Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Làm gì nếu bé ngủ quá ít – quá nhiều?

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là một trong những câu hỏi được mẹ bỉm quan tâm nhất. Bởi mẹ chưa có kinh nghiệm, thấy con ngủ nhiều, hoặc ngủ ít thì lo lắng không biết như thế ảnh hưởng gì đến sức khỏe, thể chất lẫn trí tuệ của con hay không. Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp “tất tần tật” những thắc mắc trẻ sơ sinh ngày ngủ bao nhiêu tiếng và mách mẹ những mẹo đắt giá giúp cải thiện chất lượng ngủ cho con. Mẹ cùng đón đọc nhé!  

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Làm gì nếu bé ngủ quá ít - quá nhiều?
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày?

1. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày

Theo National Sleep Foundation, bé sơ sinh nên ngủ 14 – 17 giờ trên 24 giờ mỗi ngày, một số bé có thể ngủ tới 18 – 19 giờ. Luis E. Ortiz – Bác sĩ y học về giấc ngủ tại Bệnh viện Nhi Johns Hopkins (Hoa Kỳ) cho biết thêm: “Giấc ngủ chiếm khoảng 75% thời gian trong ngày của bé sơ sinh”. Để lý giải hiện tượng này, mẹ có thể hiểu đơn giản là bé chưa ý thức được ngày và đêm nên thường “ngủ bất chấp”.

Bé sơ sinh ngủ bao nhiều là đủ
Bé sơ sinh nên ngủ 14–17 giờ trên 24 giờ mỗi ngày

Một phần do dạ dày nhỏ bé của con không chứa đủ sữa mẹ/sữa công thức giúp con no lâu nên con thường thức dậy để ti sữa bất kể thời gian nào trong ngày. Khi không có nhu cầu ti sữa hay khó chịu do tè dầm, con thường ngủ liên tục nhiều giờ đồng hồ. Một số nghiên cứu cũng chứng minh việc rời khỏi bụng mẹ làm bé sơ sinh choáng ngợp với thế giới xung quanh, bé chưa thích ứng kịp nên thường chọn cách ngủ để lấy lại cảm giác an toàn.

Bé ngủ ngoan sâu giấc
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày

Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau, thời gian ngủ của bé cũng có sự chênh lệch. Để mẹ nắm rõ hơn,i mẹ tham khảo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi do Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (NSF) công bố và được tổng hợp bởi National Sleep Foundation (Mỹ).

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi

Tháng tuổi Thời gian ngủ/ngày
1 – 4 tuần 15 – 18 giờ/ngày
1 – 4 tháng 14 – 15 giờ/ngày
4 tháng – 6 tháng tuổi 12 – 16 giờ/ngày
6 tháng tuổi – 1 tuổi 12 giờ/ngày

2. Đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Ở mỗi độ tuổi trẻ sơ sinh nên ngủ mấy tiếng một ngày sẽ có nhu cầu khác nhau, không bé nào giống bé nào mẹ ạ! Ví dụ bé 4 tháng ngủ đến 16 giờ 1 ngày, trong khi bé 6 tháng ngủ tối đa 12 tiếng 1 ngày thôi. Mẹ cần tìm hiểu kỹ để căn chỉnh giấc ngủ cho con phù hợp nhất nhé!

2.1. Giấc ngủ của bé từ 1 – 4 tuần

Bé từ 1 – 4 tuần thường ngủ 15 – 18 giờ mỗi ngày, bởi bé sơ sinh còn khá lạ lẫm thế giới giới bên ngoài, chưa kịp thích ứng với những điều mới lạ. Trong giai đoạn này nếu thấy bé ngủ nhiều mẹ đừng hoảng loạn nhé! Vì đây chỉ là nhu cầu bình thường của con, thay vào đó mẹ nên tạo không gian ấm áp, rộng rãi để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho bé.

Bé từ 1-4 tuần tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Trẻ sơ sinh ngủ mấy tiếng 1 ngày? Bé từ 1 – 4 tuần thường ngủ 15 – 18 giờ mỗi ngày

Giấc ngủ của bé không kéo dài liên tục mà thường có sự ngắt quãng, mỗi khi đói, khát sữa bé sẽ dậy đòi bú. Thông thường, mỗi giấc ngủ kéo dài 2 – 4 tiếng, chia làm nhiều giấc trong ngày. Dù không có lịch trình giấc ngủ để tuân theo nhưng bé yêu thường ngủ từ 8 đến 12 giờ vào ban đêm, thời gian còn lại diễn ra trong 2 đến 5 giấc ngủ ngắn ban ngày, mỗi giấc kéo dài từ 30 đến 2 giờ đồng hồ.

Giấc ngủ của bé sơ sinh
Giấc ngủ của bé từ 1 – 4 tuần của trẻ mới sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày

2.2. Giấc ngủ của bé từ 1 – 4 tháng

Mẹ có biết, giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu? Đối với bé từ 1 – 4 tháng, giấc ngủ thường kéo dài 14 – 15 tiếng mỗi ngày. Tương tự giai đoạn trước, giấc ngủ của bé sẽ không diễn ra liền tù tì mười mấy giờ đồng hồ mà sẽ chia thành nhiều giấc ngắn, mỗi ngắn kéo dài từ 2 -3 tiếng.

Sau mỗi giấc bé sẽ thức dậy để đòi bú, chơi đùa, nhìn ngắm những vật thể mới lạ xung quanh. Bé sơ sinh, cũng giống như người lớn, cần có những dấu hiệu thích hợp để biết khi nào giờ đi ngủ. Ví dụ, nếu mẹ luôn đặt con vào cũi, con sẽ ngầm hiểu đây là nơi con ngủ. Khoảng sau 3 tháng tuổi, thói quen ngủ của bé sẽ trở nên dễ đoán và bé sẽ ngủ “có lịch trình” hơn trước.

Bé từ 1-4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Giấc ngủ của bé từ 1 – 4 tháng

Ngoài ra, giai đoạn chuyển tiếp từ 3 đến 4 tháng cũng tạo ra sự bất ổn trong giấc ngủ của bé, con thường giật mình, quấy khóc, thức giấc giữa đêm,.. Đây là giai đoạn thoái triển giấc ngủ trong 4 tháng, hiện tượng này còn được gọi là tình trạng thụt lùi về giấc ngủ (sleep regression).

Điều này hoàn toàn bình thường, mẹ đừng lo lắng mà hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên nhé! Bởi vào thời điểm 4 tháng, nhịp sinh học của bé phát triển gần như toàn diện, tạo bước đệm để bé ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày ở những giai đoạn sau (bao gồm giai đoạn 4 – 6 tháng, giai đoạn 6 tháng – 1 tuổi)

Bé từ 1-4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Đối với bé từ 1 – 4 tháng, giấc ngủ thường kéo dài 14 – 15 tiếng mỗi ngày

2.3. Giấc ngủ của bé từ 4 – 6 tháng

Trong độ tuổi trẻ em sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày này, bé có thể ngủ 12 – 16 giờ một ngày với một số giấc dài qua đêm lên đến 5 – 6 giờ liên tục (đây là cách mà mẹ vẫn gọi là “ngủ suốt đêm”). Bên cạnh đó, bé sẽ ngủ 3 giấc vào ban ngày và giảm xuống còn 2 giấc khi bé được 6 tháng tuổi. Cụ thể, bé thường ngủ vào khoảng 9 – 10 giờ sáng. Buổi trưa bé ngủ từ 14h – 15h, buổi chiều bé ngủ từ 16h – 17h.

Đến khi bé tròn 6 tháng tuổi, bé sẽ ngủ được giấc dài vào ban đêm (từ 6 – 8 giờ) mà không quấy khóc hay thức giấc đòi bú. Cũng từ đây, bé “gia nhập” vào guồng sinh hoạt của gia đình, sẽ thức và ngủ cùng giờ với mẹ, đồng hồ sinh học của bé cũng dần hoàn thiện và theo sát người lớn.

Bé từ 4-6 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Giấc ngủ của bé từ 4 – 6 tháng

2.4. Giấc ngủ của bé từ 6 tháng – 1 tuổi

Bắt đầu từ 11 tháng, bé chủ yếu ngủ vào ban đêm, lúc này, khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề của con phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, những bé có xu hướng ngủ ngày sẽ khó phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tiếp thu từ vựng mới. Mẹ nên cân nhắc để con ngủ nhiều vào buổi đêm và ngủ vừa phải vào ban ngày. Cụ thể, con cần ngủ 12 giờ mỗi ngày với giấc ngủ dài vào ban đêm và hai giấc ngắn vào ban ngày (có thể kéo dài 3 – 4 giờ).

Bé từ 6-12 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Giấc ngủ của bé từ 6 tháng – 1 tuổi

Trong khoảng thời gian “nhạy cảm” từ 8 đến 10 tháng, sẽ tiếp tục xuất hiện tình trạng thụt lùi giấc ngủ (sleep regression) vì cơ thể bé tiếp nhận những thay đổi mới như mọc răng, chuyển từ bò/trườn/ngồi sang đứng, học nói những cụm từ đầu đời,… Giống như bé sơ sinh, bé từ 6 tháng – 1 tuổi cần ngủ để phát triển toàn diện, giúp não bộ “khai mở” và phát triển, xây dựng các kỹ năng cũng nhận thức trong quá trình này.

Những lúc thế này, mẹ nên ở bên cạnh động viên, khích lệ con, khiến con biết những thay đổi này là điều tất yếu, đồng thời vỗ về con để con ngủ ngon hơn. Mẹ không nên cuống lên vì sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của con, làm con nghĩ những thay đổi này hoàn toàn không có lợi, từ đó con nảy sinh cảm giác lo âu, sợ sệt.

Mẹ cho bé phát triển các kỹ năng

3. Bé ngủ quá nhiều trong ngày mẹ nên làm gì?

Bác sĩ Luis E. Ortiz giải thích: “Đối với 99% trẻ sơ sinh, việc con ngủ nhiều không có hại”, mẹ không cần quá lo lắng”. Nhưng nếu bé ngủ li bì, hiếm khi thức giấc, mê ngủ đến nỗi quên cả ti mẹ thì rất có thể bé đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Một số nguyên nhân phổ biến làm bé ngủ nhiều có thể kể đến như: trải qua giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhảy vọt, bị ốm nhẹ, nhiễm trùng đường hô hấp, rối loạn giấc ngủ,… Nếu bé yêu ngủ nhiều, ít khi tỉnh giấc, mẹ áp dụng những cách bên dưới để giúp bé cải thiện nhé!

Bé ngủ sâu giấc, ngủ nhiều
Bé ngủ quá nhiều trong ngày mẹ nên làm gì?

3.1. Nhẹ nhàng đánh thức bé dậy ti hoặc măm măm

Sau 3-4 giờ, mẹ nên đánh thức bé dậy và cho bé ăn hoặc ti bằng cách vuốt ve má, ôm ấp vỗ nhẹ vào lưng, kết hợp rỉ vào tai bé những câu nói ngọt ngào để con không bị giật mình. Nếu cách này không hiệu quả, mẹ có thể lắc nhẹ ngón chân, vuốt từ dưới bàn chân lên, lúc này con sẽ ngọ nguậy và thức giấc. Sau khi con thức giấc, mẹ chơi đùa với con tầm 10 phút để con tỉnh táo rồi hẳn cho con măm sữa.

Bé ăn sau khi ngủ dậy
Nhẹ nhàng đánh thức bé dậy ti hoặc măm măm

3.2. Dạy bé cách phân biệt ngày và đêm

Để bé không ngủ quá nhiều, mẹ nên dạy bé cách phân biệt ngày và đêm. Ban ngày mẹ kéo rèm ra để ánh sáng tràn ngập phòng ngủ, giúp không gian trở nên thông thoáng và bé nhận biết sắp đến giờ ăn, giờ chơi thay vì giờ ngủ.

Vào ban đêm mẹ nên đóng rèm để bé hiểu rằng đã sắp đến giờ đi ngủ. Mẹ có thể dùng tranh ảnh để hướng dẫn bé đâu là ngày (ảnh trời sáng, có mặt trời), đâu là đêm (ảnh trời tối, có mặt trăng). Bên cạnh đó mẹ cũng thường xuyên nhắc nhở bé: “Bây là ban ngày con nhé”, “Giờ là ban đêm rồi con ạ” để não bộ bé làm quen và tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Khi đã ý thức được ngày và đêm, bé sẽ hạn chế tình trạng ngủ nhiều, ngủ li bì.

Bé vui chơi sau khi ngủ đủ
Dạy bé cách phân biệt ngày và đêm để đảm bảo giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu đủ

3.3. Không nên chơi đùa quá khích với bé

Vào ban ngày mẹ thường dành thời gian chơi đùa cùng bé, nhưng chơi quá nhiều và quá lâu sẽ khiến bé mệt mỏi, suy giảm năng lượng lúc nào không hay. Những lúc như vậy bé thường lăn ra ngủ li bì, quên mất thời gian phải thức giấc để ăn uống, sinh hoạt. Mẹ cũng xót con, thấy con ngủ ngon lành nên không dám gọi bé dậy.

Trong trường hợp này, cách giải quyết tốt nhất là mẹ giảm tần suất chơi đùa cùng bé lại và giãn cách thời gian chơi ra thành nhiều đợt trong ngày. Cách này sẽ giúp bé vừa được chơi đùa thỏa thích cùng mẹ vừa ngủ đủ giấc, không mệt mỏi, uể oải do ngủ nhiều.

Ba mẹ chơi đùa cùng trẻ
Không nên chơi đùa quá khích với bé

3.4. Kiểm tra sức khỏe của con

Tuy con ngủ nhiều không có hại nhưng nếu con ngủ li bì thì mọi chuyện lại khác mẹ ạ! Những lúc này mẹ nên sờ trán bé xem bé có sốt, ra mồ hôi trộm hay không. Nếu có, mẹ nên mua miếng dán hạ sốt hoặc khăn ấm chườm cho con, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ; đặt con nằm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh hầm bí; cho con mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi. Nếu bé vẫn không hạ sốt mẹ nên đưa con đến trung tâm y tế  gần nhất để thăm khám kịp thời.

Kiểm tra sức khỏe của con
Kiểm tra sức khỏe của con

4. Bé ngủ quá ít trong ngày mẹ nên làm gì?

Bé ngủ ít, thường xuyên giật mình thức giấc làm mẹ bồn chồn, lo lắng không yên. Ngủ ít không những làm con uể oải, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, ngủ ít làm con dễ cáu gắt, nổi đóa với mẹ không rõ nguyên do, thậm chí quấy mẹ suốt đêm suốt ngày.

Bé ngủ ít trong ngày mẹ nên làm gì?
Bé ngủ ít trong ngày mẹ nên làm gì?

Giải thích hiện tượng bé ngủ ít, các bác sĩ nhi khoa đã đưa ra một số nguyên nhân phổ biến như: bé bị tác động bởi môi trường xung quanh (ánh đèn quá sáng, mọi người ồn ào, mùi phòng hắc,…), tã bé ẩm ướt, bé sốt cao,… Khi bé thiếu ngủ, mẹ cần theo dõi và phát hiện sớm để khắc phục kịp thời. Tùy vào từng trường hợp mà mẹ đưa ra cách xử lý phù hợp, mẹ tham khảo 4 phương pháp cực hữu ích dưới đây nhé!

4.1. Luyện cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ

Những ngày đầu, cứ lúc nào mẹ thấy biểu hiện bé buồn ngủ (dụi mắt, chớp mắt nhiều lần, lờ đờ, mệt mỏi, hai mắt díu lại,..), mẹ liền hát ru hoặc đọc truyện cho bé nghe. Dần dần hệ thần kinh trung ương sẽ hình thành phản xạ có điều kiện. Cứ mỗi khi thấy mẹ hát ru, đọc truyện là não bộ sẽ phát tín hiệu sắp đến giờ đi ngủ. Từ đó sẽ kích thích các cơ quan khác trong cơ thể, giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Đây là cách đơn giản, dễ áp dụng, mẹ thử ngay hôm nay nhé!

Mẹ đọc truyện cho bé trước khi ngủ
Mẹ đọc truyện cho bé nghe để bé dễ đi vào giấc ngủ

4.2. Cho bé ngủ trong phòng tối, yên tĩnh

Không gian cũng là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giấc ngủ của bé, việc mẹ cho bé nằm trong căn phòng với nhiều ánh đèn, mọi người đi qua đi lại, rôm rả tiếng cười đùa, trò chuyện sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Con không thể chợp mắt nếu không gian xung quanh không phù hợp để con ngủ.

Nguyên nhân khiến bé khó vào giấc ngủ
Con không ngủ được trong không gian ồn ào

Thay vào đó, mẹ nên bố trí nơi ngủ phù hợp hơn với ánh đèn nhè nhẹ, mùi thơm dịu ngọt, mát mẻ và không gian yên tĩnh. Ngoài ra mẹ cũng có thể bật một chút nhạc nhẹ không lời với âm lượng vừa phải để con dễ vào giấc hơn. Tất cả những yếu tố đó sẽ tác động mạnh mẽ đến con và giúp con ngon giấc.

Không gian ngủ cho bé
Cho bé ngủ trong phòng tối, yên tĩnh

4.3. Đảm bảo chăn ga gối của con thoáng mát, sạch sẽ

Bé ngủ ít, ngủ không ngon có thể do chăn ga gối không sạch sẽ hoặc mùi hương không mấy dễ chịu. Bởi bé nhỏ thường có hiện tượng nhỏ dãi khi ngủ, đổ sữa ra chăn ga gối nệm, lâu dần mùi của sữa lên men sẽ khiến bé “chẳng ưng”, khó vào giấc.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên giặt chăn ga gối thường xuyên với nước giặt xả thiên nhiên có nguồn gốc thiên nhiên, dịu nhẹ và an toàn tuyệt đối cho làn da nhạy cảm của con. Nước giặt xả tốt cho bé thường chứa thành phần tự nhiên, nói không với chất tẩy rửa, hóa chất tạo bọt,… và được kiểm định nghiêm ngặt, mẹ mới gia nhập hội bỉm sữa hoàn toàn an tâm sử dụng để chăm sóc bé cưng.

Nước giặt xả đồ cho bé Mamamy
Nước giặt xả thiên nhiên Mamamy với những ưu điểm vượt trội

Nếu đã giặt sạch chăn ga gối mà còn vẫn chưa yên giấc, mẹ tham khảo thêm nhiều mẫu mã, thiết kế chăn ga gối khác để thay cho con nằm. Mẹ lựa chọn những sản phẩm có hoa văn, hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu, giúp bé yêu thích giường ngủ, mải mê ngắm nhìn và vào giấc nhanh hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý chất liệu cotton thoáng mát, hút mồ hôi tốt hoặc lót bông mềm mại, êm ái, tránh mua những loại chăn ga gối có kết cấu cứng hoặc quá to. Để mẹ hiểu rõ hơn về cách lựa chọn gối phù hợp với thiên thần nhỏ nhà mình, mời mẹ tham khảo bài viết: Cách chọn gối ôm cho trẻ sơ sinh tốt nhất cho giấc ngủ của bé.

Chất liệu của chăn gối ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ của bé
Mẹ chú ý lựa chọn chất liệu thoải mái cho bé

4.4. Kiểm tra tã bỉm của con 4 tiếng 1 lần

Con ngủ quá ít, thường xuyên quấy khóc có thể do mẹ không kiểm tra tã bỉm thường xuyên khiến mông con ẩm ướt, khó chịu, thậm chí nổi rôm sảy. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, chuyên gia da liễu, mẹ nên thay tã cho bé yêu 4 tiếng 1 lần để mông bé được thông thoáng, tránh cảm giác hầm bí.

Nhờ vậy mà giấc ngủ của bé sẽ không bị gián đoạn, làm phiền bởi những tác nhân không đáng có. Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý lựa chọn những loại tã dán, tã quần phù hợp với kích thước, ôm trọn cơ thể bé và thấm hút tốt để bé yêu ngủ ngon hơn. Cách lựa chọn tã cho bé đây mẹ ơi!

Kiểm tra bỉm tã của bé thường xuyên để bé ngủ ngon giấc
Kiểm tra tã bỉm của con 4 tiếng 1 lần

Lưu ý: Trong cả hai trường hợp bé ngủ ít/nhiều, nếu đã thực hiện tất cả cách trên mà vẫn không cải thiện, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác để tìm ra nguyên nhân con ngủ ít/nhiều. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp với thể trạng, độ tuổi của con.

Trong hành trình nuôi dạy con yêu không thể thiếu sự thấu cảm và đồng hành của mẹ! Từ những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt như hôm nay cho con ăn món gì đến việc trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày đều cần đến sự quan tâm của mẹ. Để hành trình lớn lên của bé trở nên thú vị, mới mẻ hơn, mẹ đừng quên chia sẻ những câu chuyện, thắc mắc của mình về hòm thư yêu thương của Góc của mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Lê Thị Kiều Tiên

Rất hữu ích đối với người lần đầu làm mẹ như mình

12-10-2022 21:14

Mamamy BTV

Dạ, ad rất vui vì giúp được nhà mình. Nhà mình ghé website Mamamy để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nha!

14-10-2022 01:09


Bài viết cùng chủ đề

Giỏ hàng 0