Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

9 Cách xử lý bé bị mẩn đỏ có mủ, ngứa hiệu quả tại nhà

Bé bị mẩn đỏ có mủ là vấn đề về da nghiêm trọng do các vết mủ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm hay các bệnh cơ hội khác. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng quá. Chỉ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và có cách chăm sóc khoa học, da bé sẽ sớm mịn màng trở lại thôi.

Cách chăm sóc bé mẩn đỏ có mủ
Cách chăm sóc bé mẩn đỏ có mủ

1. Bé bị mẩn đỏ có mủ – không thể chủ quan mẹ ơi!

Da mẩn đỏ có mủ là tình trạng viêm da nghiêm trọng mà mẹ không thể chủ quan. Các vết mủ trên da rất dễ bị vỡ. Sau khi vỡ, da bé có nguy cơ cao để lại sẹo, thâm khó mờ. Thậm chí, các vết mụn vỡ là “cánh cửa mở” cho vi khuẩn, vi trùng tấn công bé, dẫn tới bội nhiễm. Việc chăm sóc da bé lúc này sẽ  khó khăn hơn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bé bị mẩn đỏ có mủ chỉ là dấu hiệu của những vấn đề da không nguy hiểm như: mụn sữa, kê sữa, nang kê,…

Dưới đây là cách nhận biết và cách xử lý khoa học trong từng trường hợp. Mẹ hãy theo dõi xem bé nhà mình đang gặp tình trạng nào để có cách chăm sóc phù hợp nhé!

Bé nổi mẩn đỏ có mủ là dấu hiệu của vấn đề da nghiêm trọng.
Bé nổi mẩn đỏ có mủ là dấu hiệu của vấn đề da nghiêm trọng.

2. 7 Cách xử lý bé bị nổi mẩn đỏ có mủ, ngứa

Bé bị nổi mẩn đỏ có mủ thường do 7 nguyên nhân sau:

2.1. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh (mụn sữa, kê sữa, nang kê,…)

Khoảng 20% bé sơ sinh bị mụn trứng cá (mụn sữa, kê sữa, nang kê…). Các vết mụn thường xuất hiện sớm trong vòng 6 tuần đầu sau sinh.

2.1.1. Biểu hiện

  • Các đốm mụn có kích thước nhỏ.
  • Mụn có đầu trắng hoặc mụn bọc, mụn đỏ.
  • Mụn xuất hiện chủ yếu trên mặt, đôi khi ở cổ, lưng, ngực.
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh nhỏ hơn 6 tuần tuổi
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh nhỏ hơn 6 tuần tuổi

2.1.2. Cách chăm sóc

Mụn trứng cá ở bé sơ sinh thường tự biến mất sau 1- 2 tuần hoặc sau cả tháng. Trong  khoảng thời gian này, mẹ cần lưu ý một số điều sau để tránh da bé để lại sẹo, nhiễm trùng:

  • Không để bé chà xát, chạm tay lên đốm mụn, các vết mụn vỡ là nguyên nhân hàng đầu khiến da bé bị sẹo và nhiễm trùng.
  • Tắm rửa, vệ sinh da bé nhẹ nhàng, hạn chế chà xát vết mụn của bé.
  • Không nặn mụn cho bé. Da bé sơ sinh vốn đã nhạy cảm, các vết mụn sẽ làm da bé càng nhạy cảm hơn. Thao tác nặn mụn làm bé bị đa dễ làm da con bị tổn thương nặng hơn.Mụn trứng cá  sẽ tự khô và biến mất nhanh chóng sau vài tuần.
  • Không tùy ý sử dụng các thuốc, kem bôi mụn cho bé nếu không có chỉ định của bác sĩ. Các sản phẩm này nếu dùng sai cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng, khô da, rát da bé.

Lưu ý: Đưa bé tới bác sĩ khi mụn trứng cá kéo dài quá 3 tháng.

2.2. Chốc lở

Chốc lở là tình trạng nhiễm trùng da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bé chốc lở do bị những vi khuẩn có sẵn ở môi trường xung quanh xâm nhập và tấn công qua những vết cắt, vết thương hở nhỏ trên da.

2.2.1. Biểu hiện

  • Các vết mụn nước chứa đầy chất lỏng, dần chuyển thành các mảng rỉ nước, màu mật ong, đóng vảy và lan rộng.
  • Vùng da xung quanh vết mụn mẩn đỏ, ít sưng, gây đau, không ngứa hoặc ít ngứa ngáy, khó chịu.
  • Xuất hiện các mảng da đóng vảy, thô ráp, tấy đỏ.
  • Các vết chốc lở thường gặp ở mặt, mông, quanh vùng quấn tã; đôi khi ở thân người, chân, tay.
Chốc lở có khả năng lây lan từ vùng da này sang vùng da khác.
Bé bị mẩn đỏ có mủ dạng chốc lở có khả năng lây lan từ vùng da này sang vùng da khác.

2.2.2. Cách chăm sóc

Chốc lở là biểu hiện của nhiễm trùng da nhẹ nhưng có khả năng lây lan từ vùng da này sang vùng da khác. Mẹ chú ý:

  • Dùng băng hay gạc che vết chốc lại: Điều này giúp giữ chất dịch từ các vết chốc lở không thể lây lan vi khuẩn sang các phần khác trên cơ thể bé hoặc lây từ bé sang mẹ.
  • Cắt móng tay cho bé 1 tuần/lần: Móng tay dễ làm xước da bé, tạo các vết thương hở để vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng da.
  • Hạn chế thời gian mặc tã cho bé: Mẹ hạn chế mặc tã cho bé khi bé bị chốc lở ở mông hay quanh vùng quấn tã. Tã cọ xát nhiều với da bé dễ làm các vết mụn chốc lở vỡ và để lại sẹo.
  • Hạn chế lây lan chốc lở sang mẹ hoặc sang vùng da khác: Chốc lở rất dễ lây nhiễm. Vì thế, mẹ không nên dùng chung đồ đạc với bé, thay quần áo, chăn gối cho bé hàng ngày và không giặt đồ của bé chung với đồ của mẹ.

Lưu ý: Bé cần sự thăm khám của bác sĩ khi tình trạng da không được cải thiện sau 2 -3 ngày, hoặc bé tổn thương da kèm sốt, đau, quấy khóc, khó chịu.

2.3. Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng do vi khuẩn Staphylococcus aureus cũng là nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ có mủ. Tương tự như chốc lở, vi khuẩn tấn công da bé qua những vết thương hở, vết cắt, vết xước da; gây viêm, nhiễm trùng.

2.3.1. Biểu hiện

  • Các vết mụn nước hoặc mụn sưng chứa đầy dịch mủ.
  • Vùng da viêm nhiễm sưng đỏ, lở loét, chảy mủ.
  • Các vết mụn vỡ để lại bề mặt da thô màu đỏ.
  • Da bé sưng đau, nhức dữ dội.
  • Các vết mụn thường xuất hiện ở mông, mặt, cổ.
Các vết mụn mủ do nhiễm trùng tụ cầu vàng sưng đau dữ dội.
Các vết mụn mủ do nhiễm trùng tụ cầu vàng sưng đau dữ dội.

2.3.2. Cách chăm sóc

Theo thời gian, tụ cầu vàng trên bề mặt da sẽ tấn công sâu tới các mô tế bào và các cơ quan; làm tăng nguy cơ viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp. Vì thế, khi phát hiện hoặc nghi ngờ bé nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để bé được thăm khám và chăm sóc tốt nhất.

Mẹ lưu ý: Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng rất dễ lây. Vì vậy, mẹ rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bé; giữ gìn vệ sinh quần áo, chăn màn sạch sẽ và không dùng chung đồ của bé với các thành viên khác trong gia đình.

2.4. Viêm da dạng Herpes

Viêm da dạng Herpes do virus HSV (Herpes Simplex Virus) gây ra. Tình trạng bé bị mẩn đỏ có mủ này rất nguy hiểm, có thể gây các biến chứng viêm nướu – răng miệng, viêm kết mạc, viêm màng não, hồng ban da.

2.4.1. Biểu hiện

Bé nổi mẩn đỏ có mủ dạng Herpes thường gặp quanh miệng, môi, mắt. Các biểu hiện bao gồm:

  • Các vết mụn nước đau, ngứa, lở loét.
  • Mụn nước vỡ, hình thành vết loét, đóng vảy, rỉ dịch.
  • Các vết mụn kéo dài 3 – 4 ngày, hết dần, sau đó tái phát theo từng đợt.
  • Đôi khi chỉ thấy đám da màu đỏ, vết nứt da, sần da.
Herpes ở trẻ nhỏ thường xuất hiện quanh miệng, môi hoặc mắt.
Herpes là hiện tượng bé bị mẩn đỏ có mủ thường xuất hiện quanh miệng, môi hoặc mắt

2.4.2. Cách chăm sóc

Bé bị mẩn đỏ có mủ mẹ nên đưa tới bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để bé hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, mẹ lưu ý thêm một vài điểm sau:

  • Hạn chế thực phẩm vị chua như: chanh, xoài, bưởi, me,… có tính acid. Các vết mụn Herpes quanh miệng tiếp xúc với acid từ những loại thực phẩm này sẽ gây đau, khó hồi phục.
  • Chườm lạnh: Đá lạnh sẽ giúp bé cảm thấy đỡ đau, đỡ khó chịu, đỡ ngứa rát hơn. Tuy nhiên, mẹ không để đá, hoặc nước đá chạm trực tiếp vào vùng da đang tổn thương mà hãy bọc đá với vải khoặc khăn và chườm nhẹ lên mụn loét trong khoảng 20 phút.

2.5. Chàm bội nhiễm

Tương tự viêm da dạng Herpes, nguyên nhân khiến bé bị chàm bội nhiễm là do virus tấn công. Tuy nhiên, chàm bội nhiễm là vấn đề da nghiêm trọng hơn, bởi virus đã xâm nhập sâu hơn vào những vùng da đã bị tổn thương của bé.

2.5.1. Biểu hiện

Chàm bội nhiễm ở trẻ em xuất hiện chủ yếu trên mặt, ở hai má, quanh miệng của trẻ với những biểu hiện:

  • Da tấy đỏ, bong tróc theo từng mảng.
  • Mụn nước xuất hiện thành từng cụm, lây lan rộng.
  • Các vùng da mưng mủ, rỉ dịch.
  • Bé đau, ngứa, khó chịu tại vùng da tổn thương.
  • Các mụn nước, mụn mủ vỡ gây chảy máu, sưng viêm nghiêm trọng.
Chàm bội nhiễm gây mẩn đỏ thành từng mảng  ở trẻ nhỏ
Chàm bội nhiễm gây mẩn đỏ thành từng mảng  ở trẻ nhỏ

2.5.2. Cách chăm sóc

Khi bé bị chàm bội nhiễm, mẹ cần đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc và dùng thuốc thích hợp. Bên cạnh đó, mẹ  lưu ý:

  • Không để bé cào, gãi vùng da chàm bội nhiễm: Bé chàm bội nhiễm cảm thấy ngứa da nên thường đưa tay lên gãi, dụi mặt. Mẹ nên cắt móng và đeo bao tay cho bé để móng tay sắc không làm xước các vùng da đang tổn thương.
  • Giữ da bé sạch sẽ, không để sữa, nước dãi bám trên da: Bé dưới 2 tuổi thường bị chảy sữa, chảy nước dãi do không kiểm soát được thao tác bú hoặc đang trong thời kỳ mọc răng. Điều này tạo môi trường ẩm ướt, làm vi khuẩn, virus phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Hạn chế đưa bé ra ngoài: Khi trẻ ra ngoài công viên, đường xá,…; da bé sẽ tiếp xúc, phơi nhiễm với nhiều yếu tố gây viêm da như: bụi bẩn, khói bụi, môi trường ô nhiễm, vi khuẩn, virus.

2.6. Zona thần kinh

Zona thần kinh gây mẩn đỏ có mủ là vấn đề da thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thời tiết trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau là điều kiện thuận lợi để virus tấn công và gây zona thần kinh cho bé.

2.6.1. Biểu hiện

Zona thần kinh có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Trong đó, các vùng da dễ tổn thương nhất bao gồm: ngực, bụng, mặt, chân, tay. Các biểu hiện cho thấy bé bị zona thần kinh bao gồm:

  • Vùng da mẩn đỏ, ngứa rát.
  • Các vết mụn nước, mụn mủ tập trung thành vệt dài dọc theo các dây thần kinh.
  • Bé mệt mỏi, đau nhức toàn thân, quấy khóc, bỏ bú, mất ngủ.
  • Sốt cao trên 38 độ.
  • Các vết mụn vỡ, khô có nguy cơ cao để lại sẹo.
Bé nổi mẩn đỏ có mủ do zona thần kinh.
Vùng da nổi mẩn đỏ có mủ ngứa nên mẹ chú ý bé ngãi tượt ra

2.6.2. Cách xử lý

Bé bị zona thần kinh cần được đưa đến thăm khám bác sĩ nhanh chóng. Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc bé bị zona thần kinh, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng kem bôi, thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Mẹ lưu ý cho bé sử dụng thuốc, kem bôi đúng liều lượng, đúng thời điểm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không dùng chung đồ với bé: Zona thần kinh rất dễ lây nhiễm. Mẹ có nguy cơ cao bị lây nhiễm zona thần kinh khi sử dụng chung các đồ vật như: khăn tắm, cốc nước, chăn màn,…
  • Hạn chế cọ xát các vết mụn mủ, mụn nước: Các vết mụn do zona thần kinh khi vỡ sẽ để lại sẹo. Vì thế, mẹ hạn chế tối đa chạm vào các vết mụn trên da bé; thao tác thoa kem, thuốc cho bé nhẹ nhàng và sử dụng quần áo, khăn mặt, khẩu trang, chăn màn có chất liệu mềm mại như: vải cotton, cải lạnh, vải đũi.

2.7. Hăm tã nặng (Cấp độ 4, 5)

Hăm tã nặng (cấp độ 4, 5) có thể khiến bé bị nổi mủ. Nguyên nhân do mẹ chăm sóc vùng da mặc tã của con chưa đúng cách, vi khuẩn xâm nhập vào vùng da tổn thương của con gây viêm nhiễm, mụn mủ.

2.7.1. Biểu hiện

Bé hăm tã thường xuất hiện ở mông, vùng bẹn hoặc quanh vùng quấn tã. Ban đầu, hăm tã có những biểu hiện da khô, nổi sần, ửng đỏ. Nhưng khi chuyển biến nặng hơn, da bé bắt đầu xuất hiện các vết mụn mủ và có những biểu hiện như sau:

  • Các vùng da đỏ, đậm màu trên diện tích rộng.
  • Vùng da mẩn đỏ hơi sưng, phù nề.
  • Các vết mụn mủ xuất hiện trên nền da mẩn đỏ.
  • Da bé khô hơn, bong tróc.
Bé hăm tã cấp độ nặng nổi mẩn đỏ có mủ.
Hăm tã ở cấp độ nặng cũng làm bé bị mẩn đỏ có mủ ở phần mông

2.7.2. Cách xử lý

Khi bé bị hăm tã cấp độ nặng, hăm tã có mủ, mẹ cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ nhanh chóng để tránh các tổn thương da sâu hơn dẫn tới bội nhiễm. Ngoài ra, mẹ cần chú ý:

  • Vệ sinh vùng da hăm tã sạch sẽ: Các vùng da hăm tã cần được mẹ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau mỗi lần bé đi tiểu, đi ngoài. Mẹ hãy nhớ thao tác nhẹ nhàng vì bé sẽ bị đau khi da bé đang có những vết mụn mủ, sưng, phù nề.
  • Hạn chế mặc tã cho bé: Mẹ không nên mặc tã cho bé khi bé đang hăm tã cấp độ nặng. Sau khi các vết mủ đã biến mất, da bé không còn bong tróc, phù nề; mẹ sử dụng tã cho bé như bình thường.
  • Lựa chọn tã chất lượng cho bé: Mẹ sử dụng các loại tã của thương hiệu uy tín, thành phần an toàn, không chứa clo, paraben, chất lưu hương hóa học. Cần đặc biệt chú ý đến khả năng thấm hút của tã, ưu tiên chọn tã nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp để mông bé luôn khô thoáng.
  • Không quấn tã quá chật: Tã quá chật sẽ cọ sát với bé nhiều hơn, làm tăng nguy cơ tổn thương da bé.
Chọn tã nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp để mông con khô thoáng tối đa
Chọn tã nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp để mông con khô thoáng tối đa

2.8. Do dùng kem chống nắng kích ứng da

Da bé thường khá nhạy cảm nên nếu mẹ không sử dụng các loại kem chống nắng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh sẽ rất dễ bị mẩn đỏ và ngứa do kích ứng da. Trẻ thường nổi mẩn đỏ khắp người.

Nếu mẹ muốn sử dụng kem chống nắng bảo vệ da con trước những tia UV khi đi chơi bên ngoài nên chọn những loại kem chống nắng KHÔNG chứa thành phần axit para – aminobenzoic (PABA), đây là một hóa chất dễ gây kích ứng.

2.9. Do tiếp xúc với hóa mỹ phẩm có triclosan

Triclosan là hóa chất có thể gây da nổi mẩn đỏ có mủ ngứa ở những trẻ có làn da nhạy cảm, thường có trong một số loại xà phòng kháng khuẩn, sữa tắm, kem đánh răng và mỹ phẩm.

Trong một số thí nghiệm trên động vật, Triclosan có thể gây giảm nồng độ Hormone tuyến giáp, tuy nhiên ở các thí nghiệm sau đó thì Triclosan vẫn an toàn khi sử dụng lâu dài.

Nếu da bé nổi mẩn đỏ có mủ ngứa vì đã tiếp xúc với mỹ phẩm, cách nhanh xử lý nhanh nhất là mẹ mau chóng làm sạch hết các mỹ phẩm/xà bông dính trên da của bé bằng nước sạch. Sau đó mẹ nên thay thay hết các loại xà phòng, sữa tắm… của bé chứa chất Triclosan.

3. Lưu ý khi chăm sóc bé bị mẩn đỏ có mủ

Bé nổi mẩn đỏ có mủ là dấu hiệu của những vấn đề da nghiêm trọng. Các vết mủ rất dễ vỡ, gây thoát dịch và lây lan vi khuẩn, virus sang các vùng da lân cận. Vì thế, mẹ cần cẩn thận với các tổn thương da của bé và lưu ý những điều sau:

  • Chất liệu quần áo mềm mại: Các chất liệu vải thô cứng cọ xát mạnh với da bé gây vỡ mụn mủ mỗi khi bé cử động. Vì thế, mẹ ưu tiên cho bé mặc quần áo mềm mại, thoáng mát như vải cotton, vải lanh, vải đũi; tránh sử dụng áo dày, cứng như chất liệu da, vải dạ, vải jeans…
  • Sản phẩm giặt xả an toàn, lành tính: Các sản phẩm giặt xả bám trên quần áo là yếu tố làm kích ứng da bé. Vì vậy, mẹ lưu ý chọn những sản phẩm chuyên dụng cho bé, có thành phần thiên nhiên, không chứa hóa chất gây kích ứng da như methylisothiazolinone (MI), Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Laureth Sulfate, hương liệu,…
  • Sữa tắm an toàn cho bé: Mẹ sử dụng sữa tắm chuyên dụng cho bé; ưu tiên thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính. Cần tránh các sản phẩm có chất gây kích ứng da như: paraben, SLS, propylene glycol, phthalates,… vì có nguy cơ gây ung thư não, kích ứng da con,…
  • Giảm thời gian mặc tã, bỉm: Hạn chế mặc tã bỉm sẽ giúp da bé được khô thoáng hơn, ít cọ xát hơn, ít vỡ mụn mủ và hồi phục nhanh hơn. Mỗi lần thay tã cho bé, mẹ để da bé được thông thoáng khoảng 30 phút rồi hãy mặc tã mới cho bé.
  • Cắt móng tay hoặc đeo bao tay cho bé: Các vết mụn mủ thường làm bé đau, ngứa khiến bé muốn đưa tay lên gãi. Mẹ cần cắt móng tay cho bé 1 lần/tuần, tránh móng tay sắc làm các vết mụn vỡ, “mở cửa” cho vi khuẩn tiếp tục tấn công khiến tình trạng trầm trọng hơn.
Cắt móng tay cho bé 1 lần/tuần mẹ nhé
Cắt móng tay cho bé 1 lần/tuần mẹ nhé

Bé bị mẩn đỏ có mủ là biểu hiện của các vấn đề tổn thương da nghiêm trọng, dễ để lại sẹo trên da hoặc gây biến chứng bội nhiễm và các bệnh cơ hội khác. Do đó, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc da nổi mẩn đỏ có mủ ngứa tốt nhất cho bé mẹ nhé!

Xem thêm:

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “9 Cách xử lý bé bị mẩn đỏ có mủ, ngứa hiệu quả tại nhà”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Nguyên nhân bé bị mẩn đỏ ở cổ và cách chữa hiệu quả
Nguyên nhân bé bị mẩn đỏ ở cổ và cách chữa hiệu quả
Bé bị mẩn đỏ ở cổ khiến mẹ lo lắng, không biết tình trạng này có nguy hiểm không, cách chăm sóc thế nào để bé nhanh khỏi. Tất tần tật những băn khoăn về trẻ bị mẩn đỏ ngứa ở cổ của mẹ đã được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mẹ tham […]
Bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ – Mách mẹ cách xử trí khoa học
Bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ – Mách mẹ cách xử trí khoa học
Trong thời gian ăn dặm, mẹ thấy bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ, kích ứng? Vấn đề này có nguy hiểm không? Làm thế nào để bé mau khỏi? Bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật mọi thứ cho mẹ. 1. Nguyên nhân khiến bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ Bước […]
Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Có rất nhiều vấn đề mà trẻ sơ sinh sẽ gặp phải. Tuy nhiên, vì con chưa thể nói và chia sẻ được với cha mẹ nên người lớn cần phải quan sát, theo dõi, phát hiện và khắc phục giúp con. Một trong những hiện tượng mà con rất hay gặp đó là da […]
10 Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị nổi mẩn đỏ
10 Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị nổi mẩn đỏ
Bé bị nổi mẩn đỏ là tình trạng ngoài da và khá phổ biến, đặc biệt đối với trẻ nhỏ hoặc người có làn da nhạy cảm. Ở những tuần đầu đời, da của con chưa ổn định và có nhiều thay đổi. Vì vậy, con sẽ dễ bị mẩn đỏ dù chỉ bị kích […]
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ – hiểu đúng để chữa trị đúng
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ – hiểu đúng để chữa trị đúng
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ có thể coi là hiện tượng hết sức bình thường và phổ biến. Chúng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe nếu như cha mẹ phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0