Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

10 lưu ý quan trọng khi bổ sung chất xơ cho bé mẹ đừng chủ quan

Bé đang gặp các vấn đề về tiêu hoá, đặc biệt là táo bón khiến mẹ lo lắng. Mẹ muốn bổ sung chất xơ cho bé để cải thiện sức khỏe đường ruột nhưng còn băn khoăn bổ sung bao nhiêu là đủ, như thế nào là chuẩn nhất và có cần lưu ý gì không? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây mẹ ơi!

Lưu ý quan trọng khi bổ sung chất xơ cho bé mẹ đừng chủ quan
Lưu ý quan trọng khi bổ sung chất xơ cho bé mẹ đừng chủ quan

1. Khi nào nên bổ sung chất xơ cho bé? 

Thiếu chất xơ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hệ tiêu hoá của bé dẫn đến các vấn để sau:

  • Táo bón: Táo bón là tình trạng bé đi nặng ít hơn 1 lần/2 ngày, mỗi lần bé phải ra sức rặn đỏ mặt. Bởi chất xơ tạo ra các kẽ hở giúp làm mềm, loãng cấu trúc phân, nên khi thiếu nó, phân bị đặc lại, cứng, khô, bề mặt sần sùi làm bé khó đi vệ sinh dẫn đến táo bón.
  • Đầy hơi: Thức ăn sau khi được hấp thu chất dinh dưỡng xong, còn lại phần chất thải không được thải ngay ra ngoài do táo bón làm ngưng trệ quá trình vòng lặp tiêu hoá, từ đó khiến bé bị đầy hơi, khi mẹ đặt tay sờ lên bụng bé thấy hơi căng.
  • Biếng ăn: Thiếu chất xơ dẫn đến táo bón và đầy hơi, và hệ quả của chúng là bé biếng ăn hơn bình thường rất nhiều. Bụng chướng ì ạch khiến con khó có thể nạp thêm lượng thức ăn như bình thường được. Lâu dần, bé chậm lớn, còi xương khiến mẹ càng xót xa hơn.
Bé phải ra sức rặn đỏ mặt khi đi vệ sinh là dấu hiệu của thiếu chất xơ
Bé phải ra sức rặn đỏ mặt khi đi vệ sinh là dấu hiệu của thiếu chất xơ

2. Lượng chất xơ phù hợp với bé được chuyên gia khuyến cáo

Nhu cầu chất xơ phù hợp cho bé hàng ngày được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau, cụ thể:

  • 0 – 6 tháng tuổi: Khoảng 5 gam/ngày, chất xơ từ sữa mẹ đã đủ đáp ứng nhu cầu của bé.
  • 6 – 12 tháng tuổi: Khoảng 7 – 9 gam/ngày. Bé vẫn được cung cấp chất xơ từ sữa mẹ, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé khoảng 3 – 4 gam/ngày từ thực phẩm.
  • Từ 1 đến 3 tuổi: 19 gam/ngày, bắt đầu từ độ tuổi này bé được bổ sung chất xơ chủ yếu từ thực phẩm. 
  • Từ 4 – 8 tuổi: 25 gam/ngày, giai đoạn này bé cần được mẹ bổ sung nhiều hơn các thực phẩm giàu chất xơ để đảm bảo nhu cầu mỗi ngày . 

Như vậy, mẹ cần chú ý đến độ tuổi của con để tính toán chính xác lượng chất xơ cần bổ sung sao cho phù hợp, tránh thừa hoặc thiếu đều gây nên các tác động xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

Mẹ nên bổ sung lượng chất xơ phù hợp cho bé phụ thuộc vào từng độ tuổi
Mẹ nên bổ sung lượng chất xơ phù hợp cho bé phụ thuộc vào từng độ tuổi

3. Tác hại khi bổ sung quá nhiều chất xơ cho bé

Bổ sung chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé, tuy nhiên,i cung cấp dư thừa lại không tốt đâu mẹ, thậm chí gây nên những tác hại cho bé như sau:

  • Gây rối loạn tiêu hoá: Việc bổ sung quá nhiều chất xơ hoặc đột ngột tăng lượng chất xơ có thể gây nên các tình trạng đầy hơi và tiêu chảy do đường ruột không thích nghi và tiêu hóa kịp. Kèm với đó nếu bé không uống nước đủ và ít vận động, tình trạng này sẽ trở nặng hơn. 
  • Ngăn cản bé hấp thu khoáng chất: dư thừa chất xơ so với nhu cầu, cơ thể bé sẽ hoạt động bài tiết để loại bỏ hết lượng chất xơ, mà trong chất xơ lại chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất, từ đó làm bé bị thiếu hụt các chất này. Ngoài ra một số khoáng chất như magie, photpho, canxi không thể được hấp thu nếu tại đường ruột chứa quá nhiều chất xơ.
Bổ sung quá nhiều chất xơ cho bé gây nên nhiều tác hại
Bổ sung quá nhiều chất xơ cho bé gây nên nhiều tác hại

4. Lợi ích của việc bổ sung chất xơ đúng cách cho bé

Như vậy, bổ sung chất xơ cho bé đúng cách là điều rất quan trọng đó mẹ. Vừa tránh được các vấn đề tiêu hóa không mong muốn, vừa mang đến những lợi ích dưới đây cho con:

  • Đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động hợp lý, ngăn ngừa táo bón: Chất xơ có khả năng hút nước làm giảm độ cứng và đặc của phân, giúp bé đi vệ sinh dễ dàng, ngăn ngừa táo bón hiệu quả và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hoá cho bé.
  • Giúp bé không chán ăn: Bổ sung đầy đủ chất xơ giúp hệ tiêu hoá bé khỏe mạnh, dễ dàng hấp thu dưỡng chất, từ đó kích thích bé ăn uống tốt, tránh tình trạng biếng ăn.
  • Ngăn bé ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân: Với cùng một khối lượng, các chất xơ thường chứa ít calo hơn các thực phẩm khác nên việc bổ sung chất xơ là cần thiết để phòng ngừa các tình trạng béo phì ở các bé.
  • Giúp bé hấp thụ hết dưỡng chất của các thực phẩm khác: Chất xơ giúp tăng nhu động ruột và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hoá của bé, từ đó kích thích bé hấp thu tốt các dưỡng chất khác.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch của bé: Chất xơ có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó đem lại lợi ích lớn cho hệ tim mạch của bé.
  • Chất xơ giàu chất dinh dưỡng giúp bé không bị thiếu chất: Chất xơ chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện của bé.
Bổ sung chất xơ đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hoá cho bé
Bổ sung chất xơ đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hoá cho bé

5. Thực phẩm giàu chất xơ cho bé 

Nguồn chất xơ từ tự nhiên chắc hẳn luôn là lựa chọn ưu tiên của mẹ khi muốn bổ xung chất xơ cho con rồi. Lưu lại 10 thực phẩm cực giàu chất xơ sau đây mẹ nhé:

1 – Khoai lang: Không chỉ có vị mềm ngọt thơm hấp dẫn các bé, khoai lang còn cung cấp tới 3 gam chất xơ/100 gam khoai đã gọt vỏ. Gợi ý cho mẹ các món ăn ngon cho bé chế biến từ khoai lang: cháo khoai lang, khoai lang nghiền, bánh Doremon khoai lang,…

2 – Táo: Trong 100 gam táo tây chứa khoảng 2.4 gam chất xơ, đây cũng là loại quả được nhiều bé yêu thích bởi hương vị hấp dẫn, mọng nước. Một số món ăn từ táo cho bé: Táo nghiền nhuyễn, nước ép táo, táo cắt tạo hình con thú,…

Táo - thực phẩm giàu chất xơ cho bé
Táo – thực phẩm giàu chất xơ cho bé

3 – Bắp: Bắp là thực phẩm được nhiều mẹ ưa chuộng cho bé ăn dặm bởi rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ với hàm lượng 3 gam/100 gam hạt. Mẹ tham khảo một số món ăn chế biến từ bắp cho bé như sau: súp thịt gà nấu với hạt bắp, sữa bắp, bánh bắp hấp, thạch bột bắp,…

4 – Cà rốt: Trong 100 gam cà rốt chứa tới 2.8 gam chất xơ, ngoài ra nó có màu sắc sặc sỡ, vị ngọt nhẹ khiến các bé thích thú ăn lắm đó mẹ ạ. Gợi ý cho mẹ một số món ăn dặm siêu ngon từ cà rốt: Cà rốt cắt hình gấu và hoa hấp, cháo thịt lợn cà rốt, súp thịt gà cà rốt,…

5 – Chuối: Với những ngày bận rộn mà mẹ vẫn muốn bổ sung chất xơ cho bé thì chuối hẳn là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ. Chẳng cần chế biến cầu kỳ mà hàm lượng chất xơ chuối mang lại lên tới 2.6 gam/100 gam. Mẹ cắt nhỏ cho bé ăn trực tiếp hoặc chế biến đa dạng các món từ chuối như: Bánh muffin chuối, sinh tố chuối, bánh chuối hấp cốt dừa, bánh rán chuối,…

Chuối cắt lát - món ăn cực đơn giản cho mẹ bận bịu muốn bổ sung chất xơ cho bé
Chuối cắt lát – món ăn cực đơn giản cho mẹ bận bịu muốn bổ sung chất xơ cho bé

6 – Bánh mì: Bánh mì đen hoặc bánh mì nguyên cám có tới 10.6 gam chất xơ trong 100 gam bánh mì. Với giá thành rẻ, hương vị thơm mềm, hàm lượng chất xơ bổ sung cho bé “khổng lồ”, mẹ còn chần chừ gì mà không thêm bánh mì vào thực đơn ăn dặm cho bé với các món cực dễ chế biến sau: Bánh mì phô mai, bánh mì chấm sữa, bánh mì trộn sữa,…

7 – Bột yến mạch: Không chỉ bổ sung hàm lượng lớn chất xơ lên đến 10.6 gam/100 gam, yến mạch còn cung cấp đa dạng các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Một số món ăn dặm siêu ngon chế biến từ yến mạch mẹ nên tham khảo: cháo yến mạch, bánh chuối yến mạch, súp yến mạch bí đỏ, bánh tôm yến mạch cà rốt…

Bánh mì đen bổ sung hàm lượng chất xơ “khổng lồ" cho bé
Bánh mì đen bổ sung hàm lượng chất xơ “khổng lồ” cho bé

8 – Mì ống từ lúa mạch: Mì ống từ lúa mạch vừa là món ăn đổi vị giúp bé ngon miệng vừa cung cấp chất xơ cho bé với hàm lượng 7.8 gam chất xơ/100 gam mì. Gợi ý một vài món ăn dặm chế biến từ mì ống lúa mạch mẹ không thể bỏ qua: mì xào trứng, mì sốt thịt bò bằm,…

9 – Lê nguyên vỏ: Trong 100 gam lê nguyên vỏ chứa 3.1 gam chất xơ, không chỉ vậy nó còn mang vị ngọt thơm đặc trưng chắc chắn sẽ làm bé không cưỡng lại được đâu mẹ ạ. Các món ngon từ lê cho bé mẹ tham khảo: nước ép lê, thạch lê, lê nghiền nhuyễn, lê cắt lát mỏng,…

10 – Quả mọng: Một số quả mọng như: nho, dâu tây, việt quất, cherry,… vừa cung cấp nhiều loại Vitamin cho bé vừa giàu chất xơ khoảng 3 – 5 gam/100 gam quả. Với các loại quả mọng này, mẹ chỉ cần bỏ hạt rồi cho bé ăn trực tiếp hoặc ép nước cho bé uống, đơn giản như thế dù có bận bịu mẹ vẫn dễ dàng bổ sung chất xơ cho bé được mẹ nhỉ.

Quả mọng cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hoá của bé khỏe mạnh
Quả mọng cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hoá của bé khỏe mạnh

Nếu mẹ đang quan tâm và muốn tìm hiểu kỹ hơn về các thực phẩm giàu chất xơ cho bé thì có thể tham khảo bài viết sau.

6. Lưu ý khi bổ sung chất xơ cho bé

Nắm chắc các lưu ý sau khi bổ sung chất xơ cho bé để tránh các ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của con, mẹ nhé:

  • Không tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của con đột ngột: Đường ruột của bé chưa phát triển hoàn thiện, còn non yếu, nếu đột ngột tăng lượng chất xơ có thể dẫn đến các rối loạn về tiêu hoá như đầy hơi, tiêu chảy,… Khi mới bắt đầu bổ sung chất xơ cho con, mẹ nên bổ sung chút ít rồi mới tăng dần lên mỗi ngày đến khi đạt lượng chất xơ mỗi ngày theo độ tuổi của con nhé..
  • Đa dạng các thực phẩm giàu chất xơ: Bé cũng như người lớn vậy, khi phải liên tục ăn một món ăn sẽ ngán lắm đó mẹ. Vì vậy mẹ đừng quên đa dạng thực đơn các món ăn giàu chất xơ cho bé vừa để bé lạ miệng ăn nhiều hơn, vừa cung cấp phong phú các chất dinh dưỡng trong các thực phẩm khác nhau.
  • Không ép con ăn: Việc ép con ăn các thực phẩm giàu chất xơ bé không thích khiến bé sợ ăn, bé chưa quen có thể bị nôn trớ, gây nên ám ảnh về món ăn, khi lớn lên bé sẽ bị kén ăn. Mẹ nên từ từ cho bé ăn mỗi ngày từng chút ít một, nếu bé vẫn không chịu hợp tác với món ăn đó thì mẹ có thể đổi sang thực phẩm khác cho bé.
Mẹ nên chú ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất xơ cho bé
Mẹ nên chú ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất xơ cho bé

7. Câu hỏi thường gặp khi mẹ muốn bổ sung chất xơ cho bé bị táo bón

7.1. Bé lười ăn rau làm sao để bổ sung chất xơ?

“Bé lười ăn rau làm sao để bổ sung chất xơ?” – Đây chắc hẳn là trăn trở của rất nhiều mẹ bởi thường có rất ít các bé thích ăn rau ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Góc của mẹ xin bật mí một vài “bí kíp” cực hữu dụng dành cho mẹ đây:

  • “Lén” thêm chất xơ vào món ăn của con: Nếu bé không chịu ăn những món ăn chỉ được chế biến hoàn toàn từ thực phẩm giàu chất xơ, mẹ có thể kết hợp chúng cùng các thực phẩm khác để đánh lừa bé. Ví dụ mẹ có thể nấu súp thịt gà với bắp và cà rốt băm nhỏ, cháo khoai lang thịt lợn băm hoặc bánh chuối yến mạch cũng là một gợi ý tuyệt vời mẹ nên thử ngay cho bé.
  • Chế biến thực phẩm giàu chất xơ thật đẹp mắt: Có thể bé không thích ăn miếng cà rốt hấp nhưng một chú gấu xinh xắn từ cà rốt chắc chắn sẽ khiến bé thích thú, hào hứng ăn lắm đó mẹ ạ. Mẹ hãy thử chế biến các thực phẩm giàu chất xơ thành những bông hoa, con thú bé yêu thích để kích thích bé ăn ngon hơn nhé.
Ngôi sao làm từ cà rốt sẽ khiến bé hào hứng ăn hơn nhiều so với miếng cà rốt bình thường
Ngôi sao làm từ cà rốt sẽ khiến bé hào hứng ăn hơn nhiều so với miếng cà rốt bình thường

7.2. Cần chọn bột ăn dặm thế nào cho bé bị táo bón? 

Mẹ đang băn khoăn không biết chọn bột ăn dặm thế nào cho bé bị táo bón thì đừng bỏ qua các mẹo dưới đây nhé: 

  • Độ tuổi của bé: Tuỳ từng độ tuổi của con sẽ có loại bột ăn dặm chuyên dụng riêng biệt phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và khả năng nhai của bé. (mẹ để ý…. thông tin độ tuổi trên bao bì/trên web bán sp/hỏi trực tiếp tư vấn tại cửa hàng….)
  • Mùi vị: Mẹ nên chọn những loại bột có hương vị gần giống sữa mẹ cho bé ăn lần đầu để tránh bé bị lạ bột, không chịu ăn. Khi bé đã ăn quen mẹ đổi sang các hương vị khác để bé được thưởng thức đa dạng hơn.
  • Thương hiệu uy tín: Để đảm bảo chất lượng bột ăn dặm, mẹ nên lựa chọn các thương hiệu uy tín, bởi các sản phẩm của họ luôn được kiểm định nghiêm ngặt về thành phần và chất lượng trước khi được đưa ra thị trường. Một số thương hiệu uy tín có thể kể đến như: Bột ăn dặm HiPP, Heinz, Fleur Alpine, Nestle Cerelac, Pigeon, Wakodo…
Mẹ nên chọn bột ăn dặm phù hợp với từng độ tuổi của con
Mẹ nên chọn bột ăn dặm phù hợp với từng độ tuổi của con

Để tìm hiểu kỹ hơn về cách chọn bột ăn dặm cho bé, mẹ hãy nhấp vào bài viết Kinh nghiệm “vàng” chọn bột ăn dặm cho bé nhé.

Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã nắm chắc được cách bổ sung chất xơ cho bé rồi đúng không ạ. Nếu mẹ còn bất kỳ câu hỏi nào cần được tư vấn, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận ở dưới đây. Góc của mẹ luôn sẵn sàng giải đáp mẹ nhanh nhất có thể nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “10 lưu ý quan trọng khi bổ sung chất xơ cho bé mẹ đừng chủ quan”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

3 cách uống vitamin D3 cho trẻ sơ sinh giúp bé luôn khỏe mạnh
3 cách uống vitamin D3 cho trẻ sơ sinh giúp bé luôn khỏe mạnh
Vitamin D3 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển xương và răng của bé. Mẹ muốn bổ sung thêm vitamin D3 cho bé nhưng bé không chịu uống, mẹ chưa biết cho bé uống thế nào. Tham khảo ngay 3 cách uống vitamin D3 cho trẻ sơ sinh siêu đơn giản […]
Canxi cho trẻ sơ sinh: hiểu đúng và bổ sung đủ cho bé yêu, mẹ nhé!
Canxi cho trẻ sơ sinh: hiểu đúng và bổ sung đủ cho bé yêu, mẹ nhé!
Canxi là một loại khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé, giúp cơ thể bé luôn khỏe mạnh và duy trì hệ thống xương chắc khỏe. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bé nhà mình để bổ sung lượng canxi phù hợp mẹ nhé. Tham khảo ngay hướng dẫn bổ sung […]
10 cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi để bé không sợ “pipi”
10 cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi để bé không sợ “pipi”
Táo bón là một vấn đề thường gặp ở bé sơ sinh dưới 1 tuổi và rất dễ cải thiện khi mẹ biết cách điều chỉnh và xử lý kịp thời. Nếu bé yêu nhà mình đang bị táo bón, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Áp dụng 10 cách trị táo bón cho trẻ […]
Giỏ hàng 0