Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi để con tăng cân khỏe mạnh

6 tháng tuổi là dấu mốc đánh dấu một bước tiến mới xong sự phát triển của bé. Cơ thể con đã khỏe mạnh hơn trước rất nhiều. Các cơ quan của bé đều đã phát triển ổn định để con chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm. Hệ tiêu hóa của con đã cứng cáp hơn, có thể bắt đầu tiêu hóa thức ăn. Phản xạ nhận và nhai nuốt cũng đã bắt đầu được hình thành. Đây là giai đoạn thích hợp để cho con tập ăn dặm và hoàn thiện vị giác. Bài viết sau đây Góc của mẹ xin giới thiệu thực đơn cho bé 6 tháng tuổi đầy đủ nhất giúp con phát triển toàn diện. Mẹ hãy cùng theo dõi nhé! 

thực đơn cho bé 6 tháng
Thực đơn cho bé 6 tháng để con tăng cân

Tham khảo: Kinh nghiệm của mẹ dành cho trẻ ăn dặm 6 tháng

1. Khi nào con có thể bắt đầu ăn dặm?

Trước đó, sữa mẹ là thức ăn bổ dưỡng nhất cho con. Theo các chuyên gia, mẹ chỉ nên bắt đầu cho con ăn dặm sau 6 tháng tuổi.
Trước đó, sữa mẹ là thức ăn bổ dưỡng nhất cho con. Theo các chuyên gia, mẹ chỉ nên bắt đầu cho con ăn dặm sau 6 tháng tuổi.

Bé sơ sinh có thể bắt đầu tập ăn dặm khi được 4 đến 6 tháng tuổi. Trước đó, sữa mẹ là thức ăn bổ dưỡng nhất cho con. Theo các chuyên gia, mẹ chỉ nên bắt đầu cho con ăn dặm sau 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có nhiều mẹ vẫn chưa biết khi nào nên thực sự cho con ăn dặm. Nếu bé có các biểu hiện như sau đây, mẹ có thể đầu cho bé tập ăn dặm:

  • Con có thể ngồi thẳng khi được hỗ trợ. Như vậy bé có thể ngồi ăn một cách vững vàng để nhai và nuốt đúng cách.
  • Bé có thể giữ đầu ở tư thế thẳng đứng và ổn định.
  • Bé có thể nhai thức ăn bằng nướu.
  • Con có thể bắt đầu tập ăn dặm khi trọng lượng cơ thể gấp đôi so với lúc mới sinh và ít nhất là được 4 tháng tuổi.
  • Con nhanh đói và đòi bú mẹ nhiều hơn dù mẹ đã cho bé bú đủ cữ trong ngày.
  • Bé hay thức dậy khi ngủ vì đói.
  • Con thấy thích thú khi nhìn người lớn ăn, có hứng thú với đồ ăn.

Nếu bé có những biểu hiện trên, mẹ có thể cho con bắt đầu tập ăn dặm. Giai đoạn tốt nhất để ăn dặm đó chính là khi con đã được 6 tháng tuổi. Khi đó hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khỏe mạnh đủ để tiêu hóa thức ăn. Lúc này, tại mẹ cần lưu ý đến thực đơn cho bé 6 tháng tăng cân ăn để con phát triển khỏe mạnh.

2. Nguyên tắc khi cho con ăn dặm

Các phương pháp này đều có thể giúp bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết nuôi cơ thể. Mỗi phương pháp lại có một ưu điểm riêng và những cách áp dụng khác nha
Các phương pháp này đều có thể giúp bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết nuôi cơ thể. Mỗi phương pháp lại có một ưu điểm riêng và những cách áp dụng khác nhau

Có rất nhiều phương pháp ăn dặm mà mẹ có thể áp dụng cho bé yêu như: phương pháp ăn dặm truyền thống, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và phương pháp ăn dặm BLW tự chỉ huy. Các phương pháp này đều có thể giúp bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết nuôi cơ thể. Mỗi phương pháp lại có một ưu điểm riêng và những cách áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp nào thì mẹ cũng cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau khi cho con ăn dặm.

  • Mẹ vẫn cần cho con bú đủ cữ trong một ngày. Sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu nhất của con. Mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu của con.
  • Bé khi mới tập ăn dặm chỉ nên ăn một bữa trong ngày. Giai đoạn này bé mới chỉ bắt đầu tập ăn và đang làm quen với thực phẩm. Vì vậy cũng không nên cho bé ăn quá nhiều.
  • Đồ ăn dặm cho bé 6 tháng cần phải được nghiền nhuyễn và xay nát để bé dễ nuốt hơn.
  • Mẹ lên cho bé làm quen các loại thực phẩm theo thứ tự: ngũ cốc, rau củ quả rồi mới đến các loại thịt.
  • Cho bé tập ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn. Như vậy hệ tiêu hóa của con mới có thể làm quen dần dần với thức ăn.

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân

3.1. Những dưỡng chất thiết yếu cho bé 6 tháng tuổi

Bé được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng này sẽ có thể phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh. Từ danh sách những dưỡng chất trên, mẹ có thể lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân hợp lý nhất.
Bé được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng này sẽ có thể phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh. 

Bé sơ sinh phát triển rất nhanh, vì vậy con luôn cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Khi con được 6 tháng tuổi, sữa mẹ không hoàn toàn cung cấp đủ cho con dưỡng chất. Vì vậy con cần ăn dặm để được bổ sung dinh dưỡng còn thiếu. Con cần được bổ sung những dinh dưỡng sau đây:

  • Canxi: hỗ trợ sự phát triển xương và răng của con.
  • Carbohydrate: là nguồn cung cấp năng lượng hiệu quả cho bé.
  • I ốt: hỗ trợ phát triển thần kinh, ảnh hưởng đến não và các bộ phận khác.
  • Sắt: giúp cho sự hình thành và hoạt động của các tế bào hồng cầu mạnh mẽ hơn.
  • Protein: tạo ra, duy trì và phục hồi các mô của con.
  • Các loại vitamin: bé rất cần bổ sung các vitamin. Những dưỡng chất này rất có công dụng với việc phát triển các hệ cơ quan trong cơ thể bé.
  • Kẽm: làm tăng hệ miễn dịch và cần thiết cho sự phát triển của não bộ.

Bé được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng này sẽ có thể phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh. Từ danh sách những dưỡng chất trên, mẹ có thể lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân hợp lý nhất.

3.2. Thực đơn cho bé từ 6 tháng tuổi theo viện dinh dưỡng 

Ngoài ra mẹ cần kết hợp các loại thức ăn khác nhau để tạo nên sự phong phú đa dạng. Đây là thực đơn cho bé 6 tháng tuổi viện dinh dưỡng giới thiệu đến cho mẹ.
Ngoài ra mẹ cần kết hợp các loại thức ăn khác nhau để tạo nên sự phong phú đa dạng. Đây là thực đơn cho bé 6 tháng tuổi viện dinh dưỡng giới thiệu đến cho mẹ.

Để con được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh, mẹ cần có thực đơn ăn dặm chi tiết cho con. Đồ ăn dặm của bé cần được xay nhuyễn, nghiền mịn để con dễ ăn hơn. Ngoài ra mẹ cần kết hợp các loại thức ăn khác nhau để tạo nên sự phong phú đa dạng. Đây là thực đơn cho bé 6 tháng tuổi viện dinh dưỡng giới thiệu đến cho mẹ.

  • Thứ 2: ăn sáng bằng bột đậu với bí đỏ. Ăn trưa với bột thịt heo và rau dền. Buổi chiều, mẹ có thể cho bé thử bột cá bí xanh.
  • Thứ 3: bắt đầu bữa sáng với bột Risolac và bắp cải. Cho bé ăn trưa với bột cá cà rốt. Buổi chiều mẹ cho con ăn bột gan rau dền.
  • Thứ 4: mẹ cho con ăn cháo sườn lòng đỏ trứng gà vào buổi sáng, bột trứng rau muống vào bữa trưa. Sau đó chuẩn bị cháo gà nấm rơm vào buổi chiều.
  • Thứ 5: một chút bột sữa cà rốt là cách bắt đầu bữa sáng hoàn hảo. Buổi trưa mẹ cho bé ăn bột tôm bí đỏ, cháo óc heo đậu hà lan dành cho buổi chiều.
  • Thứ 6: bữa sáng là bột Risolac, bữa trưa với bột cua rau mồng tơi và bữa chiều với cháo đậu xanh khoai lang.
  • Thứ 7: chuẩn bị bột khoai tây tán với sữa vào bữa sáng. Sau đó cho con ăn bột tàu hũ rau ngót vào bữa trưa và bột đậu phộng rau mồng tơi vào bữa chiều.
  • Chủ nhật: bắt đầu với bột sữa bông cải xanh. Mẹ có thể cho con ăn cả bữa trưa và bữa chiều với bột thịt bò rau dền.

3.3. Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi bị táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón nhưng chủ yếu là do bé gặp rắc rối ở đường tiêu hóa. Từ đó dẫn đến các chứng trướng bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón nhưng chủ yếu là do bé gặp rắc rối ở đường tiêu hóa. Từ đó dẫn đến các chứng trướng bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn…

Táo bón là một tình trạng rất thường gặp ở bé khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Thay đổi chế độ ăn sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé phải thay đổi theo. Điều này khiến cho nhiều mẹ vô cùng lo lắng và không biết phải làm sao để con ăn dặm không bị táo bón nữa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón nhưng chủ yếu là do bé gặp rắc rối ở đường tiêu hóa. Từ đó dẫn đến các chứng trướng bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn…

Thực phẩm sau đây sau đây có thể dẫn đến táo bón ở trẻ:

  • Gạo tẻ
  • Ngô
  • Quả việt quất
  • Cà rốt nấu chín
  • Chuối chưa chín kỹ
  • Sữa bò
  • Mì ý
  • Bánh mì trắng

Khi phát hiện con bị táo bón, mẹ cần chỉnh sửa chế độ ăn dặm sao cho hợp với hệ tiêu hóa của con. Sau đây là một số lưu ý cho mẹ khi chuẩn bị thực đơn cho bé 6 tháng bị táo bón:

  • Chú ý các loại thức ăn dặm cho con. Mẹ cần bổ sung thêm nhiều chất xơ và các vitamin trong rau củ quả.
  • Bổ sung nước cho bé là điều cần thiết để ngăn ngừa táo bón.
  • Cho con vận động nhiều hơn giúp tăng tăng tốc độ tiêu hóa và sự trao đổi chất. Mẹ cũng có thể massage bụng cho con để tăng nhu động ruột.

Lên thực đơn cho bé 6 tháng tuổi sẽ không còn là điều gì khó khăn nếu như mẹ lắm kỹ các nguyên tắc. Như vậy bé sẽ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Chúc mẹ và bé hạnh phúc!

Tìm hiểu: Trẻ ăn dặm 11 tháng tuổi: những điều cần lưu ý

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi để con tăng cân khỏe mạnh”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0