Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Kỹ năng sống mầm non giúp con lớn khôn từng ngày

Mầm non là độ tuổi giúp bé luyện tập những thói quen tốt cho quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần. Là những bố mẹ hiện đại, bạn đừng nên bỏ qua kỹ năng sống mầm non cho trẻ cực kỳ quan trọng này. Đây chính là cơ sở để bé ngày một phát triển toàn diện hơn. 

1. Chọn lọc các kỹ năng sống mầm non cho con 

1.1. Kỹ năng tự ăn

Đối với con nhỏ, bố hãy tập cho trẻ tự ăn càng sớm càng tốt
Đối với con nhỏ, bố hãy tập cho trẻ tự ăn càng sớm càng tốt

Người xưa có câu nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nghĩa là những lễ nghĩa hành xử trong cách ăn phải được học đầu tiên. Đối với con nhỏ, bố hãy tập cho trẻ tự ăn càng sớm càng tốt. Việc học ăn của bé chỉ cần bé có thể không cần sự dỗ dành của mẹ mà bé có thể tự ăn và tự giác ăn. Điều này sẽ giúp trẻ từng bước tự lập hơn. Ở giai đoạn đầu có lẽ sẽ khó khăn và vất vả. Tuy nhiên hãy để bé trải nghiệm và tạo lập thói quen biết cố gắng ở con. 

Khi con đã có thể ngồi vững và biết cách cầm nắm đồ vật, mẹ có thể tập bé cách tự ăn. Bằng những việc như cách xúc món ăn, cách ngồi ăn. Từ khoảng 3 đến 4 tuổi, trẻ mới có thể ngồi ăn vững, lấy cốc nước… mà không có sự hỗ trợ bên cạnh. Hãy nhắc bé về những thứ nên và không nên ăn. Đến giai đoạn vào mẫu giáo, con sẽ vận dụng và được dạy kĩ hơn về kỹ năng sống mầm non này.

Xem thêm kỹ năng sống mầm non: Những món ăn cho trẻ mầm non

1.2. Kỹ năng sống mầm non: giao tiếp

Có thể khẳng định, giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết nhất cho con sau này
Có thể khẳng định, giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết nhất cho con sau này

Bố mẹ là người có vai trò quan trọng nhất trong việc rèn luyện cho con khả năng này. Giai đoạn đầu, việc giao tiếp có thể được thể hiện qua cử động tay chân, qua biểu cảm ánh mắt, qua tiếng khóc… Lớn hơn, kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và hoàn thiện dần qua ngôn ngữ, cử chỉ…

Có thể khẳng định, giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết nhất cho con sau này. Có khả năng giao tiếp, con dễ dàng truyền đạt cảm nhận, ý kiến của bản thân cho bố mẹ hoặc bạn bè. Vì vậy, từ bé, hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ để trẻ tiếp cận được tốt hơn. Sau đó, tạo môi trường phù hợp cho trẻ, tạo điều kiện giúp trẻ hòa đồng với những người xung quanh. Cho trẻ cơ hội và khuyến khích con tương tác, giao tiếp với bạn bè. 

1.3. Kỹ năng ứng xử

Học nói, học ứng xử được xem là kỹ năng học cần thiết thứ 2 cho trẻ. Hầu hết các bé đều ứng xử theo bản năng, hoặc quan việc quan sát mọi thứ xung quanh. Vì vậy, nếu không được dạy ứng xử đúng, bé dễ dàng học theo những lề lối hư, tật xấu. Dạy con học kỹ năng sống mầm non trong độ tuổi này cũng giúp trẻ tạo thiện cảm với mọi người xung quanh hơn.

Giai đoạn đầu trong quá trình học kỹ năng ứng xử, bố mẹ có thể dạy trẻ những hoạt động cơ bản, gần gũi. Ví dụ như học chào hỏi, lễ phép với người lớn, nhường và thương yêu các bé nhỏ hơn,…. Điều này vừa giúp con có cách hành xử đúng đắn lại vừa xây dựng lối sống tốt đẹp sau này cho con

1.4. Giữ vệ sinh công cộng 

Ý thức biết giữ vệ sinh chung nơi cộng cộng của con sẽ phản ánh sự dạy dỗ của bố mẹ
Ý thức biết giữ vệ sinh chung nơi cộng cộng của con sẽ phản ánh sự dạy dỗ của bố mẹ

Ý thức biết giữ vệ sinh chung nơi cộng cộng của con sẽ phản ánh sự dạy dỗ của bố mẹ. Nói cách khác, chính sự buông lỏng việc giáo dục giữ gìn vệ sinh chung của bố mẹ mà ít nhiều ảnh hưởng nhân cách sống cho trẻ ngay từ nhỏ. Nếu như mỗi bố mẹ đều biết giữ vệ sinh chung như không đổ rác, vứt rác bừa nơi công cộng. Đó sẽ là tấm gương tốt để dạy dỗ trẻ từ độ tuổi mầm non. 

1.5. Không chơi gần những nơi nguy hiểm

Con đến tuổi mầm non luôn hiếu động và ham chơi, do có sự tiếp xúc với các bạn mới. Vì thế, các mẹ không thể cứ giữ con 24/24 bên cạnh mình được. Chính vì thế, việc dạy bé mầm non biết nơi nào nguy hiểm và không được lại gần là vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, bé sẽ không nhớ lời mẹ đau do mải chơi vi cùng bạn. Mẹ hãy dạy con bằng cách dùng hình ảnh thay cho lời nói. Hãy cho bé xem các video, hình ảnh,… việc học qua hình ảnh sinh động, dễ hiểu sẽ giúp bé nhớ lâu hơn. 

1.6. Kỹ năng bảo vệ bản thân

Bố mẹ nên dạy con những kỹ năng sống cơ bản
Bố mẹ nên dạy con những kỹ năng sống cơ bản

Đa phần các bậc cha mẹ đều ý thức được điều này. Nhưng thay vì dạy con, bố mẹ lại tìm cách nghiêm cấm con.

Trong các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non về bảo vệ bản thân gồm có những kỹ năng như: Kỹ năng an toàn khi tự chơi, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể, kỹ năng xử lý khi bị lạc, an toàn khi tham gia giao thông trên đường,… Hãy xây dựng cho con ý thức cần bảo vệ mình từ những việc nhỏ nhất. 

Xem thêm kỹ năng sống mầm non: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

1.7. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Kỹ năng chăm sóc bản thân sẽ giúp bố mẹ an tâm hơn về con. Từ 3 tuổi, mẹ có thể cho con tự ăn. Lớn hơn, mẹ có thể để con tự tắm, tự dọn dẹp quần áo, đồ chơi. Như vậy, sẽ dần xây dựng một thói quen biết tự lập ở trẻ. Trẻ biết tự lập sớm sẽ trở nên tự chủ và quyết đoán hơn trong cuộc sống sau này. 

Xem thêm kỹ năng sống mầm non: Kỹ năng sống cho bé theo từng độ tuổi

1.8. Kỹ năng bơi lội

Chơi thể thao giúp con phát triển tốt về mặt thể chất, độ nhanh nhạy, xử lý tình huống
Chơi thể thao giúp con phát triển tốt về mặt thể chất, độ nhanh nhạy, xử lý tình huống

Hầu hết các môn thể thao đều được khuyến khích để trẻ tham gia từ nhỏ. Chơi thể thao giúp con phát triển tốt về mặt thể chất, độ nhanh nhạy, xử lý tình huống. Trong đó, bơi lội là kỹ năng mẹ nên tập cho con biết ngay từ nhỏ. Trẻ con rất thích nước. Và sẽ là một cơ hội tốt để gắn kết tình cảm gia đình qua những buổi chiều trên biển. Vì vậy, hãy cho trẻ thoải sức vùng vẫy vui chơi với những kỹ năng đã được học.

Có rất nhiều lớp tổ chức bơi cho trẻ mầm non. Mẹ hãy đăng kí cho trẻ một lớp để đảm bảo có các thiết bị hỗ trợ và sự giám sát chặt chẽ.

2. Lợi ích của các kỹ năng sống mầm non cho con

  • Giúp con phát triển về thể chất
Việc rèn luyện các kỹ năng sẽ mang đến cho con sức khỏe và phát triển tốt về thể lực
Việc rèn luyện các kỹ năng sẽ mang đến cho con sức khỏe và phát triển tốt về thể lực

Các kỹ năng thường được dạy qua sách vở, sau đó cần được thực hành để trẻ ghi nhớ. Đây cũng là phương pháp dạy của hầu hết các trường mẫu giáo cho con. Việc rèn luyện các kỹ năng sẽ mang đến cho con sức khỏe và phát triển tốt về thể lực. Với 1 thể chất tốt, trẻ sẽ có khuynh hướng tích cực tham gia nhiều hoạt động hơn. Đồng thời, tự tin đón nhận những cơ hội mới và dũng cảm vượt qua các khó khăn trong cuộc sống.

  • Giúp trẻ tăng khả năng nhận thức

Mục đích chính của việc dạy kỹ năng sống mầm non là giúp trẻ tăng khả năng xử lý, nhận thức vấn đề. Thông qua các bài học, trẻ học được cách phân biệt đúng, sai; cách nhìn nhận vấn đề. Cũng như biết đưa ra ý kiến cá nhân và lắng nghe ý kiến mọi người. Đồng thời, trẻ cũng xây dựng niềm đam mê trong việc tìm tòi, học tập. Điều này rất có cho sự phát triển của con sau này. 

Xem thêm: Cách rèn luyện tư duy cho trẻ mầm non hiệu quả

  • Giúp trẻ phát triển tinh thần
Tham gia các hoạt động cùng bạn bè ngoài trời sẽ giúp bé trở nên lạc quan, vui vẻ, sống tích cực hơn
Tham gia các hoạt động cùng bạn bè ngoài trời sẽ giúp bé trở nên lạc quan, vui vẻ, sống tích cực hơn

Tham gia các hoạt động cùng bạn bè ngoài trời sẽ giúp bé trở nên lạc quan, vui vẻ, sống tích cực hơn. Bé biết cách thể hiện tình yêu ra với mọi người xung quanh và cũng nhận lại sự quan tâm chăm sóc. Vì thế, bé biết sống bao dung, biết chia sẻ đối với mọi người. 

Kết luận

Kỹ năng sống mầm non sẽ cho mẹ biết con cần và có khả năng học được gì. Hãy xây dựng một nền tảng giáo dục vững chắc cho trẻ. Điều này giúp các con phát triển thành những công dân có ích cho xã hội mai này.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Kỹ năng sống mầm non giúp con lớn khôn từng ngày”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0