1.3. Nâng cao đầu cho bé khi nằm

Mẹ có để ý khi bé ho và sổ mũi, lúc nằm ngủ bé thường khó thở. Đó là do chất đờm trong mũi ứ đọng, để lâu sẽ đặc quánh lại gây bít mũi bé. Vì thế, mẹ dùng gối cao khoảng 2cm gối đầu cho bé để nước mũi dễ chảy xuống, không bị ứ đọng lại trong mũi, bé dễ thở, giảm ho và ngủ ngon giấc hơn.

Mẹ sử dụng gối cao khoảng 2cm cho bé để bé dễ thở và ngủ ngon
Hãy sử dụng gối cao khoảng 2cm cho bé để bé dễ thở và ngủ ngon mẹ nhé!

1.4. Sử dụng máy làm ẩm không khí

Không khí hanh khô dễ làm bé bị đau nhức mũi, nhất là khi bé đang bị sổ mũi. Sử dụng máy làm ẩm không chỉ hạn chế tình trạng khô mũi cho bé, hơi nước còn khiến bé loãng dịch mũi và dễ thở hơn.

Không khí ẩm sẽ khiến bé dễ thở hơn, giảm đau nhức mũi
Không khí ẩm sẽ khiến bé dễ thở hơn, giảm đau nhức mũi

1.5. Giữ ấm vùng cổ và ngực cho trẻ

Giống việc mẹ đang ho mà để vùng cổ bị lạnh, không che chắn cẩn thận sẽ dễ bị ho dai dẳng, lâu khỏi hơn, bé cũng vậy, đây cũng là lý do khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi lâu ngày không khỏi. Vùng cổ là khu vực có dây thanh quản, yết hầu, ảnh hưởng tới hô hấp và giọng nói. Đó chính là lý do nhiều bé bị cảm lạnh lâu ngày, tiếng ho sẽ rất gắt, thậm chí thở khò khè, tiếng thở rất nặng nề hơn.

Trong quá trình chăm sóc bé, mẹ nên che 1 chiếc khăn mỏng lên cổ bé, không cho bé nằm trước gió hay để điều hòa phả thẳng vào cổ bé mẹ nha!

Giữ ấm vùng cổ cho bé
Bé sơ sinh bị ho sổ mũi cần luôn giữ ấm vùng cổ cho bé

1.6. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bi ho sổ mũi

Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp quá trình phục hồi của bé nhanh hơn.

Với bé đang bú sữa mẹ, mẹ nên đáp ứng đủ nhu cầu bú của bé, đảm bảo đủ các cữ bú hàng ngày để bé nạp đủ dưỡng chất. Vì “mẹ ăn gì bé sẽ ăn thứ đó”, nên mẹ cũng chú ý bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên thức ăn giàu vitamin C như cam, bưởi,… để tăng sức đề kháng cho bé nhé!

Với các bé đã biết ăn dặm, mẹ ưu tiên thêm vào thực đơn của bé những thức ăn mềm, nhiều nước, dễ tiêu như súp, cháo, sữa…

Lưu ý: Mẹ hạn chế cho bé ăn món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn tanh (cua, cá,…) vì nó kích thích sản sinh nhiều đờm, làm tình trạng ho của bé nặng hơn.

Mẹ nên bổ sung vitamin C cho bé từ những loại quả như cam, quýt, bưởi cho bé
Mẹ nên bổ sung vitamin C cho bé từ những loại quả như cam, quýt, bưởi cho bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mẹ cần lưu ý một số loại thực phẩm nên tránh khi bé bị ho như hải sản, đồ lạnh vì dễ gây tổn thương cho phổi và khiến tình trạng ho dai dẳng, nghiêm trọng hơn.

2. Khi nào bé bị ho sổ mũi cần uống thuốc gì

Mẹ chỉ cho bé uống thuốc trong những trường hợp sau:

Trường hợp 1: Bé bị ho sổ mũi kèm theo sốt cao trên 38.5 độ kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: co giật, trụy tuần hoàn,… Lúc này, mẹ nên cho bé sử dụng thuốc hạ sốt (loại thuốc không kê đơn) để hạ sốt nhanh, tránh các biến chứng nguy hiểm cho bé. Mẹ lưu ý khi cho bé dùng thuốc:

  • Cần có sự tư vấn của dược sĩ: Khi mua thuốc cho bé uống, mẹ liệt kê các triệu chứng cho dược sĩ nắm bắt được tình hình của bé, từ đó có những định hướng về loại thuốc và liều lượng thuốc bé cần dùng.
  • Không lạm dụng: Thuốc hạ sốt thường đi kèm các tác dụng phụ như dị ứng, khó thở, nổi mề đay, sưng phù mặt… Ngoài ra nếu dùng quá liều hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây ra sốc thuốc, tổn thương gan, tổn thương thận và các vấn đề về tim mạch hay viêm loét dạ dày.
Nếu bé sốt dưới 38.5 độ C, mẹ không nên lạm dụng thuốc
Nếu bé sốt dưới 38.5 độ C, mẹ không nên lạm dụng thuốc

Nếu bé sốt dưới 38.5 độ, mẹ không nên lạm dụng thuốc vì nhiệt độ sốt này không gây biến chứng nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ hạ sốt cho con bằng phương pháp vật lý như: chườm khăn mát, khăn ấm để an toàn nhất cho bé.

Trường hợp 2: Bé bị ho nhiều, nghẹt mũi nặng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. Khi ấy, mũi bé xuất hiện đờm màu xanh hoặc vàng, quánh đặc. Người bé mệt lả, khó thở do đờm đặc, giấc ngủ bị ngắt quãng do đường thở không thông.

Bé bị ho nhiều, ngạt mũi ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt
Bé bị ho nhiều, ngạt mũi ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé

Khi gặp trường hợp này, mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi như nào?

  • Cần tư vấn từ dược sĩ: Thông báo với dược sĩ tư vấn chính xác về tình trạng và độ tuổi của bé để được tư vấn loại thuốc phù hợp
  • Không sử dụng thuốc ho tràn lan: Mẹ tránh xa những bài thuốc được quảng cáo là “Thuốc gia truyền” hay “Thuốc xách tay” có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo, hiệu quả chưa được kiểm chứng. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mẹ nên tập thói quen đọc kỹ thông tin trước khi mua thuốc, chỉ nên lựa chọn những loại thuốc đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành, sử dụng được cho lứa tuổi của bé mẹ nhé!

3. Khi nào mẹ nên đưa trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi đi bác sĩ

Ho và sổ mũi là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu như không được theo dõi và điều trị đúng cách, bé có thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường như:

  • Bé ho kéo dài trên 3 tuần, có thể dẫn tới một vài bệnh lý về đường hô hấp như suyễn, viêm mũi dị ứng…
  • Bé sốt cao trên 39 độ kèm ho đờm, sổ mũi, mệt mỏi, nhất là thở nhanh – dấu hiệu của bệnh viêm phổi.
  • Bé ho, sổ mũi kèm thở khò khè – đây là những dấu hiệu của viêm đường hô hấp dưới, rất nguy hiểm.

Nếu thấy bé có một trong những triệu chứng trên, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mẹ nên cho bé đi khám bác sỹ nếu có một trong ba dấu hiệu trên
Mẹ nên cho bé đi khám bác sỹ nếu có một trong ba dấu hiệu trên mẹ nhé!

4. 4 việc mẹ cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

  • Không cho bé ở trong phòng lạnh: Không khí lạnh dễ khiến bé ho nhiều hơn, có thể dẫn tới viêm phế quản,… Nhiệt độ trong phòng duy trì khoảng 27-28 độ là hợp lý. Hoặc để nhiệt độ máy lạnh chênh lệch ít hơn ngoài trời khoảng 7 độ là thích hợp nhất với khả năng thích nghi của bé đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi lâu ngày không khỏi.
  • Không để quạt, điều hòa thổi thẳng vào mặt bé: Bé bị ho, sổ mũi vốn đã khó thở vì mũi có nhiều đờm, việc để quạt hay điều hòa phả thẳng vào mặt bé khiến cho đường thở càng khó khăn hơn đó mẹ.
  • Không tắm cho bé quá lâu: Nhiều mẹ lo lăng trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi có nên tắm không, trên thực tế mẹ vẫn tắm cho bé được bình thường. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, không tắm quá 5 phút sẽ dễ khiến bé mất thân nhiệt, nhiễm lạnh (do nước nguội dần), khiến bé ho nhiều hơn.
  • Không tự ý dùng thuốc kê đơn khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ: Nếu tình trạng bé trở nặng hoặc mẹ muốn giảm triệu chứng sốt, ho, sổ mũi ở bé nhanh hơn, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc. Không tự ý mua thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định vì thuốc nếu không dùng đúng liều, đúng loại sẽ gây sốc thuốc hoặc những phản ứng phụ như dị ứng thuốc, khó thở, phù nề…
Tắm cho bé quá lâu dễ khiến bé bị lạnh
Tắm cho bé quá lâu dễ khiến bé bị lạnh

Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi. Tình trạng “ốm vặt” của bé sẽ nhanh khỏi nên mẹ đừng lo nhiều quá nhé! Tinh thần của mẹ là yếu tố rất quan trọng trong hành trình chăm sóc bé lớn khôn đó ạ!

Mẹ tham khảo thêm: 

Chăm sóc trẻ sơ sinh kiểu Nhật – Mẹ áp dụng ngay!

5+ Lời khuyên tốt nhất khi chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi

Quy trình chăm sóc em bé sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng nhất

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi khoa học, nhanh khỏi nhất”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Trẻ 8 tháng bị ho: Mách mẹ 4 mẹo xử lý tại nhà hiệu quả nhất
Trẻ 8 tháng bị ho: Mách mẹ 4 mẹo xử lý tại nhà hiệu quả nhất
Trẻ 8 tháng bị ho là một trong những triệu chứng khá phổ biến. Nguyên nhân là do các bé còn nhỏ, sức đề kháng kém. Do đó dễ gặp phải các vấn đề về hô hấp. Đặc biệt là tình trạng ho đờm, khò khè… 1. Bé 8 tháng bị ho có biểu hiện […]
Trẻ 5 tháng bị ho và những mẹo điều trị tự nhiên tại nhà
Trẻ 5 tháng bị ho và những mẹo điều trị tự nhiên tại nhà
Trẻ 5 tháng bị ho thường khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vì trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của con còn khá non nớt. Tuy nhiên, một năm đầu đời trẻ có thể bị ho đờm hay cảm sốt nhiều lần. Và hầu hết các trường hợp đều bắt nguồn từ những […]
TRẺ SƠ SINH BỊ HO – CHUẨN BỊ KIẾN THỨC ĐỂ ỨNG PHÓ KỊP THỜI
TRẺ SƠ SINH BỊ HO – CHUẨN BỊ KIẾN THỨC ĐỂ ỨNG PHÓ KỊP THỜI
Trẻ sơ sinh bị ho luôn là điều mà bố mẹ đặc biệt quan tâm và lo lắng. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị ho. Do đó bố mẹ cần phải trang bị kiến thức để ứng biến nhanh chóng. Và hạn chế khả năng trẻ ho trở nặng. 1. Khi nào […]
Giỏ hàng 0